Phân biệt 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến các bệnh phụ khoa thường gặp
Với đa số phụ nữ, dịch tiết âm đạo là bình thường với một lượng nhỏ khi có thay đổi nội tiết tố theo chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng. Nhưng khi có nhiễm trùng, có thể tăng số lượng hoặc thay đổi hình thức hoặc màu sắc dịch tiết âm đạo.
Mọi phụ nữ đều có dịch âm đạo bình thường do các tuyến trong âm đạo và cổ tử cung tiết ra, nhằm mục đích làm sạch ống âm đạo và duy trì môi trường âm đạo lành mạnh. Sự tiết dịch bình thường này có thể thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của một người.
Trong hầu hết các trường hợp, tiết dịch âm đạo là hoàn toàn bình thường và tất cả phụ nữ đều gặp phải tình trạng này.
Tiết dịch âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng vì nó phục vụ một chức năng sinh sản quan trọng của nữ giới, hầu hết phụ nữ bị tiết dịch đầu tiên khi đến tuổi dậy thì và tiếp tục cho đến sau khi mãn kinh.
I. Dịch tiết âm đạo là gì?
Tiết dịch âm đạo là kết quả của việc tiết ra từ các tuyến nhỏ ở niêm mạc âm đạo và cổ tử cung, và trong hầu hết các trường hợp, nó không có gì đáng lo ngại. Số lượng khác nhau, nhưng bạn có thể thấy mình bị tiết dịch nhiều hơn khi mang thai, khi bạn rụng trứng và nếu bạn đang hoạt động tình dục.
Giống như tất cả các loài động vật có vú khác, chúng ta luôn có dịch chảy ra từ âm đạo. Kể cả khi nó không chảy ra ngoài và tạo dấu vết trên quần lót, thì âm đạo vẫn luôn luôn có một độ ẩm nhất định. Độ ẩm chung là do chất lỏng tiết ra qua các thành âm đạo. Nó tăng lên ồ ạt trong quá trình kích thích tình dục và chính điều này làm cho người phụ nữ trở nên ướt át khi quan hệ tình dục.
II. Tiết dịch âm đạo và chu kỳ của bạn
Có thể bạn đã nhận thấy dịch tiết âm đạo của mình thay đổi theo thời gian. Trên thực tế, màu sắc, độ đặc và số lượng của dịch tiết âm đạo có thể khác nhau giữa các ngày, tùy thuộc vào vị trí của bạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ngày 1-5: Hay còn gọi là kỳ kinh, dịch tiết ra thường có màu đỏ hoặc máu khi niêm mạc tử cung bị bong ra.
Ngày 6-14: Trong những ngày sau kỳ kinh, bạn sẽ nhận thấy dịch âm đạo tiết ra ít hơn bình thường. Sau đó, khi trứng bắt đầu phát triển, nó sẽ trở nên đục và có thể cảm thấy dính.
Ngày 14-25: Ngay trước khi rụng trứng, dịch tiết ra sẽ trong, loãng và trơn. Sau khi rụng trứng, nó sẽ trở lại màu trắng đục.
Ngày 25-28: Một lần nữa, bạn sẽ nhận thấy sự giảm tiết dịch âm đạo ngay trước khi bắt đầu kỳ kinh tiếp theo.
Dịch tiết âm đạo thay đổi theo thời gian. Ảnh: Internet
III. Các loại dịch tiết âm đạo
Vì dịch tiết âm đạo bình thường thay đổi rất nhiều, nên rất khó để biết liệu có vấn đề gì xảy ra hay không. Chúng ta hãy xem xét các hình thức phổ biến nhất một cách chi tiết hơn:
1. Tiết dịch âm đạo màu trắng
Tiết dịch màu trắng là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là vào đầu và cuối chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Nó cũng có thể có màu kem, hoặc đôi khi có màu vàng rất nhạt.
Sau khi bạn rụng trứng và tạo ra trứng, sẽ có một lượng hormone progesterone được giải phóng, đây là lý do dẫn đến sự tiết dịch âm đạo màu trắng.
