Phái sinh: Các hợp đồng tương lai phân hoá nhẹ
3 trong 4 hợp đồng tương lai đóng cửa trong sắc đỏ do áp lực bên mở vị thế Bán tăng vào cuối phiên. Tuy nhiên, thanh khoản phái sinh lại cải thiện khá tốt, trong bối cảnh thị trường mở cơ hội cho cả vị thế Mua và vị thế Bán.
Trên thị trường phái sinh phiên 25/8, các hợp đồng tương lai phần lớn đóng cửa trái chiều với chỉ số cơ sở. Hợp đồng tương lai tháng 9 vận động tăng giá trong phần lớn thời gian giao dịch, tuy nhiên hợp đồng này đã đảo chiều giảm điểm vào cuối phiên do bên Short gia tăng áp lực. Theo đó, hợp đồng VN30F2009 kết phiên giảm -2,5 điểm, ngược với trạng thái của chỉ số cơ sở; qua đó, ghi nhận khoảng cách chênh lệch âm -2,18 điểm. Duy nhất hợp đồng VN30F2012 tăng giá nhưng biên độ chỉ đạt 1,9 điểm, thấp hơn đáng kể so với VN30 ( 5,49 điểm).
Thanh khoản thị trường tương lai cải thiện mạnh so với phiên kế trước, khi cả bên Long và bên Short đều có cơ hội mở vị thế tương đối rõ ràng trong phiên giao dịch. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng 26,1% so với phiên trước, lên 178.869 hợp đồng. Vì thế, giá trị giao dịch cũng cải thiện lên mức 14.668 tỷ đồng. Khối lượng hợp đồng mở gần như không đổi, vẫn đạt 28.169 hợp đồng.
Video đang HOT
Trên thị trường cơ sở, VN-Index bật tăng ngay từ đầu phiên và duy trì sắc xanh trong toàn bộ thời gian giao dịch. Tuy nhiên, chỉ số trong phiên gặp thách thức bởi áp lực bán gia tăng tại vùng giá cao, khiến biên độ tăng điểm bị hạn chế. VN-Index kết phiên tại 874,12 điểm ( 0,63%).
Sắc xanh vẫn chiếm ưu thế trên HOSE, tuy nhiên đã xuất hiện sự phân hóa. Sàn HOSE ghi nhận 163 mã tăng giá so với con số 139 cổ phiếu giảm điểm. VIC ( 2,2%) là cổ phiếu hỗ trợ nhiều nhất cho chiều đi lên của VN-Index, bên cạnh đóng góp của PLX ( 3,9%), SAB ( 1,91%), MWG ( 4,1%),…
Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE giảm nhẹ -1,4% về 330 triệu đơn vị, trong khi giá trị khớp lệnh tăng 4,4% lên 5,97 nghìn tỷ đồng. Kênh thỏa thuận tăng trưởng mạnh, giúp tổng giá trị giao dịch trên HOSE tăng 13,5% lên 7,5 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên HOSE với giá trị bán ròng -455,7 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 đã thu hẹp đà tăng vào cuối phiên sau khi tiệm cận kháng cự 820 điểm và cũng là vùng đỉnh tháng 7. Khối lượng giao dịch nhóm VN30 cũng không nhiều biến động chỉ tăng nhẹ.
Theo SSI Research, vùng hỗ trợ gần nhất trên chỉ số VN30 đang nằm tại vùng 805-810 điểm, nhiều khả năng cung chốt lời cũng sẽ tăng theo quán tính khiến chỉ số sẽ có đợt điều chỉnh về vùng hỗ trợ 805 – 810 điểm trước khi đi lên trở lại./.
Phái sinh: Thanh khoản giảm mạnh, nhưng khối lượng mở lại lập đỉnh mới
Các hợp đồng tương lai và chỉ số cơ sở đều giữ được sắc xanh, nhưng mức tăng không lớn. Thanh khoản phái sinh bất ngờ giảm mạnh, trong khi đó, khối lượng hợp đồng mở lại tạo đỉnh mới, phá vỡ mốc cao nhất thiết lập ngày 5/8/2020.
