Phải tắt sóng công nghệ cũ để thúc đẩy xã hội số, kinh tế số cho đất nước
Chị Lê Thị Thanh Hoa, Chuyên viên chính phòng Cấp phép thị trường của Cục Viễn thông chia sẻ, việc nghiên cứu và xây dựng chính sách tắt sóng công nghệ cũ là bài toán chị phải trăn trở và chịu nhiều áp lực nhất từ trước đến nay.
Chị Lê Thị Thanh Hoa, Chuyên viên chính phòng Cấp phép thị trường của Cục Viễn thông
Bộ TT&TT đưa ra quan điểm tắt sóng công nghệ cũ để các nhà mạng tối ưu vận hành khai thác, dành nguồn lực, tài nguyên tần số cho công nghệ mới và thúc đẩy xã hội số, kinh tế số. Là người nghiên cứu và đề xuất tắt sóng các công nghệ cũ, chị đã tìm ra phương án thuyết phục như thế nào?
Mỗi quốc gia khi tắt sóng công nghệ 2G, 3G đều có những phương pháp, mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nếu một nhà mạng muốn triển khai công nghệ di động mới 5G thì duy trì vận hành quá nhiều công nghệ song song như 2G, 3G, 4G đồng thời sẽ tốn chi phí rất lớn và khai thác không hiệu quả. Vì vậy, cần tắt sóng công nghệ cũ để tối ưu hóa vận hành và dành nguồn lực, băng tần số vô tuyến điện cho công nghệ mới, đáp ứng mục tiêu phát triển của nhà mạng và quốc gia. Trên thế giới, có nước tắt sóng mạng 2G nhưng có nước lại tắt sóng mạng 3G trước. Chính các doanh nghiệp di động của Việt Nam cũng có những ý kiến khác nhau tùy theo thế mạnh, đặc điểm mạng lưới và khách hàng của mỗi nhà mạng.
Tôi phải bắt tay nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, phân tích được ưu điểm và nhược điểm của từng phương án tác động như thế nào đến người dân, doanh nghiệp và đất nước – trên cơ sở đó đề xuất phương án trình lãnh đạo Bộ TT&TT quyết định. Người dân quan tâm việc tắt sóng có ảnh hưởng đến họ không, có phải bỏ tiền ra thay máy điện thoại hay không? Nhà mạng lại chú trọng đến hiệu quả tắt sóng như thế nào để có lợi nhất. Dưới góc độ quốc gia thì tắt sóng sẽ tác động ra sao với xã hội và phải phù hợp với chiến lược phát triển chung.
Phương án tắt sóng 3G có ưu điểm là chi phí thấp hơn vì số lượng thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ cao nhất là 3G ít hơn số lượng thiết bị chỉ hỗ trợ 2G nên xét trên toàn thị trường, chi phí bù thiết bị đầu cuối khi dừng công nghệ 3G là ít hơn. Bên cạnh đó, 3G là công nghệ truyền dữ liệu chưa hoàn thiện, có tốc độ truyền dữ liệu cao hơn 2G nhưng chưa hỗ trợ các dịch vụ tương tác tốc độ cao như truyền hình, video, streaming như công nghệ 4G. Nhược điểm của phương án này là không tạo ra sự phát triển đột phá trong xã hội hướng tới mục tiêu xã hội số, kinh tế số mà Đảng và Chính phủ đang quyết tâm thúc đẩy.
Phương án tắt sóng 2G khó khăn hơn khi tác động mạnh đến xã hội và còn nhiều thuê bao đang sử dụng thiết bị đầu cuối di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G. Nếu tắt công nghệ này chi phí bù thiết bị đầu cuối cho người sử dụng sẽ lớn hơn. Nhưng nếu tắt sóng 2G sẽ thúc đẩy thực hiện mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 mà Thủ tướng đã phê duyệt là phổ cập mạng di động 4G/5G và điện thoại thông minh đến từng người dân Việt Nam. Đây sẽ là cuộc cách mạng để thúc đẩy Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Đây chính là điểm rất quan trọng để lựa chọn tắt sóng công nghệ cũ.
Khi 100% người dân sử dụng smartphone sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều hơn, nhà mạng có thêm doanh thu và cơ hội phát triển mới.
Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm chủ công nghệ và sản xuất được smartphone như Vingroup, Bkav, VNPT Technology… Những doanh nghiệp này đủ khả năng sản xuất ra smartphone giá rẻ và có thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc. Doanh nghiệp mạnh như Vingroup có năng lực sản xuất không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đây là bước thuận lợi để Việt Nam có thể tắt sóng công nghệ di động cũ và thúc đẩy người dân dùng smartphone. Chiến lược này cũng thúc đẩy ngược lại công nghiệp điện tử của Việt Nam khi phục vụ thị trường với quy mô gần 100 triệu dân.
