Phải xét gốc rễ chuyện mua bán bằng giả
“Vì sao người ta lại chạy bằng giả, tìm danh hão? Căn nguyên của vấn đề xuất phát từ công tác tuyển dụng cán bộ của chúng ta”, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nêu quan điểm quanh vụ bằng giả ở ại học ông ô.
Từng lên tiếng về việc gian lận điểm thi trước đây, cá nhân ông nhìn nhận như thế nào về vụ gian lận bằng giả ở Đại học Đông Đô?
Qua theo dõi thông tin từ cơ quan điều tra, chúng ta đều biết vụ bằng giả ở Đại học Đông Đô rất nghiêm trọng, dính líu đến một số quan chức nhà nước. Đây là một hồi chuông cảnh báo trong việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ hiện nay.
Gian lận bằng giả ở Đại học Đông Đô đã được cơ quan điều tra chỉ rõ. Song điều đáng lo ngại khác, rất cần được tiếp tục làm rõ, xem có tình trạng gian lận tương tự không. Bởi tôi được thông tin, một số trường đại học khác cũng xảy ra tương tự như Đại học Đông Đô. Nếu đúng như vậy thì phải xử lý thật nghiêm minh. Họ đã tiếp tay cho các quan chức để không phải học mà vẫn có bằng. Thậm chí, chương trình 10, nhưng họ chỉ học 1- 2 cho có, rồi vẫn có bằng.
Thậm chí, có quan chức trong ngành giáo dục còn cho biết, một số trường ở nước ngoài cũng tham gia đào tạo, cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ từ xa. Ở đây chủ yếu là phương thức ghi danh, rồi hàng kỳ chuyển tiền cho trường, làm một vài bài chiếu lệ, rồi vẫn được cấp chứng chỉ nọ, chứng chỉ kia. Sau vài ba năm, họ lại có bằng đại học, rồi bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Đó là bằng thật nhưng kiến thức giả. Ngoài ra lại còn loại bằng giả, kiến thức giả. Nghĩa là họ không đi học nhưng vẫn có bằng giả do một nhóm người chuyên làm bằng giả và làm các loại giấy tờ giả thực hiện. Thực tế này có hay không, mức độ thế nào, rất cần được cơ quan chức năng làm rõ.
Câu hỏi đặt ra là vì sao người ta lại phải tìm cách chạy bằng, mua bằng giả?
Đúng là chúng ta cần phải xem xét đến gốc rễ của vấn đề. Vì sao người ta lại chạy bằng giả, tìm danh hão? Căn nguyên của vấn đề xuất phát từ công tác tuyển dụng cán bộ của chúng ta. Khi đã coi vấn đề bằng cấp là điều quan trọng, hay điều kiện cần thì cái gì họ cũng tìm cách “chạy” hết. Từ tuyển dụng đến đề bạt, bổ nhiệm, tất cả đều muốn có hồ sơ đẹp, còn khi lên chức vụ cao hơn, hồ sơ người đó thường phải rất đẹp. Đáng tiếc lâu nay, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm của chúng ta chưa thực sự coi trọng đến hiệu quả thực tế công việc và năng lực, phẩm chất của họ. Nhiều khi người đề bạt chỉ xét tuyển trên hồ sơ, thấy đẹp là bổ nhiệm liền. Vì lẽ đó nên mới “đẻ” ra những cơ sở cung cấp bằng giả như Đại học Đông Đô.
“Từ tuyển dụng đến đề bạt, bổ nhiệm, tất cả đều muốn có hồ sơ đẹp. Khi đã lên chức vụ cao hơn, hồ sơ phải rất đẹp. Lâu nay, công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm của ta chưa thực sự coi trọng đến hiệu quả thực tế công việc. Nhiều khi người đề bạt chỉ xét trên hồ sơ, thấy đẹp là bổ nhiệm. Vụ cấp bằng giả ở ại học ông ô cũng xuất phát từ thực tế này”.
Ông Lê Như Tiến
Vào nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, 13, khi nghiên cứu cùng các Đoàn đại biểu Quốc hội đến một số nước châu Âu, tôi thấy họ tuyển dụng, đề bạt dựa vào phỏng vấn trực tiếp. Họ đưa ra những tình huống cụ thể, xem anh xử lý tình huống đó như thế nào. Còn đề bạt thường dựa vào năng lực thực tế của ứng viên. Ông cấp trưởng đi công tác sẽ giao công việc cho từng ông phó đảm nhiệm. Sau khi về, thấy hiệu quả công việc của ai tốt hơn, ông ấy sẽ đề bạt chính người đó. Đó chính là việc đi tìm người tài trong thực tế, chứ không phải tìm người tài dựa trên đống hồ sơ coi trọng bằng cấp.
