Phấn đấu 90% nữ nhà giáo đạt danh hiệu “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”
Công đoàn giáo dục Việt Nam yêu cầu đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà”, phấn đấu tỉ lệ nữ cán bộ, nhà giáo đạt danh hiệu từ 90% trở lên.
Ảnh minh họa
Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa ban hành văn bản hướng dẫn tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” trong ngành Giáo dục giai đoạn 2021 – 2025.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Hợp- Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, mục tiêu của phong trào nhằm tuyên truyền, giáo dục, vận động nữ cán bộ nhà giáo người lao động (CBNGNLĐ) phát huy tiềm năng, trí tuệ, lao động giỏi, lao động sáng tạo; xây dựng hình ảnh người phụ nữ ngành Giáo dục theo 5 tiêu chí: “Yêu nước; có trình độ chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo và hoàn thành tốt công tác được giao; có sức khỏe; có lối sống văn hóa và tấm lòng nhân hậu; quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng “.
Phong trào nhằm vận động nữ CBNGNLĐ tích cực tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Ngành, của xã hội; hưởng ứng tích cực công tác đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục, xây dựng đội ngũ nữ CBNGNLĐ ngành Giáo dục có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu của ngành..
Để đạt được danh hiệu, đối với nội dung “Giỏi việc trường”, nữ CBNGNLĐ phải tích cực tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động của ngành và xã hội, đặc biệt triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường – Đảm việc nhà” giai đoạn 2021- 2025, gắn với phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”…
Có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, gương mẫu, tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, kỹ năng nghề nghiệp, ứng xử sư phạm chuẩn mực, công tác quản lý và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và thực hiện tự chủ đại học thời kỳ cuộc cách mạng 4.0, chuyển đổi số, xây dựng xã hội số; chủ động tham gia đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ở tất các các cấp học, bậc học.
Video đang HOT
Tích cực tham gia các hoạt động chung của đơn vị, trường học, của ngành; chia sẻ hỗ trợ đồng nghiệp; tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo vì cộng đồng; xây dựng cơ quan, đơn vị, trường học vững mạnh. hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.
Cụ thể, yêu cầu đối với nữ cán bộ quản lý các cơ quan, đơn vị trường học gồm: Có năng lực trình độ, có quyết tâm, bản lĩnh, năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm và phát huy hết năng lực của mình cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, nhà trường.
Ảnh minh họa
Yêu cầu đối với nữ giảng viên các Đại học, trường đại học, cao đẳng sư phạm: Tích cực đổi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tham gia các đề tài, các công trình khoa học, có sản phẩm nghiên cứu có giá trị ứng dụng, hoặc có các bài viết được công bố trên các tạp chí khoa học.
Yêu cầu đối với nữ giáo viên khối các trường phổ thông: Tiếp tục phấn đấu để đạt chuẩn về trình độ và năng lực nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phô thông, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đảo tạo và hội nhập quốc tế.
Yêu cầu đối với nhân viên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, trường học: Rèn luyện trình độ chuyên môn tay nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, đáp ứng yêu cầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với nội dung “Đảm việc nhà”, các nữCBNGNLĐ phải tổ chức tốt cuộc sống gia đình; thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình, là điểm tựa tinh thần, gắn kết yêu thương và chia sẻ trách nhiệm chăm lo xây dựng gia đình với chuẩn mực no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.
Đồng thời chăm lo, thực hiện trách nhiệm với các thành viên trong gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, giáo dục con đảm bảo khoa học, tiến bộ. Xây dựng gia đình văn hóa, nhà giáo văn hóa, khu dân cư văn hóa, đoàn kết quan tâm tới các thành viên trong gia đình.
Hướng dẫn vận động các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; không vi phạm pháp luật; tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện trong khu dân cư và xã hội, các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS.
Hà Nội: "Sóng và máy tính" tiếp tục đến với học sinh nghèo trong đợt hỗ trợ lần 3
Chiều 13/10, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp Công đoàn Ngành Giáo dục Hà Nội đã tổ chức trao hỗ trợ đợt 3 chương trình 'Sóng và máy tính cho em' cho 85 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP.