Video đang HOT
Nếu tắt sóng công nghệ cũ, nhiều thuê bao đang dùng điện thoại chưa hỗ trợ công nghệ cao sẽ gây áp lực cho nhà mạng phải đưa ra phương án hỗ trợ. Vậy chúng ta làm thế nào để vẫn đạt được mục tiêu đặt ra và giảm áp lực cho nhà mạng?
Một số nước áp dụng chính sách tắt công nghệ cũ sẽ do thị trường quyết định, nghĩa là nhà mạng có nhu cầu bỏ công nghệ cũ phải chủ động dừng chứ nhà nước không can thiệp. Nhưng một số quốc gia lại có chính sách thúc đẩy chuyển sang công nghệ mới hoặc thống nhất dừng công nghệ cũ.
Chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề nghị việc tắt sóng công nghệ cũ sẽ đi theo chiến lược phát triển quốc gia mà cụ thể là thúc đẩy quốc gia số.
Khi tắt sóng công nghệ cũ như 2G chẳng hạn phải có chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi lên smartphone. Quá trình tắt sóng công nghệ di động cũ vẫn chờ tín hiệu thị trường chứ không áp đặt chủ quan. Theo tính toán và đề xuất của các nhà mạng, khi số thuê bao theo công nghệ chỉ còn khoảng 5% sẽ là thời điểm thích hợp để tắt sóng công nghệ cũ.
Tại buổi làm việc với Bộ TT&TT và các Bộ ngành liên quan, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đề nghị phương án hỗ trợ và giảm giá smartphone để phổ cập cho người dân, trong đó có sự tham gia của nhà mạng, doanh nghiệp sản xuất điện thoại, doanh nghiệp phát triển ứng dụng trên điện thoại di động (apps) Việt Nam. Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện thử nghiệm chương trình này.
Với những chính sách đồng bộ như thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử; yêu cầu các thiết bị sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G; chương trình thúc đẩy sử dụng smartphone giá rẻ sản xuất tại Việt Nam… có thể đẩy nhanh quá trình tắt sóng công nghệ cũ.
Khi nghiên cứu, đưa ra đề xuất tắt công nghệ cũ chị có cảm thấy bị áp lực không?
Trong suốt thời gian làm việc ở Cục Viễn thông, tôi đã tham gia xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhưng đây là lần xây dựng chính sách có nhiều trăn trở và áp lực lớn nhất. Việc nghiên cứu chính sách tắt sóng công nghệ cũ có nhiều quan điểm khác nhau và tác động rất lớn đối với xã hội. Với trách nhiệm được giao, chúng tôi phải nghiên cứu để đưa ra phương án trình lãnh đạo Bộ TT&TT, đồng thời có đầy đủ lý lẽ thuyết phục được các nhà mạng. Đây là một bài toán khó.
Mỗi nhà mạng đều có sự lựa chọn khác nhau về tắt sóng công nghệ cũ và họ sẽ bảo vệ quan điểm của mình. Vì vậy, việc chuẩn bị đầy đủ số liệu, sở cứ để thuyết phục phương án đề xuất luôn đặt ra áp lực lớn cho nhóm chủ trì. Chúng tôi phải đưa ra các lý lẽ xác đáng cho việc tắt sóng công nghệ cũ bao gồm kết quả nghiên cứu, đánh giá cả trong nước và kinh nghiệm nước ngoài.
Hiện giờ, nhiều khách hàng cao tuổi vẫn có thói quen dùng điện thoại để nghe, gọi hay các phụ huynh trang bị điện thoại cho con để liên lạc thông thường chứ không muốn cho trẻ dùng smartphone… Tất cả những yếu tố đó chúng tôi đều phải cân nhắc và tìm lời giải cho phù hợp.
Theo chị yếu tố cốt yếu để tắt sóng công nghệ cũ thành công là gì?
Muốn tắt sóng công nghệ cũ thành công, tôi cho rằng vai trò truyền thông rất quan trọng, phải giúp người dân hiểu vì sao Bộ TT&TT chọn việc tắt sóng công nghệ cũ, cần thay đổi nhận thức vì mục tiêu phát triển của đất nước. Khi người dân hiểu và đồng thuận, họ sẽ thay đổi hành vi mua sắm thiết bị. Kéo theo sự thay đổi kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp mua bán thiết bị và nhà mạng di động để cùng chung tay thực hiện.
Viettel tiên phong trong đảm bảo an ninh mạng phục vụ chương trình chuyển đổi số
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Viettel là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, là doanh nghiệp công nghệ số, đồng thời là đơn vị tiên phong trong việc đảm bảo an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số.
Để Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng. tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới: đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanhcuar doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến 2025, định hướng 2030, với ba mục tiêu chính: Hướng tới Chính phủ số, đến năm 2025, nước ta có 100% cơ sở dữ liệu quốc gia được hoàn thành và kết nối, chia sẻ trên toàn quốc, Việt Nam thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).