2. Tiết dịch âm đạo trong suốt
Tiết dịch âm đạo trong suốt như nước là tình trạng phổ biến bất cứ lúc nào trong tháng và không bao giờ là điều đáng lo ngại. Nó có thể đặc biệt phổ biến sau khi tập thể dục, vì áp lực trong ổ bụng buộc âm đạo của bạn phải tống ra ngoài nhiều hơn bình thường một chút – điều này là hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
Khi dịch tiết trong suốt trở nên dính hoặc giống như nhầy, đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang rụng trứng và buồng trứng của bạn đang giải phóng một quả trứng trưởng thành sẽ đi qua ống dẫn trứng để thụ tinh. 2-3 ngày trước khi bắt đầu rụng trứng, bạn sẽ thấy tiết dịch rụng trứng, kết cấu giống như lòng trắng trứng sống. Chất dịch trong suốt này giúp tinh trùng di chuyển đến gặp trứng dễ dàng hơn, đây cũng là một dấu hiệu tuyệt vời cho những phụ nữ đang mong muốn thụ thai.
3. Tiết dịch âm đạo đặc quánh
Nếu bạn đang mang thai, bạn có thể nhận thấy dịch tiết nặng hơn, nhão hoặc đặc. Điều này là do cổ tử cung và thành âm đạo trở nên mềm hơn, và tiết dịch tăng lên để giúp ngăn ngừa bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào đi từ âm đạo vào tử cung.
Hầu hết phụ nữ sẽ tiết nhiều dịch âm đạo hơn khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn cuối thai kỳ. Miễn là dịch tiết ra không có mùi, không ngứa hoặc có máu thì không cần phải làm gì. Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là nếu có nhiều dịch tiết dạng nước, có thể bạn đã bị rỉ ối. Hãy đến bệnh viện hoặc phòng hộ sinh kiểm tra ngay lập tức.
4. Dịch âm đạo vón cục như phô mai
Nếu dịch tiết của bạn có dạng sệt, giống như phô mai, có mùi mạnh và kèm theo ngứa hoặc rát, thì có khả năng là bạn bị nhiễm trùng nấm men, hay còn gọi nhiễm nấm Candida. Bạn cũng có thể bị ngứa, đau, rát và kích ứng.
Khi dịch tiết âm đạo bất thường cần phải đi khám chuyên khoa ngay (ảnh minh họa).
5. Tiết dịch âm đạo màu nâu hoặc đỏ
Dịch âm đạo màu nâu hoặc đỏ thường xuất hiện trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt, điều này là hoàn toàn bình thường và thường không có gì đáng lo ngại.
Sau kỳ kinh nguyệt có thể tiết dịch màu nâu, có mùi hơi khó chịu. Nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đi kiểm tra vì có thể là một tình trạng nghiêm trọng hơn ở cổ tử cung hoặc trong tử cung.
Dịch âm đạo màu nâu hoặc đỏ cũng có thể là đốm đỏ hoặc chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt. Khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó có thể gây ra máu giữa chu kỳ. Đó cũng có thể là chỉ dấu cho thấy bạn đã mang thai. Ra máu sớm trong thời kỳ đầu mang thai cũng có thể là dấu hiệu của sẩy thai. Vì vậy, nếu có hiện tượng dịch tiết âm đạo màu nâu đỏ như máu không liên quan đến kỳ kinh nguyệt thì bạn cần đi khám sớm.
6. Tiết dịch âm đạo màu xám, vàng hoặc xanh lá cây
Tiết dịch âm đạo có màu vàng sẫm hoặc xanh nhạt thường là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục – đặc biệt nếu nó đặc hoặc vón cục và có mùi nặng. Tương tự, dịch âm đạo màu xám có thể là triệu chứng của một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường không có triệu chứng – vì vậy nếu nghi ngờ, hãy luôn kiểm tra. Tất cả các bệnh nhiễm trùng thông thường, chẳng hạn như Chlamydia và bệnh lậu, đều có thể gây tiết dịch âm đạo. Tuy các triệu chứng thường không dễ nhận biết nhưng chúng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn ở các ống dẫn trứng. Vì vậy nếu nghi ngờ, tốt hơn hết là nên đến bác sĩ kiểm tra.
7. Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
Nếu bạn bị chảy dịch nhầy trông có vẻ khó chịu kèm theo mùi tanh và cảm giác đau rát thì đó có thể là bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn.
