Phải làm gì khi bị sốt?
Nếu hạ sốt không đúng hoặc xử lý sai cách còn có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với sức khoẻ, thậm chí là tính mạng đó.
Sốt xảy ra khi nào?
Sốt là một dấu hiệu y khoa thông thường, đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể người (nhiệt độ bình thường là 36,5 – 37,5 độ C).
Sốt thường là đáp ứng của cơ thể với một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài 2 đến 3 ngày. Ngoài ra, sốt còn có thể xảy ra do những bệnh không nhiễm trùng khác, do tiếp xúc với nước nóng, tập thể dục, sau chích ngừa…
Cụ thể, sốt có thể là triệu chứng của một số bệnh như:
- Các bệnh truyền nhiễm: cúm, sốt rét, HIV…
- Các loại viêm khác: mụn, nhọt, trứng cá, áp xe…
- Mắc các bệnh tự miễn như: lupus đỏ, Sarcoidosisban, sarcoidosis…
- Cơ thể phản ứng với sự bất tương hợp giữa các nhóm máu.
- Bị ung thư.
- Các bệnh rối loạn tiêu hóa như: gút, porphyria…
- Truyền protein lạ vào cơ thể.
- Tiêm muối dưới da hay tiêm bắp gây ưu trương dẫn đến hủy hoại tổ chức và gây sốt.
Video đang HOT
- Mỡ dư thừa chèn vào trung khu thần kinh não bộ cũng có thể gây ra sốt.
Phải làm gì khi bị sốt?
Khi bắt đầu có biểu hiện sốt, cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân ngay để xử lý đúng cách:
- Để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, có nhiệt độ phòng từ khoảng 25 đến 28 độ, mặc quần áo thoáng, liên tục thấm mồ hôi, chườm mát, uống nhiều nước.
- Sử dụng thuốc hạ sốt khi người bệnh sốt từ 39 độ trở lên. Việc mua và sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.
- Cho bệnh nhân ăn uống bằng các loại thức ăn lỏng như cháo, súp, uống các loại nước hoa quả như cam, chanh.
- Cần đưa đến bệnh viện ngay trong các trường hợp sau:
Sốt trên 39 độ mà các biện pháp hạ sốt không có tác dụng.
Sốt rất cao, trên 41 độ C.
Sốt liên tục trên 2 ngày.
Sốt rét mà không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, tổn thương não, động kinh, suy tạng như suy gan, suy thận, suy tim… Vì thế, hãy biết cách xử lý đúng cách để tránh các hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo (source): Cục Y tế dự phòng (vncdc.gov.vn).
Thiếu các công trình nước đẩy hàng triệu người trên toàn cầu vào nguy hiểm
"Hơn 2 tỷ người phải đối mặt với rủi ro sức khỏe nghiêm trọng vì các công trình nước cơ bản không có sẵn ở một trong bốn trung tâm y tế trên toàn cầu", Liên Hợp Quốc cho biết và kêu gọi các nước làm nhiều hơn để ngăn chặn sự lây truyền các bệnh nhiễm trùng có thể gây tử vong.
Bà mẹ và trẻ sơ sinh chịu tác động lớn do thiếu các cơ sở về nước
Trong đánh giá đầu tiên, báo cáo về Dịch vụ cấp nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường (WASH) trong các Cơ sở chăm sóc sức khỏe từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cũng chỉ ra một trong năm cơ sở chăm sóc sức khỏe không có nhà vệ sinh hoặc nhà tiêu - một vấn đề ảnh hưởng đến ít nhất 1,5 tỷ người và có thể phản ánh sự thiếu thốn cơ sở trong cộng đồng rộng lớn hơn.
Bác sĩ Bruce Gordon, điều phối viên của WHO, phụ trách về nước và vệ sinh cho biết: "Điều duy nhất bạn cần làm là rửa tay, bất kể sức đề kháng của bạn ở mức độ nào. Không phải chỉ là vấn đề về bệnh tiêu chảy, đó còn là mối lo ngại về bất kỳ bệnh nhiễm trùng cơ hội nào có thể sống trên da, xâm nhập vào cơ thể và khiến mọi người bị nhiễm trùng. Chúng ta cần xóa bỏ lây nhiễm bằng cách rửa tay".
Theo nghiên cứu của WHO và UNICEF, người dân ở các quốc gia nghèo nhất thế giới là đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì các dịch vụ nước cơ bản chỉ có ở một phần hai trong số tất cả các cơ sở ở các nước kém phát triển nhất (LDC).