Công tác quản lý đối với hệ thống trường công lập, có uy tín lâu nay thường được thực hiện khá tốt. Ngược lại với hệ thống các trường dân lập, tư thục lại có phần lỏng lẻo, thiếu công cụ giám sát hiệu quả, thưa ông?
Video đang HOT
Chúng ta có hệ thống giáo dục công lập và ngoài công lập, bao gồm tư thục, dân lập, công tư… Với các trường công lập xưa nay đã có truyền thống và có hệ thống quản lý tương đối tốt. Tuy nhiên, các trường tư thục, ngoài công lập vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Các trường này có hội đồng quản trị, tự chủ cả về tài chính, nhân sự và các nguồn lực khác. Với vai trò hội đồng quản trị, thông thường họ phải rất chặt chẽ trong việc quản lý chất lượng đào tạo và sản phẩm đầu ra cho xã hội, đó là sản phẩm chất lượng cao. Nếu hội đồng quản trị trường nào làm chặt theo đúng tôn chỉ mục đích, đúng luật sẽ rất tốt. Còn những trường mà hội đồng quản trị khoán trắng cho hiệu trưởng, ban giám hiệu nhà trường thì sẽ có chuyện tự tung, tự tác cả về chất lượng đào tạo, nguồn lực tài chính cũng như việc cấp bằng.
Chúng ta phải có công cụ hữu hiệu để quản lý chặt chẽ cả hệ thống công lập và ngoài công lập.
Theo ông, Bộ GD&ĐT có vai trò, trách nhiệm ra sao về vấn đề này ?
Bộ GD&ĐT cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Đối với những trường không có uy tín, phải có những giải pháp mạnh, như đình chỉ hoạt động, ngừng cấp giấy phép đào tạo những mã ngành đó. Đồng thời cần đề ra những tiêu chuẩn cao cho những trường được đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Bởi nếu không có thanh, kiểm tra, rõ ràng là buông lỏng quản lý. Như thế các trường sẽ tự tung, tự tác, muốn làm gì thì làm. Không phải chỉ Đại học Đông Đô, tôi được phản ánh cũng có những trường khác có hiện tượng tương tự.
Ngoài đối tượng bán bằng giả là cán bộ trường Đại học Đông Đô, cơ quan điều tra cũng chỉ rõ nhiều đối tượng mua bằng giả là quan chức nhà nước. Vậy theo ông, những người mua bằng này phải bị xử lý ra sao?
Với những đối tượng mua bằng giả ở Đại học Đông Đô, có thể công khai danh tính và đưa ra giải pháp xử lý ngay. Nếu rơi vào cơ quan nào thì cơ quan đó và cơ quan cấp trên xử lý. Mua bằng cấp là vi phạm pháp luật. Anh đã lừa dối Đảng, nhà nước, lừa dối cơ quan tổ chức cán bộ. Cái anh không có nhưng lại nói có. Anh có bằng nhưng lại không có kiến thức. Cái anh có là do gian lận, mua bán, là vi phạm pháp luật. Anh không xứng đáng là đảng viên, cán bộ.
Trong trường hợp này, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể vào cuộc, thanh tra, kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm minh từng trường hợp vi phạm. Thậm chí có thể truy tố trách nhiệm hình sự cả người bán bằng và người mua bằng. Luật Giáo dục, Bộ luật Hình sự, hay Luật Cán bộ công chức đều có quy định. Ai giả dối, lừa đảo các tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cảm ơn ông.
Đại tướng Tô Lâm: Xử nghiêm cán bộ vi phạm
Trả lời chất vấn tại Quốc hội vào kỳ họp thứ 10 vừa qua, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã nói về tình trạng mua bán giấy tờ, chứng chỉ giả, với nhiều mức giá, diễn ra công khai trên hệ thống mạng internet.