Điều này là do sự mất cân bằng của các vi khuẩn bình thường trong âm đạo. Nó cũng rất phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi khi họ bị suy giảm estrogen, chất này tạo ra độ ẩm trong âm đạo và giữ cho vi trùng ở trạng thái cân bằng. Nếu bạn thấy lượng dịch tiết ra bất thường, đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo.
Sự cân bằng độ pH trong âm đạo rất mỏng manh, và độ pH bình thường là từ 3,8-4,5, làm cho nó có tính axit vừa phải. Tuy nhiên, sử dụng xà phòng thơm để rửa hoặc thụt rửa có thể phá vỡ độ pH của âm đạo, khiến nó trở nên kiềm hơn và dễ dàng cho vi khuẩn xấu phát triển, gây tiết dịch bất thường.
IV. Khi nào cần quan tâm đến tiết dịch âm đạo?
Khi nói đến tiết dịch, không có lượng bình thường và mỗi phụ nữ là khác nhau. Màu sắc của dịch tiết lành thường là trong, hoặc trắng sữa. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào so với mô hình bình thường của mình – ví dụ, sự gia tăng đột ngột lượng dịch tiết ra liên tục trong một số tuần, bạn nên đi khám ngay. Điều này có thể là do nhiễm trùng hoặc do tampon bị mắc kẹt lại. Trong khi đó, lượng dịch tiết ra quá nhiều có thể do một số bệnh lý phổ biến và lành tính gây ra, chẳng hạn như polyp cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Nếu màu sắc, mùi hoặc độ đặc của dịch tiết ra khác với bình thường và đặc biệt là nếu bạn cũng bị ngứa âm đạo, nóng rát, đau vùng chậu hoặc kèm sốt, bạn có thể đang bị nhiễm trùng hoặc các tình trạng khác, hãy kiểm tra bằng cách đặt lịch hẹn với một chuyên gia y tế.
TS. Nguyễn Mai Hoàng
Để ngăn ngừa nhiễm trùng âm đạo, bạn nên thực hành vệ sinh tốt và mặc đồ lót thoáng khí, bằng chất cotton. Không thụt rửa âm đạo. Nên quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6 bí quyết chăm sóc vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm
Là phụ nữ nhất định phải biết những bí quyết chăm sóc vùng kín, ngăn ngừa viêm nhiễm này để bảo vệ cô bé tránh khỏi những căn bệnh phụ khoa không mong muốn.
Bảo vệ sự cân bằng pH ở vùng kín phụ nữ
Bình thường độ pH của âm đạo nằm trong khoảng từ 3,8-4,5 nhưng việc thụt rửa có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số này. Thụt rửa sẽ làm giảm tính axit của âm đạo, phá vỡ hệ vi sinh vật có lợi ở âm đạo và khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn có hại.
Ảnh minh họa
Nếu dịch âm đạo có mùi khó chịu, bạn nên đi gặp bác sĩ. Việc thụt rửa sẽ chỉ làm giảm bớt mùi khó chịu nhưng sẽ không giải quyết được nguyên nhân gây mùi.
Không mặc đồ lót quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi
Mặc quần lót quá chật, quần lọt khe, chất liệu không thấm hút mồ hôi làm cho vi khuẩn tích tụ, dễ gây bệnh phụ khoa và xuất hiện mùi khó chịu ở khu vực này.
Không vệ sinh vùng kín bằng xà bông hoặc sữa tắm
Sữa tắm và nhất là xà bông, có nhiều chất tẩy rửa như kiềm, cồn trong khi làn da vùng kín nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn những vùng da khác. Dùng xà bông hay sữa tắm rửa có thể làm khô "cô bé", gây mất cân bằng độ pH tự nhiên, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm phát triển.
Ảnh minh họa
Chỉ cần dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ rửa vùng kín một lần một ngày, những lần khác chỉ cần rửa bằng nước sạch (nước hơi ấm thì càng tốt).
