Phải làm gì khi bị ngứa mắt?
Mắt tôi rất ngứa khi thời tiết bắt đầu vào xuân. Có cách nào điều trị chứng bệnh này tốt nhất? Dùng thuốc đường uống làm tôi rất buồn ngủ.
Trả lời:
Tôi thấy nhiều bệnh nhân bị dị ứng khi những dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân xuất hiện. Thực tế dị ứng theo mùa ảnh hưởng tới ít nhất là 20% dân số.
Một số người hắt hơi, chảy nước mũi và sung huyết trong khi những người khác thì phàn nàn là bị ngứa mắt, khụt khịt mũi hay húng hắng ho.
Dùng thuốc đường uống sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng dị ứng này nhưng nếu bạn chỉ ngứa mắt thì một số cách điều trị sau sẽ hữu ích mà lại không gây buồn ngủ:
Video đang HOT
Đầu tiên, hãy cố gắng tránh xa các môi trường gây dị ứng bằng cách đóng cửa sổ và cửa ô tô, sử dụng điều hòa.
Khi bi di ưng theo mua, một số người hắt hơi, chảy nước mũi và sung huyết trong khi những người khác thì phàn nàn là bị ngứa mắt, khụt khịt mũi hay húng hắng ho. (anh minh hoa)
Kiềm chế dụi mắt mà thay vào đó, dùng miếng bông mềm mát để lau mắt mỗi khi ngứa.
Dùng thuốc nhỏ mắt loại không kê toa có tác dụng giảm ngứa hoặc đi khám để được kê loại thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng histamine hay chống dị ứng.
Cũng có 1 số loại thuốc xịt mũi mà có thể điều trị cho tình trạng khó chịu ở mắt thường đi kèm với các biểu hiện khó chịu ở mũi.
Cuối cùng, những người bị nặng nên tiêm 1 mũi chống dị ứng. Lưu ý là nên trao đổi với bác sĩ để có cách điều trị tốt nhất.
(Theo Dân tri)
Những căn bệnh do áp lực tâm lý mà ra
Nghiên cứu kéo dài 10 năm của một nhà tâm lý học, thuộc Đại học Carnegie Mellon ở Mỹ đã phát hiện ra 10 căn bệnh có liên quan tới áp lực:
1. Trầm cảm
Khoảng 1/4 số người thường xuyên phải chịu áp lực lớn có triệu chứng lâm sàng của căn bệnh trầm cảm.
2. Béo phì
Nghiên cứu phát hiện ra cơ thể những người phải chịu áp lực lớn bài tiết ra chất europeptide thúc đẩy các tế bào mỡ phát triển.
3. Chứng mất trí
Những người già phải chịu áp lực lớn có tỉ lệ mắc chứng bệnh này cao hơn 50% so với những người khác.
Thương xuyên chiu ap lưc co nguy cơ cao bi trâm cam (anh minh hoa)
4. Dễ mắc bệnh lây truyền
Chịu áp lực liên tục trong thời gian dài sẽ làm tổn hại đến hệ miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm.
5. Ung thư vú
Áp lực cũng có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư vú, đồng thời thúc đẩy tốc độ phát triển của căn bệnh này.
6. Mất ngủ
Những người chịu áp lực cao thường ngủ ít, giấc ngủ không điều độ.
Những người chịu áp lực cao thường ngủ ít, giấc ngủ không điều độ. (anh minh hoa)
7. Bệnh tim mạch
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch của những người chịu áp lực cao tăng 50% so với thông thường.
8. Chứng mày đay
Chứng mày đay ở những người chịu áp lực cao càng trở nên nghiêm trọng.
9. Suy giảm chức năng sinh lý
Áp lực quá lớn có thể làm giảm số lượng tinh trùng hoặc trứng.
10. Trúng gió
Tỉ lệ trúng gió của người bị áp lực cao gấp đôi người bình thường.
(Theo Dân tri)
Biện pháp khắc phục chứng chảy nước mũi do cảm cúm Không gì khó chịu hơn mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm thì chúng thường kèm theo các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Làm sao để khắc phục đây? Nếu bạn bị chảy nước mũi liên tục trong vài tuần, bạn cần gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị đúng cách. Trong thời gian chưa...