Phải ở mãi trong nhà thật bức bối nhưng đâu phải ai cũng được ở nhà
Thủ đô Rome vốn là điểm đến mơ ước của dân du lịch nay hóa ‘thành phố ma’. Trên các con đường vốn tấp nập giờ chỉ còn lại những người vô gia cư không có nơi để về.
Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Tổ chức từ thiện ở thủ đô của Italy đang đấu tranh đòi quyền lợi cho người vô gia cư.
Không thể cách ly
Truyền thông Italy nhiều tuần qua truyền đi thông điệp tới người dân: hãy ngồi trong nhà. Đó cũng là khoảng thời gian đầy khó khăn với hàng nghìn người vô gia cư ở Rome. Việc tránh xa đường phố với họ dường như là không thể.
“Thông điệp này ở trong nhà đối với người vô gia cư là điều không thể. Họ không thể tuân thủ vì không có nơi nào để đi”, bà Francesca Zuccari, điều phối viên phụ trách các dịch vụ cho những người cực kỳ nghèo khổ của tổ chức từ thiện Community of St. Egidio, nói về 8.000 người đang bơ vơ trước đại dịch trên những con đường vắng tanh của Rome.
“Vấn đề là họ là những người dễ bị tổn thương nhất và cũng là những người tiếp xúc với nhiều người nhất”, bà Zuccari nói, theo New York Times.
Người ăn xin ngồi một mình giữa quảng trường Piazza dei Crociferi ở Rome hôm 21/3. Ảnh: New York Times.
Đến nay, Italy đã ghi nhận hơn 156.000 ca nhiễm Covid-19, gần 20.000 ca tử vong, cao thứ hai thế giới. Chính phủ Italy đã đưa ra một loạt biện pháp hà khắc nhằm hạn chế người dân ra đường và tham gia hoạt động công cộng trong nỗ lực chặn đứng sự lây lan của virus corona.
Đối với người dân Italy bình thường, những hạn chế này là rất khó khăn kể từ thời Thế chiến II. Tuy nhiên, hơn cả thế, nó là điều xa xỉ đối với những người dân nghèo nhất đất nước.
Làm thế nào để rửa tay mà không có bồn rửa? Tích trữ thực phẩm mà không có tiền? Hoặc ở tại chỗ khi không có nhà? Một loạt câu hỏi mà người vô gia cư chưa thể trả lời.
Không thể xin tiền
Video đang HOT
Mặc dù nhà ăn và những nơi trú ẩn cho người vô gia cư ở Rome vẫn mở, nhưng các “nguồn thu nhập không chính thức khác” như tiền ăn xin đã bị ngắt. Việc đóng cửa các quán bar, nhà hàng vô tình khép lại cánh cửa nhà vệ sinh của họ.
“Công dân liên tục được nhắc nhở rửa tay”, bà Zuccari nói. “Còn người vô gia không có nơi nào để rửa”.
“Cơn địa chấn” dịch bệnh đã càn quét những dịch vụ cơ bản trong cuộc sống của những ai sinh sống trên đường phố. Hơn cả là họ đang bị đói.
Người ăn xin trú ẩn dưới đường ray tàu ở Rome. Ảnh: New York Times.
Ba ngày một tuần, người nghèo có thể thưởng thức bữa ăn nóng ở nhà ăn từ thiện do tổ chức St. Egidio chuẩn bị ở cung điện trung tâm thủ đô. Những ngày khác, các tình nguyện viên cung cấp suất cơm tối tại các khu vực tập trung người vô gia cư. Ví dụ, các nhà ga chính ở Rome. Trung bình mỗi tuần, tổ chức này phát khoảng 2.500 hộp cơm.
“Các suất ăn đang tăng lên do nhu cầu tăng lên. Nhưng đó cũng là một cách để mọi người biết rằng họ không bị bỏ rơi”, bà Zuccari cho biết.
Vào một buổi chiều gần đây, con phố Trastevere vốn tấp nập người qua kẻ lại với các nhà hàng nổi tiếng của Italy, im ắng lạ thường. Chỉ có vài người lang thang trên đường. Điểm đến của họ là nhà ăn từ thiện.
“Vì phải giữ khoảng cách với nhau, nên số người có thể ăn trong nhà ăn bị giảm. Vì vậy, tổ chức từ thiện mở cửa lâu hơn để mọi người đều có thể ăn”, bà Zuccari từ tổ chức Community of St. Egidio cho biết.
Tổ chức từ thiện St. Egidio
St. Egidio thành lập năm 1968 là một hiệp hội Công giáo ra đời để trợ giúp các dịch vụ xã hội. Ban đầu, nó xuất thân từ một nhóm sinh viên quyết định đứng lên giúp đỡ người nghèo. Bà Zuccari đã tham gia hơn 40 năm trước.
“Lúc đó tôi còn rất trẻ”, bà Zuccari nhớ lại khi đó khoảng 70.000 người sống trong các khu ổ chuột ở Rome.
Bà cho biết mặc dù cuộc sống khó khăn hơn nhưng số suất ăn đã giảm trong vài tuần qua. “Việc di chuyển trong thành phốbị ảnh hưởng. Những người vô gia cư thậm chí đang bị cảnh sát chặn lại. Vì vậy, họ rất sợ”.