Lễ ra mắt không gian sáng tạo và trải nghiệm chuyển đổi số Thành phố Hồ Chi Minh
Theo tinh thần đó, Viettel là thương hiệu gắn liền với những nỗ lực đi đầu trong chiến lược chuyển đối số, kiến tạo xã hội số, cũng như đặt những nền móng cho nền công nghiệp công nghệ cao của đất nước.
Thiếu tướng Hoàng Sơn, Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: "Chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Sức hấp dẫn về tăng trưởng biến không gian số trở thành vấn đề toàn cầu. Là một tập đoàn kinh tế mũi nhọn của Đảng, Nhà nước, Viettel không thể đứng ngoài cuộc".
Tuy nhiên, bên cạnh sự cấp thiết và lợi ích về chuyển đổi số, Ông Nguyễn Sơn Hải, Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel cho rằng, làn sóng chuyển đổi số, thành phố thông minh, IoT... đang tạo một xã hội kết nối khiến bắt buộc phải quan tâm đến vấn đề vấn đề an ninh mạng. Hay nói cách khác, an ninh mạng là yêu cầu bắt buộc trong công cuộc chuyển đổi số.
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 8/2020, Công ty An ninh mạng Viettel đã phát hiện tổng số hơn 3 triệu cảnh báo tấn công mạng vào các hệ thống tài chính, ngân hàng, mạng công nghệ thông tin một số tỉnh thành trên cả nước. Đáng lưu ý là các hệ thống tài chính, ngân hàng chiếm 90% số lượng cảnh báo. Trong khi đó, cảnh báo đến từ hệ thống công nghệ thông tin các tỉnh thành chiếm 10%.
Trung tâm Giám sát và Điều hành An toàn thông tin (SOC) của Viettel Cyber Security
Những cuộc tấn công này không chỉ nhằm đánh cắp thông tin mà còn có thể chiếm quyền điều hành, làm tê liệt hệ thống. Mức độ nghiêm trọng của sự cố tại các hệ thống thông tin đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải có sự đầu tư, chuẩn bị tốt để bảo đảm an toàn thông tin trong chuyển đổi số.
Để tiên phong trong lĩnh vực an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số, việc thúc đẩy mạnh mẽ lĩnh vực an ninh mạng nằm trong chiến lược chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số của Tập đoàn Viettel, nhằm thực hiện sứ mệnh kiến tạo xã hội số. Công ty An ninh mạng Viettel đã hình thành Trung tâm Giám sát và Phản ứng trên không gian mạng (SOC Managed Service) trên phạm vi toàn cầu, có khả năng phát hiện, phân tích, phản ứng, ngăn chặn và điều tra truy vết các sự cố về an toàn thông tin, đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống CNTT. Tại Việt Nam, Công ty An ninh mạng Viettel là công ty an toàn thông tin có hệ sinh thái giải pháp do chính các chuyên gia an toàn thông tin tại Viettel nghiên cứu và phát triển.
"Công ty An ninh mạng Viettel muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ an ninh mạng lớn hàng đầu Việt Nam, với con người Việt, quy trình Việt và sản phẩm Việt để cung cấp cho phần lớn các doanh nghiệp/tổ chức lớn và hạ tầng trọng yếu của quốc gia", ông Nguyễn Sơn Hải chia sẻ.
Ngoài SOC Managed Service, các sản phẩm an ninh mạng phục vụ chuyển đổi số khác của Công ty An ninh mạng Viettel cũng đã có sự khẳng định nhất định trên thị trường. Trong cuộc thi IT World Awards 2020 tháng 8/2020, 2/2 sản phẩm của Công ty An ninh mạng Viettel tham dự đều đạt giải, nằm trong mảng an ninh viễn thông năm 2020. Trong đó, Hệ thống kiểm soát roaming biên giới Viettel (Viettel Border Roaming Gateway - vBRG) xuất sắc đạt giải Vàng tại hạng mục Quản lý Truyền thông khách hàng và Hệ thống tạo cuộc gọi test tiên tiến (Advanced Test-Call Generator - A-TCG) đạt giải Đồng tại hạng mục sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin (CNTT) tốt hàng đầu cho lĩnh vực viễn thông.
Hệ sinh thái an toàn thông tin Make in Vietnam của Công ty An ninh mạng Viettel
Mạng 5G có thể dễ bị tấn công do "trộn lẫn" các công nghệ cũ Hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) đã có tuổi đời hàng thập kỷ là một trong nhiều giao thức khiến mạng 5G dễ bị kẻ xấu tấn công. Công nghệ di động thế hệ tiếp theo (5G) dự kiến sẽ chiếm 21% tổng đầu tư vào cơ sở hạ tầng di động trong năm 2020. Các cuộc thử nghiệm và triển khai...