Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Khi xuất hiện tình trạng bé bị ọc sữa và thở khò khè khiến không ít mẹ lo lắng liệu bé có thể bị mắc những bệnh về hô hấp hoặc liên quan đến dạ dày. Việc ọc sữa, nôn trớ trong thời gian dài cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hoặc thiếu chất, làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chia sẻ của Bác sĩ Đoàn Thị Mai – Nghiên cứu sinh tiến sĩ dinh dưỡng và miễn dịch nhi khoa – Khoa y – Bệnh viện Đại học Tổng hợp Sankt-Peterburg (Nga), bé bị ọc sữa, nôn trớ là một trong những tình trạng khá phổ biến của trẻ nhỏ. Khoảng 6 tháng đầu đời sau sinh, nhiều trẻ thường dễ bị nôn trớ, có thể là vừa bú xong bị ọc sữa hoặc bị nôn trớ vón cục (do đã được tiêu hóa một phần).
Nếu như bé bị ọc sữa, nôn trớ ở mức bình thường với tần số không quá nhiều, không làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé thì đây chỉ là hình thức ọc sữa, nôn trớ sinh lý, bé sẽ tự hết mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu như trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè kèm theo kéo dài liên tục thì có thể bé đang mắc phải chứng trào ngược dạ dày thực quản. Mẹ cần phải có sự thăm khám của bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp với bé.
Bé bị ọc sữa và thở khò khè rất khó chịu. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân bé bị ọc sữa và thở khò khè
Trẻ sơ sinh khi mới sinh khoảng từ 4-8 tuần thường có hệ tiêu hóa non yếu, hệ thống van dạ dày vẫn hoạt động chưa đồng bộ nên trong quá trình bú, bé rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Với lượng hơi bị dư “thừa” này không những khiến bé bị no lâu hơn mà còn khiến trẻ bị ọc sữa ra nếu được đặt nằm nghiêng.
Thông thường, hiện tượng này khá phổ biến trong giai đoạn sau sinh vài tháng đầu, các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu như bé bị ọc sữa và thở khò khè cùng nhau, giống như nghẹt mũi thì cần phải chú ý đến một trong hai nguyên nhân sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu. Một lượng nhỏ thức ăn rò rỉ trở lại vào thực quản từ dạ dày và khiến trẻ sơ sinh bị ọc ra. Nguyên nhân là do dạ dày trẻ không chỉ rất nhỏ mà còn nằm ngang và trẻ hay ham bú nên dạ dày tiêu hóa không kịp. Nếu như mẹ không lưu ý, các cữ bú quá nhiều làm tăng lượng sữa khiến dạ dày bị quá tải, sữa trào ngược lên, thoát ra miệng khiến bé bị ọc sữa.
Còn khi sữa bị lạc qua đường hô hấp sẽ khiến kích thích việc tăng tiết đàm, lúc này, mẹ sẽ nghe thấy tiếng thở khò khè của bé. Tình trạng này xảy ra thường xuyên nhất sau khi cho ăn, nhưng có thể xảy ra khi trẻ sơ sinh khóc, ho hoặc căng thẳng.
Mẹ sẽ thấy bé thở khò khè khi bị trào ngược dạ dày thực quản. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị dị ứng hoặc bị viêm đường hô hấp
Việc đờm nhớt bị ứ đọng và tăng tiết dịch tại vòm mũi họng đã khiến gây nên tình trạng khò khè làm cho bé có thể bị ngạt mũi ít nhiều. Khi bé bị ngạt mũi, bé sẽ phải thở bằng miệng, niêm mạc vùng họng bị khô làm cho kích thích phản xạ nôn và khiến bé bị ọc sữa ra ngoài.
Video đang HOT
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa và thở khò khè?
Theo chia sẻ của các chuyên gia về Tai Mũi Họng thì trong trường hợp bé bị ọc sữa và thở khò khè, việc cần thiết nhất mà mẹ phải làm là rửa vòm mũi họng của bé thật tốt bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày 3-5 lần. Cách thực hiện khá đơn giản, mẹ chỉ cần cho bé nằm nghiêng một bên rồi nhỏ nước muối sinh lý vào lỗ mũi của bé cho đến khi nước muối chảy sang lỗ mũi bên kia. Sau đó thì đổi bên và thực hiện tương tự như lúc đầu.
Trong suốt khoảng thời gian mà mẹ thấy trẻ có tần suất bị ọc sữa và thở khò khè nhiều thì nên thực hiện nhỏ nước muối sinh lý càng nhiều càng tốt. Nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh, tốt hơn hết, mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cho bé bú đúng cách cũng sẽ giúp giảm tình trạng ọc sữa. (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa thường xuyên, mẹ cũng nên chú ý đến tư thế cho trẻ bú. Khi bé bú cần phải dùng 2 ngón tay để kẹp núm vú giúp sữa chảy chậm hơn (nếu như mẹ nhiều sữa), tránh việc bé bú quá nhanh và nuốt phải không khí sẽ khiến cho bé dễ bị nấc cụt, ọc sữa.
