Phải làm gì khi không thể ngừng ho vào ban đêm?
Những cơn ho vào ban đêm thường gây khó chịu cho người bệnh. Thậm chí, nếu cơn ho kéo dài dai dẳng còn phá hỏng giấc ngủ, tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Ho vào ban đêm thường là dấu hiệu của các bệnh tiềm ẩn như hen suyễn, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Dị ứng với các tác nhân trong không khí như bụi, nấm mốc, mạt nệm cũng có thể gây ho, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Các cơn ho vào ban đêm không chỉ gây khó chịu mà còn phá hỏng cả giấc ngủ người bệnh. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một số vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng có thể gây ra các cơn ho dai dẳng về đêm.
Trên thực tế, ho vào ban đêm là cơ chế tự động của cơ thể để tống các hạt hoặc chất gây khó chịu trong phế quản, khí quản và thanh quản ra ngoài. Nếu cơn ho vẫn không khỏi, người mắc có thể đến khám bác sĩ hoặc thử một số phương pháp giúp giảm ho tại nhà.
Trong trường hợp bạn nghi ngờ tác nhân gây ho vào ban đêm là chất gây dị ứng thì hãy tìm cách loại bỏ chúng trong không gian phòng ngủ. Điều này có nghĩa là bạn phải giặt hoặc bỏ đi nệm, gối cũ bị mọt bụi hay nấm mốc. Khăn trải giường, áo gối cũng phải được giặt và giũ thường xuyên. Không những vậy, thảm và rèm cửa cũng phải được vệ sinh định kỳ vì chúng có thể là nơi tích tụ bụi bẩn, nấm mốc.
Video đang HOT
Một cách dễ làm giúp giảm ho, trong đó có ho vào ban đêm, là uống trà pha với mật ong. Hỗn hợp này sẽ giúp làm dịu cổ họng. Người bệnh cũng có thể tự điều trị ở nhà bằng si rô ho hay các loại thuốc viên giảm ho không kê đơn. Chúng thường có tác dụng nhanh và giúp giảm triệu chứng một cách hiệu quả.
Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến cáo người bệnh nên súc cổ họng bằng nước muối trước khi ngủ để giảm ho vào ban đêm. Nước muối có thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng còn vướng lại trong cổ họng, theo Medical News Today.
Bông tắm bẩn đến mức nào, bạn sử dụng đúng cách chưa?
Bạn đã bao giờ kiểm tra xem bông tắm có thực sự sạch hay không, trước khi lau cơ thể của mình?
Tiến sĩ Kok Wai Leong, bác sĩ da liễu tại Phòng khám da liễu DS Skin & Wellness Clinic (Singapore), giải thích rằng phòng tắm là nơi sinh sôi của vi khuẩn, nấm và thậm chí là virus. Chủ yếu do môi trường ẩm ướt, thiếu thông gió. Nấm mốc có thể phát triển trên bề mặt ẩm ướt, kể cả bông tắm, khăn tắm.
Nấm mốc có thể phát triển trên bề mặt ẩm ướt, kể cả bông tắm, khăn tắm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hơn nữa, bản chất của bông tắm hoặc xơ mướp là có nhiều ngóc ngách và xốp - rất thích hợp cho tế bào chết bám vào. Tiến sĩ Melissa Piliang, bác sĩ da liễu của Phòng khám Cleveland Clinic (Mỹ), cho biết điều đó biến vật dụng này trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn .
Nghiên cứu cho thấy bông tắm đã sử dụng có chứa lượng vi khuẩn đáng kể. Có thể do không giặt sạch, không khử trùng đúng cách hoặc không để khô ráo, tiến sĩ Kok giải thích.
Dù hầu hết các vi khuẩn này đều vô hại, và đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe làn da. Nhưng đối với người dễ mắc bệnh về da hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm, vi khuẩn có thể làm thay đổi sự cân bằng của các vi sinh vật thường trú. Từ đó có thể dẫn đến viêm da.
Đó là lý do tại sao cần phải đảm bảo giữ sạch bông tắm, thay thường xuyên và sử dụng nhẹ nhàng - không chà xát da quá mạnh, theo Cleveland Clinic.
Theo bác sĩ Kok, bông tắm và khăn lau có thể ma sát và gây trầy xước, đặc biệt là khi chà xát quá mạnh.
Những vết trầy xước này trở thành nơi để vi khuẩn từ các dụng cụ bị ô nhiễm xâm nhập.
Đây là lý do tại sao việc làm sạch bông tắm hoặc khăn tắm là vô cùng quan trọng.
Xả sạch bông tắm sau mỗi lần sử dụng. Treo bông tắm ở nơi thông thoáng để dễ khô nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK
Mẹo làm sạch và dùng bông tắm
Tiến sĩ Piliang đưa ra một số lời khuyên:
Làm khô hằng ngày: Xả sạch bông tắm sau mỗi lần sử dụng. Vẩy kỹ cho ráo nước và treo ở nơi thông thoáng để dễ khô nhất.
Tránh sử dụng bông tắm vài ngày sau khi cạo lông chân: Tiến sĩ Piliang cho biết, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da thông qua vết đứt nếu có, vì vậy không nên sử dụng bông tắm trong vài ngày sau khi cạo lông chân.
Không bao giờ sử dụng bông tắm cho mặt hoặc vùng kín: Những bộ phận này rất nhạy cảm.
Làm sạch bông tắm hằng tuần: Nên làm sạch bông tắm ít nhất một lần một tuần. Ngâm trong dung dịch thuốc tẩy pha loãng trong 5 phút và sau đó xả thật sạch.
Thay mới thường xuyên: Nếu dùng xơ mướp nên thay 3 - 4 tuần một lần. Nếu dùng bông tắm bằng nilon, nên thay mới mỗi 2 tháng.
Nếu thấy có nấm mốc hoặc ngửi thấy mùi mốc, nên bỏ ngay và thay cái mới, theo Cleveland Clinic.
Vì sao bạn cần phải rửa tay sau khi tập gym? Rửa tay sau khi tập gym là thói quen rất quan trọng cần được duy trì. Các bề mặt trong phòng tập gym có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút và nấm mốc. Nếu không rửa tay thì sẽ khiến bản thân dễ bị nhiễm bệnh. Cũng như khi từ bệnh viện trở về, chúng ta cần phải rửa sạch tay sau...