Phải làm gì khi mụn trứng cá nổi ngay cằm?
Tuổi dậy thì là giai đoạn dễ bị mụn trứng cá nhất. Dù vậy, những người 50 tuổi đôi khi cũng gặp vấn đề với chúng. Một trong những vị trí mụn trứng cá hay xuất hiện nhất là cằm.
Cằm là nơi thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá – Shutterstock
Cũng giống như mụn trứng cá thông thường, mụn trứng cá trên cằm gây không ít phiền phức. Khoảng 80% người từ 11 đến 30 tuổi từng bị mụn trứng cá, thậm chí những người đã hơn 50 tuổi cũng vẫn có thể bị, Reader’s Digest dẫn lời bác sĩ da liễu người Mỹ Doris Day.
Thông thường, mụn trứng cá ở cằm là do vấn đề về nội tiết. Chẳng hạn, phụ nữ đôi khi ngừng sử dụng phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố có thể bị mụn trứng cá, bác sĩ Day nói thêm.
Khi bị mụn trứng cá, da của người này có thể phản ứng khác với người kia, tùy thuộc vào từng loại da. Do đó, mọi người cần đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị phù hợp.
Có rất nhiều cách để điều trị, từ phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố, thuốc uống, kháng sinh đến các loại thuốc bôi.
Mọi người không nên tự điều trị mụn trứng cá tại nhà vì điều trị không đúng cách có thể khiến da bị kích ứng nặng hơn.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy mụn trứng cá có thể trở thành vấn đề dai dẳng với mọi lứa tuổi. Nhưng dường như nguyên nhân khiến phụ nữ bị mụn trứng cá nhiều nhất là do mất cân bằng hoóc môn.
Ngoài ra, chế độ ăn cân bằng cũng rất quan trọng. Một số bằng chứ khoa học cho thấy a xít béo omega 3 từ cá có thể giúp cân bằng chất nhờ trên da và giảm mụn trứng cá, theo Reader’s Digest.
Video đang HOT
Trong khi đó, những món có lượng đường cao như bánh mì trứng, khoai tây chiên có thể làm mất cân bằng hoóc môn và khiến mụn nhiều hơn.
Bện cạnh việc kiêng cử những món nhiều đường, một cách khác không những giúp có làn da đẹp mà còn giảm mỡ là tập thể dục thường xuyên.
Hoóc môn gây căng thẳng như cortisol có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể và khiến mụn trứng cá thêm nặng. Tập thể dục sẽ làm giảm nồng độ cortisol cũng như nguy cơ viêm nhiễm trên da.
Theo Reader’s Digest/Thanh niên
Thuốc điều trị mụn trứng cá: Một số lưu ý khi sử dụng
Mụn trứng cá là một tình trạng xảy ra phổ biến, nhất là ở lứa tuổi dậy thì. Việc điều trị trứng cá cũng như các biến chứng cần kiên trì. Vậy dùng thuốc trong điều trị mụn trứng cá thế nào cho an toàn và hiệu quả...
Trứng cá là bệnh viêm khu trú vùng nang lông, tuyến bã. Tăng tiết bã nhờn được coi là điều kiện cần của mụn trứng cá, còn phản ứng viêm được xem là yếu tố then chốt.
Tổn thương trứng cá có thể đi từ nhẹ (các mụn đầu đen hoặc đầu trắng, kèm các nốt sần có mủ hoặc không có mủ; thường tự hết trong vòng 1-2 tuần không để lại sẹo và cũng không cần phải dùng thuốc) đến nặng (tổn thương, đau, phù nề, nhiều nốt mủ, thậm chí có nhiều trứng cá dạng cục, bọc).
Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Có 4 nhóm nguyên nhân chính gây mụn trứng cá: Do da sản xuất quá nhiều dầu, do bít tắc nang lông do dầu và tế bào da chết, do vi khuẩn, do rối loạn hoạt động của hormon.
Một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trứng cá như thuốc corticosteroid, testosterone, lithium... Chế độ ăn nhiều chất béo và giàu năng lượng, chocolate... hoặc chế độ làm việc nghỉ ngơi không phù hợp như thức quá khuya... Trứng cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Bôi thuốc trị mụn trứng cá cần theo chỉ định của thầy thuốc.
Thuốc nào điều trị?
Các thuốc được dùng gồm có các sản phẩm dùng tại chỗ và các thuốc dùng đường toàn thân. Khi thuốc bôi ngoài không có tác dụng, cần dùng thuốc uống, đáp ứng với thuốc thường chậm và phải điều trị lâu dài. Trong thời gian điều trị bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không được sờ hay nặn mụn gây viêm nhiễm lan rộng (bội nhiễm), ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Các thuốc điều trị tại chỗ:
Retinoid và các thuốc giống retinoid: Là dẫn chất của vitamin A, bao gồm adapalene, tazarotene, tretinoin. Thuốc được trình bày dưới nhiều dạng như: kem, gel hoặc lotion. Nên sử dụng thuốc vào buổi chiều, bắt đầu bằng 3 lần/tuần, sau đó dùng hàng ngày.
Kháng sinh: Có tác dụng chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn trên da. Trong những tháng đầu điều trị, bạn có thể sử dụng phối hợp thuốc retinoid và kháng sinh. Kháng sinh dùng buổi sáng và retinoid buổi chiều. Kháng sinh có thể dùng cùng benzoyl peroxide để giảm đề kháng kháng sinh (không nên dùng kháng sinh đơn độc). Các kháng sinh hay dùng là clindamycin và erythromycin.