Sau khi bú thì vỗ ợ hơi cho bé và bế vác bé lên khoảng 10 phút hoặc cũng có thể cho bé nằm ở mặt phẳng nghiêng khoảng 30 độ. Nếu bé bị ọc sữa sau khi bú, mẹ nên cho bé nghỉ 30 phút rồi mới bú tiếp.
Bé bị ọc sữa và thở khò khè khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi thường rất dễ gặp phải tình trạng bị ọc sữa và thở khò khè, tuy nhiên, đến 6 tháng tuổi thì triệu chứng này thuyên giảm tới 60%. Lúc này, trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ ăn đặc hơn và bé đã tự ngồi được. Khi đến 1 tuổi thì có tới 90% bé sẽ hết triệu chứng ọc sữa và thở khò khè này.
Mẹ nên cho bé đến bác sĩ ngay nếu như tình trạng ọc sữa, thở khò khè diễn ra liên tục. (Ảnh minh họa)
Đối với những trẻ sơ sinh liên tục bị ọc sữa và thở khò khè, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân là do đâu. Trường hợp trẻ sơ sinh mới ít tháng tuổi nhưng lại bị ọc sữa quá nhiều lần gây nên hiện tượng khó thở, chậm tăng cân, bị viêm đường hô hấp thì không nên chần chừ mà phải đi khám ngay để được kê thuốc theo đơn của bác sĩ.
Khi dạ dày không khỏe
Dạ dày đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người, là nơi tiếp nhận lưu trữ chất dinh dưỡng chuyển hóa thức ăn. Vì vậy, sức khỏe của dạ dày cũng ảnh hưởng không nhỏ tới toàn bộ cơ thể...
Cấu tạo của dạ dày
Dạ dày là đoạn phình ra của ống tiêu hóa, có nhiệm vụ dự trữ và tiêu hóa thức ăn. Dạ dày nằm ở vùng thượng vị, phía trên nối với thực quản qua lỗ tâm vị, phía dưới nối tá tràng qua lỗ môn vị.
Dạ dày có hình chữ J, được chia làm các phần: Tâm vị là điểm nối thực quản với dạ dày, thức ăn từ thực quản đi qua tâm vị để vào dạ dày; đáy vị hình vòm, nằm ở phía dưới cơ hoành, bên trên và bên trái so với tâm vị; thân vị ở dưới đáy vị, là phần chính của dạ dày; môn vị hình chiếc phễu giúp nối dạ dày và tá tràng. Môn vị gồm hai phần là hang môn vị (là phần rộng hơn, nối với thân vị) và ống môn vị (hẹp hơn, nối với tá tràng). Cơ thắt môn vị có vai trò kiểm soát sự tống thức ăn từ dạ dày vào tá tràng.
Từ ngoài vào trong, dạ dày cấu tạo bởi bốn lớp: Thanh mạc (lớp phúc mạc tạng bao bọc dạ dày); lớp cơ (có ba lớp từ ngoài vào trong là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo); lớp dưới niêm mạc; lớp niêm mạc (chứa các tuyến của dạ dày).
Chức năng của dạ dày
Dạ dày có hai chức năng chính là co bóp nghiền trộn cho thức ăn thấm acid dịch vị và chuyển hóa thức ăn nhờ hệ enzym tiêu hóa trong dịch vị.
Sau khi thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần nhỏ nhờ các men có trong nước bọt, thức ăn sẽ được đưa xuống qua một ống cơ trơn gọi là thực quản và đến dạ dày. Dạ dày là nơi chứa, nghiền nát, nhào trộn thức ăn với dịch vị cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tuy là không đáng kể. Và sau đó, chúng sẽ được đưa xuống ruột non để thực hiện công đoạn tiêu hóa và hấp thu cũng như đào thải.
Vị trí của dạ dày.
Độ pH rất thấp của dạ dày (từ 2 đến 2,5) không chỉ có tác dụng trong tiêu hóa mà còn có tác dụng trong phòng bệnh. Một số bệnh nhân mắc chứng teo niêm mạc dạ dày không đủ khả năng duy trì độ pH thấp là một rào cản hóa học khá hữu hiệu để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh theo thức ăn đi vào cơ thể nên sẽ dễ mắc các chứng bệnh nhiễm trùng đường ruột. Nếu độ pH này quá thấp sẽ có tác hại gây loét dạ dày tá tràng. Đặc biệt có một loại xoắn khuẩn có tên là Helicobacter Pylori (H.pylori) có vai trò cực kỳ quan trọng trong gây bệnh viêm loét cũng như ung thư dạ dày.
Một số bệnh thường gặp ở dạ dày: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng; bệnh trào ngược dạ dày thực quản; xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày); viêm hang vị dạ dày; nhiễm vi khuẩn HP dạ dày; ung thư dạ dày...