Trong khi đấu tranh triệt phá nhiều tổ chức, băng nhóm, có những vụ công an thu 1.500 mẫu dấu, các công cụ máy móc phục vụ cho việc làm tài liệu giả, con dấu giả. Can phạm sẵn sàng nhận làm giả hầu hết các loại giấy tờ, chứng chỉ giả, kể cả bằng tốt nghiệp các trường đại học y, dược để hành nghề, rồi các bằng tốt nghiệp để phục vụ đề bạt, tuyển dụng cán bộ. “Những người này thường chia làm hai nhóm. Một là làm giấy tờ giả để hoạt động lừa đảo. Hai là, để phục vụ cho tuyển dụng, đánh giá cán bộ… Ngay trong đội ngũ cán bộ cũng có nhiều người đã sử dụng những giấy tờ giả này”, Bộ trưởng Tô Lâm nói.
Về giải pháp, lãnh đạo Bộ Công an nói sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo các cơ quan chức năng và người dân về những phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này. Bộ Công an đề xuất các cơ quan rà soát, phát hiện việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả để xử lý. Lâu nay, việc sử dụng giấy tờ giả hầu như nặng về xử lý hành chính. Theo Đại tướng Tô Lâm, đã đến lúc phải xử lý hình sự. “Với cán bộ, công chức cũng nặng nhiều về xử lý hành chính, nhưng đã làm đến giấy tờ giả cũng phải nghiên cứu, đề xuất có những biện pháp để xử lý về hình sự”, Bộ trưởng Tô Lâm nói. (Luân Dũng)
Nhìn vào 3 dấu hiệu này trên CV, chuyên gia HR biết ngay ứng viên tiềm năng
Để đánh giá một ứng viên tiềm năng qua CV, nhân sự tuyển dụng của các công ty thường dựa trên 3 yếu tố chính.
Trong bước đầu tiên của quá trình tuyển dụng, HR thường lọc CV để tìm kiếm những ứng viên đủ điều kiện hoặc có tiềm năng. Ứng viên nên chú ý tới 3 yếu tố dưới đây để biết được đâu là điểm có thể giúp họ vượt qua vòng loại.
1. Kinh nghiệm thực tiễn
Đây là yếu tố đầu tiên mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong CV vì nó cho thấy sự phù hợp cũng như tiềm năng của ứng viên đối với vị trí làm việc tương lai. Hãy chắc chắn một điều rằng có rất nhiều "đối thủ cạnh tranh" khác có kinh nghiệm phong phú và liên quan, vì thế, bạn cần tìm cách để CV của mình nổi bật và được chú ý.
Những người đã đi làm nhiều năm hoặc kinh qua nhiều công việc khác nhau nên ưu tiên lựa chọn kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển, tránh sự dàn trải, đồng thời trình bày chúng một cách hợp lý trong CV, vừa đủ và đúng trọng tâm mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Ngược lại, với các bạn trẻ mới ra trường thì yêu cầu "2 năm kinh nghiệm tại vị trí tương đương" đúng là một nỗi ám ảnh.
Cách xử lý cho yêu cầu này là hãy đưa thêm những kinh nghiệm thực tập, làm thêm, hay tham gia các dự án từ khi bạn còn là sinh viên. Những kinh nghiệm đó sẽ giúp ứng viên trẻ tuổi được cộng điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì thể hiện tinh thần cầu thị và sự năng động.
Đi thực tập hoặc tham gia các dự án với các công ty có thể giúp ứng viên trẻ tuổi lấp đầy khoảng trống kinh nghiệm trong CV
Dù kinh nghiệm nhiều hay ít thì một đặc điểm quan trọng mà nhà tuyển dụng tìm kiếm trong mọi CV là kĩ năng và thành tích mà ứng viên có được qua mỗi kinh nghiệm làm việc.
Tình trạng liệt kê đầu việc nhưng không nêu được các thành tích cụ thể hoặc kĩ năng đã rèn luyện được sẽ làm cho hồ sơ của bạn giống với một bản mô tả công việc chung chung hơn là một CV sáng giá mang dấu ấn cá nhân.
2. Chất lượng bằng cấp
Cho dù ở thời buổi nào thì bằng cấp vẫn luôn là một thước đo quan trọng giúp nhà tuyển dụng phần nào đánh giá được năng lực của một ứng viên, bởi nó thể hiện trải nghiệm học tập và khả năng tư duy của họ. Bill Gates hay Mark Zuckerberg có bỏ ngang đại học thật, nhưng là họ bỏ ngang ở một trường đại học danh tiếng. Đừng nghĩ rằng "ngày nay bằng cấp không phải là tất cả" để bỏ qua yếu tố nặng kí này trong hồ sơ của bạn.