Salicylic acid và azelatic acid: Azelatic acid là sản phẩm thiên nhiên được tìm thấy nhiều trong hạt ngũ cốc và các sản phẩm động vật. Nó có tính kháng sinh tự nhiên. Kem azelaic acid 20% thường được dùng 2 lần/ngày trong thời gian ít nhất 4 tuần. Tăng hiệu quả sử dụng khi phối hợp cùng với erythromycin. Đây cũng là lựa chọn thích hợp ở những bệnh nhân mang thai hoặc cho con bú. Tác dụng phụ là mất sắc tố và kích ứng da nhẹ. Salicylic acid có thể giúp ngăn ngừa nút sừng nang lông.
Dapsone 5%: Dùng 2 lần/ngày rất tốt cho mụn trứng cá viêm, đặc biệt ở phụ nữ trưởng thành. Tác dụng phụ của thuốc là đỏ và khô da.
Ngoài ra, các sản phẩm có chứa kẽm, nicotinamide, resorcinol, sulfacetamide sodium hoặc chloride aluminum cũng có tác dụng điều trị trứng cá.
Thuốc dùng đường uống
Kháng sinh: Được dùng cho trứng cá từ mức độ trung bình đến nặng. Lựa chọn đầu tay là kháng sinh nhóm tetracycline hoặc macrolide. Nên sử dụng kháng sinh trong thời gian phù hợp để hạn chế kháng kháng sinh. Nếu sử dụng kèm benzoyl peroxide hoặc retinoids tại chỗ cũng giảm được nguy cơ kháng kháng sinh. Một số kháng sinh làm tăng nhạy cảm với ánh nắng, nên lưu ý bệnh nhân điều này.
Thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai đường uống phối hợp (estrogen và progestin) được FDA chấp nhận sử dụng cho bệnh nhân nữ mắc bệnh trứng cá. Khó có thể quan sát thấy hiệu quả trong thời gian ngắn, chính vì vậy nên phối hợp với các thuốc điều trị trứng cá khác trong thời gian đầu. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai đường uống là tăng cân, nôn, căng tức tuyến vú hoặc tăng nguy cơ tắc mạch.
Thuốc kháng androgen (aldactone): Có thể cân nhắc cho các bé gái thanh thiếu niên hoặc phụ nữ nếu kháng sinh không có tác dụng. Tác dụng phụ gồm có căng tức tuyến vú hoặc đau từng đợt.
Isotretinoin: Là thuốc điều trị trứng cá rất hiệu quả, thường được chỉ định cho các trường hợp trứng cá nặng hoặc không đáp ứng với các thuốc điều trị khác. Tuy nhiên, thuốc kèm theo nhiều tác dụng phụ như khô da, khô môi, tăng nguy cơ trầm cảm và tự tử, bất thường thai nhi... Các bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ các tác dụng phụ trong thời gian bệnh nhân dùng thuốc.
Các phương pháp khác
Ngoài dùng thuốc, một số phương pháp sau cũng được ứng dụng trong điều trị như: Laser và liệu pháp ánh sáng (nên dùng ánh sáng xanh để điều trị); lột da sinh học (được sử dụng với các acid như salicylic, glycolic hoặc retinoid acid và cần điều trị nhắc lại); loại bỏ nhân mụn (cẩn thận tránh để lại sẹo) và corticoid (các tổn thương sẩn cục hoặc nang lớn có thể được điều trị bằng tiêm corticoid tại chỗ. Thuốc có tác dụng giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ bao gồm mỏng da tại nơi điều trị).
Cách chăm sóc da tại nhà
Với các trường hợp trứng cá nhẹ hoặc các trường hợp sau điều trị trứng cá tại các phòng khám, nên tiến hành chăm sóc da tại nhà. Rửa mặt với các chất tẩy rửa dịu nhẹ: 2 lần/ngày, rửa mặt bằng tay với các sản phẩm dịu nhẹ. Tránh các chất kích ứng da, không nên cọ xát da thường xuyên. Sử dụng các mỹ phẩm kiểm soát dầu để giảm bớt lượng dầu trên da. Tránh nắng: Đặc biệt ở những bệnh nhân đang dùng các thuốc tăng nhạy cảm ánh nắng. Tránh sờ nắn nhiều vùng da tổn thương hoặc tự nặn mụn trứng cá vì nguy cơ nhiễm trùng cũng như để lại sẹo trên da. Nên tắm rửa để loại bỏ mồ hôi và giảm bớt dầu trên da sau khi hoạt động thể lực mạnh.
PGS. TS. Hoàng Thị Lâm (Đại học Y Hà Nội)
Theo khoe365
Cô bé dậy thì từ năm 4 tuổi Emily Dover ở Australia có kỳ kinh nguyệt đầu tiên vào năm 4 tuổi và trải qua thời kỳ mãn kinh lúc 7 tuổi. Emily Dover chào đời nặng 3,6 kg, mọi thứ đều bình thường cho đến khi được 4 tuần tuổi đột nhiên tăng trưởng nhanh khác lạ. Bé cao thêm 4 cm chỉ sau 7 ngày. Mẹ là Tam Dover...