Dấu hiệu cảnh báo dạ dày "không khỏe"
Dạ dày không khỏe thường có các triệu chứng đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn và 2-3 giờ sau bữa ăn. Cơn đau này thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị trong khi thức ăn đã được tiêu hóa hết. Khi đó acid trong dịch vị sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày và gây kích thích, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng, căng bụng và khó dung nạp thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ; Tiết nhiều nước bọt, ợ nóng, khó chịu vùng ngực. Bệnh nhân thấy buồn nôn, nôn, sau khi nôn bệnh nhân sẽ dễ chịu hơn. Có thể gặp nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen do chảy máu ổ loét.
Đi tìm nguyên nhân...
Có nhiều nguyên nhân khiến dạ dày "có vấn đề", bao gồm:
Chế độ ăn uống không hợp lý: Bệnh nhân lạm dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe; ăn đồ quá cay nóng chiên xào; thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng bữa, quá bữa, ăn vội vàng, nhai không kỹ, ăn quá no hoặc để quá đói...
Chế độ sinh hoạt không điều độ: Ngủ không đủ giấc, thức quá khuya, mất ngủ làm cho acid dạ dày tiết không cần thiết là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh ở dạ dày với hội chứng trào ngược điển hình.
Lạm dụng quá nhiều thuốc tây và hóa chất: Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến tình trạng loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân.
Nhiễm vi khuẩn H.pylori: Vi khuẩn H.pylori là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
Do bệnh lý: Đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan... là những yếu tố nguy cơ có khả năng gây loét dạ dày tá tràng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như stress, căng thẳng, sợ hãi kéo dài sẽ gây áp lực cho dạ dày tá tràng và gây nên bệnh lý viêm loét dạ dày và loét tá tràng cho bệnh nhân.
Hình thể ngoài dạ dày.
Mối nguy khi dạ dày "có vấn đề"...
Đừng để dạ dày "mệt", vì khi đó thức ăn không được nhào trộn kỹ mà chuyển ngay xuống ruột. Khi đó, ruột không thể đảm nhận nhiệm vụ nhào trộn thức ăn thay dạ dày. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy, phân sống, chậm tiêu...
Khi bị đau dạ dày, điều cần lưu ý là không được tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám, điều trị và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
Khi thức ăn không được tiêu hóa trọn vẹn đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ không hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn đến tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng của việc thiếu chất dinh dưỡng. Hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng (gia tăng nguy cơ hạ huyết áp), hệ thần kinh vận động (tay chân bủn rủn, cơ bắp mệt mỏi, mắt trũng, da khô, mất ngủ...)...
Dạ dày hoạt động kém cũng có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày, khiến cho người bệnh luôn cảm thấy đầy tức bụng, mệt mỏi, chán ăn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí là nguyên nhân của một số bệnh mạn tính: Thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm thực quản trào ngược...
Bệnh nhân có ợ chua, ợ nóng là do dạ dày tiết quá nhiều acid, điều này sẽ khiến bệnh nhân dễ mắc trào ngược dạ dày (GERD), gây ra viêm họng tái phát nhiều lần, nuốt nghẹn, nặng có thể gây loét thực quản. Acid dạ dày trào ngược lên trên gây tổn thương niêm mạc ở tất cả những nơi nó đi qua, khiến thực quản, thanh quản, họng, thậm chí có thể mắc bệnh ở xoang và gây nên các bệnh lý thứ phát như viêm xoang, viêm họng mạn tính, viêm thanh quản, loét thực quản, lâu ngày có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thực quản...
Với bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn H.pylori nếu không được điều trị lâu dần có thể tiến triển thành ung thư dạ dày. Thông thường, vi khuẩn H.pylori thường gặp ở lớp màng nhày của dạ dày, tá tràng và có thể yên vị ở trong đó. Tuy nhiên, khi gặp môi trường thuận lợi như độ pH trong dạ dày mất ổn định, sức đề kháng của cơ thể yếu đi thì chúng sẽ phá vỡ lớp nhày để tấn công vào niêm mạc dạ dày và gây tổn thương.
Những trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng không điều trị hoặc điều trị không tốt có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh: Chảy máu ổ loét, hẹp môn vị (thức ăn bị ứ lại ở dạ dày không xuống được ruột non), thủng ổ loét dạ dày, tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Do đó khi nghi ngờ có các triệu chứng của bệnh dạ dày cần đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh.
ThS. BS.Nguyễn Ngọc Đan
Trẻ em béo phì dễ nguy cơ ung thư bàng quang Trẻ em bị thừa cân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn khi trưởng thành, theo Annals of Human Biology. Một nghiên cứu dựa trên hơn 315.000 trẻ em ở Đan Mạch, cho thấy, kích thước cơ thể có liên quan đến việc mắc bệnh sau này trong cuộc sống. Chỉ số khối cơ thể (BMI) tăng trên mức trung...