Trên thị trường phái sinh phiên 10/8, các hợp đồng tương lai tiếp tục có thêm phiên tăng điểm, cùng chiều với chỉ số cơ sở. Mức tăng của các hợp đồng tương lai tịnh tiến theo chiều dài kỳ hạn, từ 1,8 điểm đến 6,2 điểm.
Vận động tương tự với thị trường cơ sở, hợp đồng tháng 8 thu hẹp biên độ tăng điểm vào cuối phiên và chỉ còn tăng 1,8 điểm lúc đóng cửa. Khoảng cách chênh lệch âm không thay đổi nhiều so với ngày gần nhất, đạt -1,9 điểm. Các hợp đồng còn lại có biên độ tăng tốt hơn hợp đồng tháng 8 cũng như VN30, qua đó thu hẹp chênh lệch âm về mức từ -11,2 điểm đến -2,8 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản thị trường phái sinh sụt giảm mạnh. Theo đó, khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai giảm -32,5% về 179.627 hợp đồng. Trạng thái chính của hợp đồng VN30F2008 là các nhịp tăng giảm diễn ra liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn, tạo ra tâm lý thận trọng cho các nhà giao dịch, đồng thời hạn chế khối lượng giao dịch trong phiên. Giá trị giao dịch theo đó cũng giảm mạnh, chỉ còn 14.178 tỷ đồng.
Đặc biệt, bất chấp thị trường giằng co và thanh khoản giảm mạnh, khối lượng hợp đồng mở phiên này vẫn tiếp tục tăng, đạt 39.463 hợp đồng. Như vậy, khối lượng mở đã lập thêm một kỷ lục mới, vượt đỉnh đã thiết lập ngày 5/8/2020 (38.817 hợp đồng).
Trên thị trường cơ sở, chỉ số VN-Index duy trì đà tăng tốt từ lúc mở cửa cho đến đầu phiên chiều, tuy nhiên áp lực bán gia tăng tại vùng giá cao khiến chỉ số thu hẹp biên độ, đóng cửa chỉ còn tăng 0,21%, lên 843,2 điểm. VN30-Index kết phiên tăng nhẹ 0,27%, đạt 784,3 điểm.
Giá trị khớp lệnh trên HOSE tăng 17,4% lên 4,3 nghìn tỷ đồng. Tính thêm cả kênh thỏa thuận, tổng giá trị giao dịch trên HOSE trong phiên đầu tuần đạt 4,86 nghìn tỷ đồng, cải thiện 6,9%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên sàn HOSE với quy mô -188 tỷ đồng.
SSI Reseacho cho biết, cung tăng mạnh nhất ở nhóm VN30 vào cuối phiên; vì vậy, nhiều khả năng chỉ số VN30 sẽ xuất hiện điều chỉnh ngắn trong từ một đến hai phiên tới. Vùng hỗ trợ gần nhất trên chỉ số VN30 hiện đang nằm tại 778 - 776 điểm và vùng hỗ trợ xa hơn nằm tại 760 - 768 điểm. Các đợt điều chỉnh ngắn hạn sẽ tạo cơ hội cho nhà đầu tư tích luỹ cổ phiếu ở vùng giá thấp trong xu hướng tăng của chỉ số VN30.
Còn theo VDSC Research, VN30-Index đang gặp áp lực cản khá mạnh sau nhiều phiên tăng liên tục. Tuy nhiên, nhìn chung động lực hồi phục vẫn còn nên vẫn chưa thể nhận định chỉ số sẽ đảo chiều. Dự kiến VN30-Index sẽ có động thái điều chỉnh nhưng sẽ được hỗ trợ tại vùng 778 điểm và tiếp tục thăm dò tại vùng 778 - 795 điểm./.
Phái sinh: Thanh khoản tiếp đà cải thiện, tiệm cận mốc 200 nghìn hợp đồng Ngoài trừ hợp đồng F2012 tăng, các hợp đồng tương lai còn lại đều giảm cùng chiều với chỉ số cơ sở. Thanh khoản thị trường phái sinh tiếp tục cải thiện, tiệm cận dần mức 200 nghìn hợp đồng. Để cải thiện xu hướng, chỉ số VN30 vẫn cần một phiên tăng điểm tốt và khối lượng giao dịch lớn. Trên thị...