Sự thâm hụt LDC này ảnh hưởng rất lớn đến bà mẹ và trẻ sơ sinh, vì ước tính cứ 5 đứa trẻ được sinh ra thì có một đứa trẻ ở 5 quốc gia nghèo nhất thế giới, nghĩa là mỗi năm, 17 triệu phụ nữ ở các quốc gia này sinh con ở các trung tâm y tế không đủ cơ sở vật chất về nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Bất bình đẳng nguy hiểm trong các nước, đặc biệt ở khu vực nông thôn
Báo cáo cũng cho thấy sự bất bình đẳng nguy hiểm ở các quốc gia, với cộng đồng ở khu vực nông thôn, hầu hết không có các cơ sở chăm sóc sức khỏe đàng hoàng so với người dân sống ở các thị trấn", chuyên gia thống kê và giám sát cấp cao về công tác cung ứng nước và vệ sinh của UNICEF, Tom Slaymaker cho biết.
Theo ông, người dân đang dựa vào các cơ sở chăm sóc sức khỏe mà không có bất kỳ loại nhà vệ sinh cải tiến nào. Những người bị bệnh đã thải ra nhiều mầm bệnh trong phân trong khi không có nhà vệ sinh, nhân viên, bệnh nhân - trong đó có cả mẹ và em bé - có nguy cơ mắc bệnh và lây lan từ chất thải của con người nhiều hơn.
"Mặc dù một trong 10 bệnh viện trên toàn cầu thiếu nhà vệ sinh, con số này tăng đã lên một phần năm đối với các cơ sở y tế nhỏ hơn trên toàn cầu", ông Slaymaker nói.
Bà ngoại tắm cho cháu bé sơ sinh tại phòng hộ sinh được UNICEF hỗ trợ tại POC ở Malakal, Nam Sudan. Ảnh: UNICEF
"Các cơ sở của chính phủ cũng cung cấp mức độ chăm sóc thấp hơn so với các phòng khám và bệnh viện tư nhân", ông nói trước khi nhấn mạnh việc báo cáo phát hiện có một sự thất bại lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu vệ sinh khác nhau giữa nam giới và phụ nữ - cả bệnh nhân và chuyên gia y tế.
Nhấn mạnh việc thiếu sự phân biệt an toàn và xử lý chất thải y tế, ông Slaymaker cho biết: "Nhu cầu của những người có khả năng di chuyển hạn chế cũng bị bỏ qua, đây là một vấn đề lớn, vì họ thường có nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe hơn trong cộng đồng rộng lớn hơn".
Trong lời kêu gọi nhiều quốc gia đầu tư vào các dịch vụ nước và vệ sinh (WASH), Tiến sĩ Gordon cho rằng cam kết chính trị là chìa khóa.
"WASH thường cần tài chính công mạnh mẽ thông qua thuế. Có rất nhiều phong trào để thu được nguồn vốn tư nhân nhưng nếu chúng ta thực sự muốn tiếp cận với những người dễ bị tổn thương, những người có rất ít nguồn lực thì chi tiêu công và thuế cần phải có sự cân bằng đáng kể.
"Tác động tàn phá của bão nhiệt đới Idai ở miền Nam châu Phi 3 tuần trước đã làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản ở nhiều quốc gia trong khu vực", ông Slaymaker nói và nhấn mạnh rằng UNICEF đang nỗ lực tham gia vào công tác ứng phó ở Mozambique.
"Rõ ràng trong tình hình đó, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thậm chí còn lớn hơn, nhưng khả năng cung cấp bị tổn hại nặng nề", ông Slaymaker giải thích.
Theo ông, một trong những mục tiêu của báo cáo là đề xuất cách xây dựng lại các dịch vụ sau này, vì vậy họ có thể giữ các dịch vụ y tế hoạt động trong tương lai trong bối cảnh thảm họa như chúng ta vừa thấy.
Ngoài việc cung cấp tổng quan về nước và vệ sinh toàn cầu trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các báo cáo trong tương lai được tạo ra 2 năm một lần sẽ theo dõi tiến trình phù hợp với các mục tiêu Phát triển Bền vững.
"Hy vọng vào năm 2030, chúng ta sẽ thấy tất cả các cơ sở chăm sóc y tế có cơ sở vật chất tốt và 80% với mức độ dịch vụ cao hơn một chút khi bạn đến bệnh viện. Bạn có thể được chăm sóc tốt và các nhân viên tại bệnh viện cũng có thể làm việc trong một không gian thoải mái và nhận được nhiều hỗ trợ" - bác sĩ Gordon nhấn mạnh.
Mai Đan
Tổng hợp từ UN News
Theo baotainguyenmoitruong
Mối đe dọa thai phụ mang tên "Toxoplasma" Loại ký sinh trùng ít được quan tâm và biết đến nhưng lại là mối đe dọa sức khỏe của các thai phụ trong thai kỳ. Toxoplasma không chỉ gây hại cho mẹ và còn nguy hiểm đến tính mạng thai nhi. Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma Là bệnh nhiễm trùng do một loại ký sinh trùng đơn bào có tên là Toxoplasma...