Phân biệt đối xử
Con gái mặc đồ con trai thì gọi là cá tính, con trai mặc đồ con gái thì gọi là bê đê.
Ảnh minh họa
Con gái học võ thì được nói là năng động, con trai chơi búp bê cũng bị gọi là… bê đê
Con gái ôm con trai thì người ta gọi là tình yêu, con trai ôm con gái thì bị gọi là dê.
Video đang HOT
Con gái đánh con trai thì người ta gọi là tự vệ, con trai đánh con gái thì người ta kêu là vũ phu.
Theo Datviet
Gay và nỗi sợ bác sĩ
"Bác sĩ bảo thẳng là 'cái chỗ ấy' để đi vệ sinh chứ để quan hệ à...", Hùng, 30 tuổi, bức xúc kể lại nỗi niềm khi đi khám bệnh.
Linh - quan hệ tình dục nam bị bệnh chỗ kín, cũng thổ lộ nhiều lần bị chính bác sĩ đang khám cho mình mắng mỏ. "Tôi rất xấu hổ dù lúc ấy trong phòng không có ai ngoài bác sĩ, từ đó không trở lại khám nữa", Linh nói.
Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục khi đi khám đã có chút ngại ngần, nhưng với những người đồng tính, đó thực sự là trải nghiệm đau đớn. Họ không chỉ bị cộng đồng, người thân kỳ thị mà ngay cả nhân viên y tế - những người đáng lẽ phải hiểu họ nhất - cũng nhìn với ánh mắt xoi mói, thiếu thiện cảm.
Chính vì sự kỳ thị, người đồng tính không dám đi khám mà cố chịu đựng hoặc mua thuốc về tự điều trị, bệnh không khỏi mà càng nặng hơn - Ảnh: internet
"Ngay khi bước qua cánh cổng bệnh viện là họ đã bị kỳ thị, chỉ trỏ, xầm xì, thậm chí từ chối khám bệnh vì con trai nhưng lại ăn mặc, trang điểm như con gái...", anh Huy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ánh sao đêm (một câu lạc bộ của những người đồng tính ở Đà Nẵng) chia sẻ.
Một chuyên gia đầu ngành về nam khoa tại Việt Nam cũng từng thể hiện thái độ kỳ thị, thậm chí là khinh miệt ra mặt với người đồng tính. Trong khi thế giới đã khẳng định đồng tính không phải bệnh, thì ông vẫn giữ quan điểm đây là một dạng bệnh hoạn. Nguyên nhân là do thói đua đòi, tập nhiễm, ảnh hưởng của môi trường. Vì thế, những người đồng tính đến xin ông khám bệnh hay phẫu thuật chuyển giới đều bị từ chối khéo.
Mới đây, trong một buổi tọa đàm về tình dục đồng giới, Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường đã công bố kết quả nghiên cứu về kỳ thị với đồng tính nam ở một số cơ sở y tế tại Hà Nội và TP HCM. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 25 nhân viên y tế và 28 đồng tính nam vào tháng 11/2010.
Kết quả cho thấy, người đồng tính còn gặp rất nhiều rào cản khi tiếp cận các dịch vụ y tế, đặc biệt là thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử của y bác sĩ, chị Thu Nam, đại diện nhóm tác giả nghiên cứu cho biết.
Sự phân biệt ở đây trước hết thể hiện ở việc người đồng tính bị "dán nhãn" - cứ ai có cử chỉ, hình dáng giống phụ nữ thì bị coi là gay, và cho rằng đây chỉ trào lưu. "Giới trẻ hiện nay ngày càng làm theo trào lưu trong khi bản thân không hề có xu hướng đồng tính. Họ thích theo mốt để nổi tiếng", một nữ nhân viên tư vấn, Trung tâm hỗ trợ cộng đồng tại Hà Nội cho biết.
Theo báo cáo của Ủy ban AIDS châu Á, đến năm 2020, ước tính có đến 46% bệnh nhân nhiễm HIV mới thuộc nhóm đồng tính nam, tăng 13% so với năm 2008.
Vì thế, theo chị Thu Nam, cần tập huấn cho đội ngũ nhân viên y tế về người đồng tính, về sự kỳ thị và định kiến trong cơ sở y tế. Đồng thời, cung cấp thông tin chi tiết về các dịch vụ sẵn có qua nhiều kênh để họ có sự lựa chọn tốt hơn.
"Chúng ta cần chung tay hành động mạnh mẽ hơn nữa để xây dựng một môi trường pháp lý và xã hội thuận lợi, bảo vệ quyền của những người nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới ở Việt Nam", ông Eamonn Murphy, Giám đốc Quốc gia Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của Liên hợp quốc nhấn mạnh.
Theo Alo
Cháu nội, cháu ngoại Được ba mẹ mua cho xe máy, con gái lớn của thằng Hai mừng lắm. Tranh thủ ngày nghỉ, cháu chạy xe về quê khoe ông bà nội. Bà không mừng cho cháu, còn cau có: "Tuổi ăn học mà đã bày đặt đua đòi. Trước giờ đi xe đạp có sao đâu?". Cháu nội lẳng lặng bỏ ra nhà sau. Từ nhỏ...