Bên cạnh đó, trong thời đại mà bằng đại học là thứ mà gần như ứng viên nào cũng có thì những tấm bằng cao hơn như thạc sĩ hoặc các chứng chỉ chuyên ngành nâng cao sẽ là vũ khí giúp bạn cạnh tranh hiệu quả hơn khi xin việc. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể cho rằng một ứng viên mới ra trường đi làm 1-2 năm thì không thể có nhiều kinh nghiệm quản trị.
Tuy nhiên họ sẽ không vội gạt hồ sơ của ứng viên đó đi nếu nhìn thấy người này đang theo học hoặc đã có một tấm bằng về quản trị như MBA (Master of Business Administration - Thạc sĩ Quản trị kinh doanh), vì điều đó thể hiện ứng viên đang hướng tới hoàn thiện những kĩ năng của một nhà quản lý thực thụ.
Tấm bằng MBA là một điểm cộng trong CV, thể hiện ứng viên đang hướng tới hoàn thiện những kĩ năng quản trị chuyên nghiệp (Ảnh: Lớp học MBA của trường Đại học Anh Quốc Việt Nam)
3. Kĩ năng ngoại ngữ
Ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng ngày nay đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với nhiều vị trí công việc trong xã hội. Nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những bằng cấp, chứng chỉ thể hiện được kĩ năng tiếng Anh của ứng viên. Vì thế, những chứng chỉ tiếng Anh được công nhận rộng rãi sẽ giúp bạn có được "tích xanh" cho mục ngoại ngữ trong danh sách yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
Hơn nữa, nhìn vào CV của một ứng viên, nhà tuyển dụng có thể phần nào đánh giá trình độ tiếng Anh của ứng viên đó. Hãy chú ý chuẩn bị một bản CV bằng tiếng Anh thật chỉn chu với những từ ngữ chọn lọc nhất, và luôn nhớ kiểm tra nhiều lần trước khi gửi đi, bởi những lỗi chính tả hay ngữ pháp sơ đẳng sẽ "tố cáo" trình độ Anh ngữ của bạn đồng thời cho thấy bạn đã không tỉ mỉ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ.
Nếu bạn có kinh nghiệm làm việc hoặc cộng tác với các công ty, tổ chức nước ngoài, hoặc đã tham gia các cuộc thi có liên quan tới tiếng Anh, hãy đưa vào CV vì nó có thể trở thành mũi tên trúng hai đích - vừa làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm lại vừa khoe khéo khả năng ngoại ngữ của bạn.
Kinh nghiệm học tập, làm việc tại môi trường nói tiếng Anh cũng là một cách giúp ứng viên chứng minh khả năng ngoại ngữ
Kinh nghiệm, bằng cấp, ngoại ngữ - những điều tưởng chừng vô cùng cơ bản mà CV nào cũng đề cập nhưng thực tế không phải ứng viên nào cũng biết sử dụng một cách thông minh trong CV để giúp bản thân toả sáng. Hy vọng rằng những bí quyết trên đây sẽ giúp những bản CV của các bạn, đặc biệt là các bạn mới ra trường trở nên thật sự nổi bật và mang dấu ấn riêng.
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV) cung cấp chương trình MBA chuẩn Anh Quốc, cấp bằng trực tiếp từ trường Đại học Staffordshire, được công nhận toàn cầu. Chương trình đem lại cho học viên kiến thức quản trị kinh doanh cập nhật nhất và có tính thực tế cao cùng cơ hội trau dồi các kĩ năng quản lý chuyên sâu với định hướng cá nhân hóa, học hoàn toàn bằng tiếng Anh cùng đội ngũ giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm.
2 năm vừa học vừa làm với lịch học linh động và chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí học MBA tại nước ngoài sẽ tạo nên bước ngoặt trong sự nghiệp của bạn, nâng cao kiến thức và mở rộng quan hệ, đem lại nhiều cơ hội việc làm tốt hơn và tạo đà cho các vị trí quản lý trong tương lai.
Tìm hiểu thêm thông tin về khoá MBA do BUV cung cấp tại www.buv.edu.vn hoặc hotline 096 662 9909.
Học viện Hàng không Việt Nam tuyển sinh cao đẳng trái luật Không được tuyển sinh cao đẳng nhưng vẫn tuyển và làm thủ tục nhập học cho gần 500 sinh viên. Thí sinh chưa có bằng đại học nhưng vẫn được dự thi thạc sĩ và trúng tuyển. Thí sinh trúng tuyển bậc cao đẳng làm thủ tục nhập học tại Học viện Hàng không Việt Nam - Ảnh: M.G. Những điều lạ lùng...