Quan hệ an toàn để bảo vệ vùng kín phụ nữ
Bạn nên quan hệ tình dục có sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các bệnh xã hội, hay còn gọi là bệnh lây qua đường tình dục như:
- HIV
- Giang mai
- Lậu
- Chlamydia
- Mụn cóc sinh dục
- Herpes sinh dục
- Một số bệnh như HIV và herpes sinh dục không có cách chữa trị hiệu quả. Thậm chí HPV, loại virus gây mụn cóc sinh dục còn có thể gây ung thư.
Ảnh minh họa
Khám phụ khoa định kỳ cũng là cách chăm sóc vùng kín
Khám phụ khoa định kỳ là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe vùng kín. Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ nên sàng lọc phụ khoa lần đầu tiên khi 21 tuổi. Phụ nữ cũng được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm PAP khi 21 tuổi để kiểm tra nguy cơ mắc ung thư.
Lưu ý khi chăm sóc vùng kín
Cách vệ sinh vùng kín để không có mùi
Mùi hôi là một vấn đề khác mà chị em cũng hay gặp. Vậy cách vệ sinh vùng kín để không có mùi thế nào mới đúng cách. Theo nguyên tắc đầu tiên chính là bạn nên tránh thụt rửa quá sâu. Bởi vì như thế sẽ làm mất độ pH cân bằng tự nhiên của âm đạo. Và nên làm theo một số điều lưu ý sau:
- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ
- Nên giặt đồ lót bằng sản phẩm không mùi
- Tắm ngay sau khi đổ mồ hôi nhiều hoặc tập thể dục
- Đối với việc vệ sinh vùng kín thì chỉ dùng xà phòng loại nhẹ và không mùi.
- Nên thay đồ lót thường xuyên.
- Khi vệ sinh bằng xà phòng hạn chế không để xà phòng vào âm đạo. Bởi xà phòng có thể thay đổi pH, gây nhiễm trùng và mùi cho vùng kín.
Ảnh minh họa
Cách vệ sinh vùng kín để không bị viêm nhiễm
Lý do đầu tiên mà các chị em cần quan tâm tới chính là để bảo vệ vùng kín khỏi bị viêm nhiễm. Bởi cách vệ sinh vùng kín khi bị viêm nhiễm. Và chưa bị viêm nhiễm là hoàn toàn khác nhau.
Sẽ có hai cách vệ sinh vùng kín theo hai giai đoạn: vệ sinh hàng ngày và vệ sinh vào ngày đèn đỏ.
Việc vệ sinh hàng ngày là vô cùng quan trọng. Bạn cần vệ sinh nhẹ nhàng bên ngoài âm đạo. Hạn chế việc xối nước mạnh vào sâu vùng kín dễ khiến cho vi khuẩn có điều kiện ngược lên trên.
- Dung dịch vệ sinh chỉ là một công cụ giúp vệ sinh được tốt hơn. Nhưng bạn không lạm dụng. Bởi nhiều loại dung dịch có thể gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
- Nên vệ sinh vùng kín ít nhất 2 lần/ngày. Hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh.
Không ngâm vùng kín trong chậu quá lâu. Sẽ khiến vùng kín bị ẩm ướt dễ gây ra tình trạng nấm nhiều hơn.
- Quần lót là nơi chứa vi khuẩn nhiều nhất. Bạn nên thay quần lót mỗi khi thấy ẩm ướt và mua mới định kì. Tuyệt đối không mặc quần chật, mặc quần lót lọt khe, dạng dây.
Nếu bạn đang trong kì thì ngoài việc vệ sinh thông thường. Bạn còn cần chú ý một số điều như thế này nữa. Nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên cứ 4 giờ/ lần. Và nếu ra nhiều thì bạn nên thay thường xuyên hơn.
Đối với các loại băng vệ sinh bạn dùng nên hạn chế việc dùng có mùi. Vì lúc này vùng kín là vô cùng nhạy cảm.
Cách điều trị đau, sưng tầng sinh môn trong và sau khi mang thai Đau tầng sinh môn do mang thai là một tình trạng tạm thời nhưng nó có thể gây khó chịu cho bà mẹ mang thai. Vậy cách nào để ngăn ngừa tình trạng này? 1. Tầng sinh môn và mang thai Tầng sinh môn là vùng da và cơ nhỏ nằm giữa âm đạo và hậu môn. Nó gắn vào các cơ hỗ...