Phân khúc cao cấp có đang ’sốt ảo’?
Nhìn vào bức tranh mất cân đối này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, thị trường đang diễn ra tình trạng bội cung lớn do các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một nhu cầu ‘ảo’ ở phân khúc cao cấp.
Cuối năm 2015, một số chuyên gia BĐS cảnh báo rằng, thị trường có khả năng dư cung và nguy cơ bong bóng BĐS tái diễn. Khi đó, lãnh đạo của Bộ Xây dựng lập tức lên tiếng trấn an và cho rằng khả năng bong bóng khó xảy ra. Nhưng với diễn biến hiện tại thị trường hiện nay, tình trạng “ bội thực” hàng cao cấp đang thành hiện thực.
Nhìn vào các báo cáo về giao dịch trên thị trường BĐS khu vực phía Nam trong quý I/2016 vừa được các công ty nghiên cứu thị trường công bố, đa số các nhà đầu tư BĐS vẫn “chuộng” phân khúc nhà ở cao cấp với hàng loạt dự án được giới thiệu ra thị trường.
CBRE cho biết, về cơ cấu căn hộ bán thì phân khúc cao cấp chiếm tỉ trọng cao nhất (41%), đứng thứ hai là phân khúc trung cấp (39%). Theo bộ phận Nghiên cứu CBRE, ước tính trong năm 2016 sẽ có hơn 18.200 căn hộ hạng sang và cao cấp được chào bán và khoảng 41.000 căn ở những năm kế tiếp. Trái lại, nguồn cung nhà ở hợp túi tiền (600 triệu – 1,2 tỉ đồng) lại đang khan hiếm so với nhu cầu thực.
Đa số các công ty tư vấn nghiên cứu thị trường đều nhận thấy nguồn cung căn hộ cao cấp tại Tp.HCM đang gia tăng nhanh chóng. Theo báo cáo từ Công ty Nghiên cứu thị trường Savills, bắt đầu từ quý IV/2015, nguồn cầu của những sản phẩm cao cấp tăng cao ở những khu vực phát triển; đồng thời, lượng giao dịch của những căn hộ có tổng thanh toán hơn 300.000USD chiếm 28% tổng lượng giao dịch.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, hiện dân số Tp.HCM đã trên 10 triệu dân, trong đó nhu cầu về nhà ở hợp túi tiền chiếm đến trên 70%. Thị trường BĐS Tp.HCM đang tràn ngập dự án nhà ở cao cấp, đây có thể xuất phát từ việc các chủ đầu tư quá kỳ vọng vào tiến trình hội nhập TPP và các hiệp định thương mại của Việt Nam. Song, quá trình hội nhập chỉ mang đến những cơ hội tiềm năng cho lĩnh vực nhà ở và nó còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách khác.
Theo TS. Hiếu, thời gian qua chúng ta quá kỳ vọng vào việc người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam theo các quy định mở của Luật Nhà ở. Tuy nhiên, gần 1 năm rồi số lượng người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam cũng rất ít, bởi không phải ai cũng có điều kiện mua nhà. Nhà ở cao cấp cũng chỉ dành cho một bộ phận nhỏ các chuyên gia cấp cao, còn người nước ngoài tầm trung vẫn chưa có điều kiện mua nhà tại Việt Nam.
Chuyên gia này cho biết thêm, một khi chúng ta mở rộng hơn nữa các quy định cho người nước ngoài được vay tiền ngân hàng mua nhà và được thế chấp nhà hình thành trong tương lai thì may ra số lượng người nước ngoài mua nhà mới tăng lên đáng kể.
Nhìn vào bức tranh mất cân đối này, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định, thị trường đang diễn ra tình trạng bội cung lớn do các doanh nghiệp đang kỳ vọng vào một nhu cầu “ảo” ở phân khúc cao cấp.
Theo Lao Động
Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng: Thách thức và kỳ vọng trong giai đoạn mới
Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới, công tác tác cơ cấu hệ thống ngân hàng - huyết mạch của nền kinh tế tiếp tục đặt ra nhiệm vụ nặng nề hơn, với những đòi hỏi cao hơn... Và kỳ vọng lớn đang đặt vào nhiệm kỳ mới.
Hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thời gian đã bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Nguồn: internet
"Cục máu đông" nợ xấu
Năm 2011, khi "cơn bão khủng hoảng" bắt đầu "càn quét" trên diện rộng, đẩy hầu hết các tổ chức tín dụng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đứng trước bờ vực mất thanh khoản, với nợ xấu bủa vây. "Cục máu đông" nợ xấu bị tích tụ với nguy cơ đổ vỡ cao, có lúc lãi suất liên ngân hàng đã lên đến 30%/năm, lãi suất huy động lên đến 18 - 20%/năm... tất cả các yếu tố bất lợi trên tạo nên bức tranh đầy gam màu tối, tác động tiêu cực đến kinh tế vĩ mô.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Động thái này đã nhận được sự đồng thuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sự đánh giá cao của các tổ chức tài chính quốc tế và là tiền đề tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Thực hiện đề án trên, đến nay đã có nhiều ngân hàng thực hiện xong tái cơ cấu (Ngân hàng SCB, Đệ Nhất và Đại Tín; sáp nhập ngân hàng Tiên Phong Bank - Doji, Habubank - SHB, Pvcombank - Ngân hàng Phương Tây, Navibank...). Điều đáng ghi nhận là các ngân hàng đều tự lựa chọn, thống nhất phương án sáp nhận và giải quyết các vấn đề tồn tại, Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò giám sát và tư vấn. Qua đó, đã thanh lọc được các tổ chức tín dụng yếu kém, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.
Kỳ vọng lớn trong giai đoạn mới
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, bước vào giai đoạn mới, để hội tụ được tất cả các sức mạnh, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và bản thân mỗi ngân hàng cần thẳng thắn nhìn nhận những bất cấp còn tồn tại, sớm giải quyết để "rộng đường" cho sự phát triển.
Năm 2016 tiếp tục là năm thực hiện đề án tái cơ cấu trúc hệ thống ngân hàng nhưng với một mức độ lớn hơn, động lực mạnh mẽ hơn cũng như kỳ vọng lớn lao hơn. Tiền đề đã có, cơ hôi đang rộng mở. Công cuộc tái cấu trúc cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm chỉ đạo sát sao với các quyết sách quan trọng từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan.
Theo TS. Nguyễn Viết Lợi - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) "vấn đề quan trọng nhất hiện nay là các ngân hàng phải nhận thức sâu sắc được rõ vai trò, tác động và ý nghĩ của công cuộc tái cơ cấu. Phải dám chấp nhận thách thức thậm chí là rủi ro trong quá trình này bởi đây là công cuộc không phải một sớm, một chiều và không phải chỉ của giai đoạn 2011-2015. Trong giai đoạn tới, cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu với những nhiệm vụ mới, trọng trách mới trong bối cảnh mới... Cùng với đó là sự đồng hành của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan".
Áp lực mới trong bối cảnh mới là cạnh tranh trong môi trường hội nhập, buộc các ngân hàng trong nước phải nhanh chóng, tích cực tái cơ cấu theo hướng bền vững và vươn tới những chuẩn mực tài chính quốc tế. Theo PGS.,TS Nguyễn Thị Mùi, cùng với việc tiếp tục tái cơ cấu, các ngân hàng cần tập trung vào phát triển các TCTD theo hướng an toàn, hiệu quả hơn theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là Basel II, nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh để có một, hai ngân hàng đạt trình độ trung bình trong khu vực. Đặc biệt là, hệ thống ngân hàng phải đảm bảo mức độ an toàn, hiệu quả của hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là theo Basel II.
Ông Vương Đình Huệ - Trưởng ban Kinh tế Trung ương: "...Thị trường tài chính gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ cần có kịch bản tổng thể để ứng phó nếu có biến động từ thị trường thế giới. Tập trung phát triển thị trường mua bán nợ với việc phát triển các định chế tài chính trung gian. Tăng cường chức năng, năng lực cho VAMC, DATC và các định chế tài chính khác tham gia thị trường này để có thể xử lý nợ xấu một cách căn cơ, thực chất. Tập trung phát triển thị trường vốn dài hạn... Tôi muốn nhấn mạnh là để giải quyết bài toán thanh khoản ngân sách, điều hòa vay và trả nợ công thì phải chăm lo phát triển thị trường trái phiếu dài hạn, xây dựng đường cong lãi suất chuẩn và khẩn trương đưa vào áp dụng thị trường chứng khoán phái sinh".
Theo Tạp chí tài chính
Điểm nhấn phát triển kinh tế Việt Nam theo tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII Thực tế thế giới và trong nước cho thấy, tái cơ cấu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở khai thác các thành quả cách mạng khoa học công nghệ, hiện đại hóa cơ cấu và thể chế quản lý gắn với phát triển kinh tế tri thức là cách thức phát triển...