Những người vi phạm luật kiểm dịch của Rome đối mặt với mức phạt khoảng 220 USD và tối đa 3 tháng tù giam.
Người vô gia cư sống nương nhờ các tổ chức từ thiện. Ảnh: Wanted in Rome.
Nhiều người vô gia cư đã đi đến gần Vatican. Ở đó, các tổ chức từ thiện của Giáo hoàng sẽ phân phát đồ ăn và bố trí vòi hoa sen gần Vương cung thánh đường Thánh Phêrô.
Các tổ chức từ thiện đã kêu gọi quyên tiền. St. Egidio cần thêm tiền để mua khẩu trang, đồ ăn và nước rửa tay khô.
Nhiều tình nguyện viên của St. Egidio đã lớn tuổi. Họ làm việc trong các nhà bếp hoặc phân phát đồ ăn.
Vào một buổi tối gần đây, một vị khách 34 tuổi xưng là Arturo đã đến nhà ăn của St. Egidio. Anh nói: “Đây là một thảm họa. Có rất nhiều người đau khổ vì nó”.
Hạnh Vũ
Covidiot - danh từ chỉ kẻ ngu ngốc trong mùa dịch Covid-19
Covidiot - sự kết hợp giữa 2 từ Covid-19 và \'idiot\' (kẻ ngốc) - là một khái niệm mới dành cho những kẻ phớt lờ các biện pháp an toàn, khiến đại dịch lây lan ngày một tồi tệ.
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều thay đổi và còn cho ra đời nhiều thuật ngữ mới. Một trong số đó, từ "Covidiot" đã được đưa vào từ điển tiếng Anh. Theo Urban Dictionary, danh từ Covidiot có thể được hiểu theo 2 nghĩa. Đầu tiên, Covidiot chỉ "người ngu ngốc lờ đi các quy tắc xa cách xã hội, làm tăng nguy cơ lây truyền Covid-19".
Nghĩa thứ 2 của Covidiot là "kẻ ngu xuẩn tích trữ hàng hóa không cần thiết, khiến những người khác không có để sử dụng trong bối cảnh hoang mang vì đại dịch Covid-19". Hiểu một cách đơn giản, Covidiot là sự pha trộn giữa 2 từ Covid-19 và "idiot" (kẻ ngốc) - ám chỉ những kẻ khiến đại dịch tồi tệ hơn bởi chính hành động ngu ngốc (di chuyển mùa dịch, tích trữ hàng hóa) của mình.
Theo New York Post, tiền đạo Real Madrid Luka Jovic là một ví dụ về trường hợp Covidiot của người nổi tiếng. Ngày 19/3, nam cầu thủ đã trốn cách ly, tự ý rời Madrid để trở về Serbia, tham dự tiệc sinh nhật của bạn gái xinh đẹp Sofija Milosevic. Hành động dại dột này khiến Luka Jovic đang bị điều tra và nhiều khả năng đối mặt với án tù.
Trong những ngày gần đây, đặc biệt là dịp lễ Phục sinh và kỳ nghỉ mùa xuân, bất chấp các lệnh cấm, người dân đang đổ ra đường, tụ tập, hội hè nhiều hơn. Chính vì vậy, Covidiot trở thành xu hướng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Với hashtag #Covidiot, dân mạng lan truyền hàng nghìn bức ảnh cho thấy người dân tụ tập tại các bãi biển tắm nắng, đến công viên ngắm hoa anh đào hay cùng nhau leo núi. Không khẩu trang, không khoảng cách xã hội, những người này bị chỉ trích vì khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng, ngày càng khó kiếm soát.
SCMP mới đây đã dùng từ này để chỉ làn sóng những người Hong Kong ồ ạt tổ chức và tham gia các cuộc tụ tập xã hội giữa lúc dịch bệnh vẫn chưa được dập tắt hoàn toàn. Trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, đám đông đổ xô ra các bãi biển, các danh lam thắng cảnh chật kín người. "Cho đến nay, có lẽ nhiều người trong chúng ta đã biết đến thuật ngữ mới \'Covidiot\'. Từ tiếng lóng này mô tả nhóm người có những phản ứng không phù hợp trước cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Và Hong Kong, với tình trạng này, không lâu nữa sẽ là một ví dụ đáng buồn cho sự tự mãn, ăn mừng quá sớm để rồi kết thúc thất bại", theo SCMP.
Trang The Poke mới đây còn đưa ra những biểu hiện của một Covidiot đáng bị lên án trong mùa dịch. Ngoài việc không tuân thủ quy tắc cách ly và đầu cơ tích trữ, trang này cho rằng những người lan truyền tin giả, phân biệt chủng tộc hay đặt lợi nhuận lên hàng đầu, cố gắng kiếm lời từ đại dịch cũng đáng bị chỉ trích là Covidiot.
Huệ Lâm
1,5 triệu gia đình Mỹ có thể rơi vào tình trạng vô gia cư vì Covid-19 Đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến 1,5 triệu gia đình ở Mỹ rơi vào tình trạng vô gia cư. Các chuyên gia về nhà ở của Mỹ ngày 8/4 đã đưa ra cảnh báo, đại dịch Covid-19 có thể sẽ khiến 1,5 triệu gia đình ở Mỹ rơi vào tình trạng vô gia cư. Điều này không chỉ làm gia tăng nghèo...