Phát biểu tại buổi trao hỗ trợ đợt 3, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh: Với phương châm "trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không để học sinh bị bỏ lại phía sau", ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai sâu rộng Chương trình "Sóng và máy tính cho em" của Chính phủ, của Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Đến thời điểm này, toàn ngành đã tổ chức trao 4.506 thiết bị (gồm 912 máy tính, 2.520 điện thoại, 1.057 máy tính bảng và 12 ti vi) với giá trị ước tính trên 15 tỷ đồng giúp các em học sinh khó khăn có điều kiện học trực tuyến.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương: Ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai sâu rộng Chương trình Sóng và máy tính cho em
Tại buổi trao hỗ trợ đợt 3, Sở GD&ĐT và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội trao 85 thiết bị gồm máy tính và máy tính bảng mới cho 85 học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có thiết bị học trực tuyến thuộc 22 đơn vị (8 trường THPT, 11 Phòng GD&ĐT và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên) trên địa bàn TP. 85 thiết bị này do 2 đơn vị: Phòng GD&ĐT Cầu Giấy và Phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm tài trợ (trong đó Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy tài trợ 70 máy tính và Phòng quận Nam Từ Liêm tài trợ15 máy tính bảng).
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến trao hỗ trợ đợt 3 cho học sinh
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương cảm ơn các đơn vị, các nhà hảo tâm bằng những tình cảm quý báu đã giúp ngành Giáo dục, giúp các em học sinh khó khăn trong thời gian qua; đồng thời đề nghị các đơn vị trong toàn ngành tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình "Sóng và máy tính cho em" để giúp đỡ các em có điều kiện học tập trực tuyến trong mùa dịch.
"Các em học sinh đã được tặng thiết bị học trực tuyến hãy luôn cố gắng không ngừng, vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt, hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước của các em"- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội nhắn gửi.
Trước đó, Sở GD&ĐT phối hợp Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội đã tổ chức 2 đợt hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP; trong đó đợt 1 (15/9) đã trao 62 thiết bị; đợt 2 (1/10) đã trao 40 thiết bị. Tổng cả 3 lần hỗ trợ là 186 thiết bị (máy tính và máy tính bảng) cùng 150 thẻ sim data.
Nguyễn Thu Trang, học sinh trường THPT Hoàng Cầu: Con xin hứa sẽ giữ gìn món quà này cẩn thận và sử dụng nó một cách hữu ích
Trong 85 học sinh được nhận hỗ trợ máy tính đợt 3 có em Nguyễn Thu Trang, học sinh trường THPT Hoàng Cầu, quận Đống Đa, Hà Nội. Trang cùng hai em trai sống với ông bà nội đã già yếu, không có thu nhập lại phải lo tiền ăn học cho ba cháu nên không đủ điều kiện mua thiết bị học tập cho em. Do đó, để theo học được các buổi học trực tuyến, Trang phải đến nhà bạn học nhờ; khi Hà Nội giãn cách, việc học tập càng khó khăn hơn.
"Từ khi cô hiệu trưởng và cô giáo chủ nhiệm báo tin con được hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, con đã rất vui và hạnh phúc. Con hứa sẽ giữ gìn món quà này thật cẩn thận và sử dụng nó một cách hữu ích nhất; đồng thời sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ sự yêu thương, quan tâm của những người đã giúp đỡ, trao tặng con món quà ý nghĩa này"- Nguyễn Thu Trang xúc động nói.
Về việc triển khai Chương trình "Sóng và máy tính cho em" trên phạm vi toàn quốc, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết: Tính đến ngày 12/10, với sự vào cuộc của Bộ TT&TT và nỗ lực của các nhà mạng, "sóng" đã bảo đảm cho việc học trực tuyến tại tất cả các địa phương đang thực hiện giãn cách. Đối với "máy tính", hiện đã có đủ nguồn kinh phí để mua 1 triệu chiếc; các nhà tài trợ đã và đang thực hiện các thủ tục mua sắm theo quy định để vừa đảm bảo các yêu cầu về chủng loại, giá cả và chất lượng. Dự kiến trong tháng 10 sẽ có đợt máy tính đầu tiên được cung cấp cho ngành Giáo dục, tháng 11 tiếp tục đợt thứ 2 và cố gắng tới cuối năm hoặc chậm nhất đầu năm 2022 sẽ có đủ số lượng máy tính phục vụ việc học tập trực tuyến của những học sinh thuộc đối tượng thụ hưởng theo chương trình
Cần Thơ phát động phong trào thi đua đặc biệt phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19 Hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng, chống đại dịch COVID-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Quyết định số 1497 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19"....