Phải làm gì khi bị mắc Covid-19?

Theo dõi VGT trên

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 2K ( Khẩu trang- Khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Bộ Y tế cho biết, hệ thống giám sát dịch bệnh đã nhận được thông báo về việc gia tăng các bệnh truyền nhiễm, bệnh lây qua đường hô hấp, đặc biệt là Covid-19 tại một số quốc gia như Malaysia (tăng từ 50-100%), Singapore (tăng 65% trong tuần cuối tháng 11, đầu tháng 12/2023).

Phải làm gì khi bị mắc Covid-19? - Hình 1

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 2K (Khẩu trang-Khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam hiện vẫn được kiểm soát; số ca bệnh ghi nhận thấp, rải rác và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng.

Cùng đó, số ca nhập viện và số bệnh nhân nặng cũng thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Bộ Y tế khuyến cáo hiện đang trong giai đoạn vào mùa đông – xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường, nhu cầu giao thương, đi lại, du lịch cuối năm tăng cao, là nguyên nhân và điều kiện cho sự xuất hiện, lây lan bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cúm, sởi, rubella, ho gà, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh.

Vì vậy, người dân cần thực hiện 2K (khẩu trang-khử khuẩn) để phòng bệnh Covid-19 và các bệnh lây qua đường hô hấp.

Với dịch Covid-19, Sở Y tế TP.HCM vừa trình UBND TP.HCM dự thảo kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch Covid-19 giai đoạn từ 2023 – 2025.

Tại TP.HCM, thông qua việc giám sát các biến thể của vi rút SARS-CoV-2 cho thấy đang lưu hành bốn biến thể của Omicron gồm XBB.1.9 (4 chủng), XBB.1.16 (2 chủng), BA.2.75 (1 chủng), BA.2.86.1 (1 chủng).

Chỉ duy nhất EG.5 là biến thể phổ biến nhất được ghi nhận tại 89 quốc gia nhưng vẫn chưa được phát hiện ở TP.HCM. Trong hệ thống các bệnh viện của TP.HCM cũng chưa ghi nhận các trường hợp mắc dịch Covid-19 mới cần nhập viện điều trị, tuy vậy khi số ca mắc Covid-19 đang tăng ở một số nước, phải nhìn nhận nguy cơ số ca mắc gia tăng trở lại là điều khó tránh khỏi.

Ngoài việc tăng cường giám sát ca bệnh, các biến thể Covid-19 lồng ghép trong giám sát tác nhân viêm hô hấp cấp tính, chúng tôi đã yêu cầu các cơ sở điều trị tăng cường chẩn đoán, phát hiện những trường hợp mắc dịch Covid-19 trên những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao.

Mục tiêu nhằm có chế độ chăm sóc, điều trị phù hợp giảm thiểu thấp nhất nguy cơ biến chứng hoặc tử vong. Các cơ sở cũng cần đảm bảo việc sẵn sàng phân luồng điều trị khi cần, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Với người mắc Covid-19 từ 5-16 tuổi, theo phác đồ điều trị do Bộ Y tế đưa ra, cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), màu sắc da, niêm mạc, ăn uống, ho, đau ngực, đau bụng, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài), mất khứu giác, thính giác.

Video đang HOT

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà: Trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu. để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc covid-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: 20 lần/phút. Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

SpO2

Đối với F0 điều trị tại nhà là người trên 16 tuổi, cần theo dõi các dấu hiệu:

Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 và huyết áp (nếu có thể).

Các triệu chứng: mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng/đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ.

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay với cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà/cơ sở lưu trú: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa người mắc covid-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Khó thở, thở hụt hơi. Nhịp thở 20 lần/phút. SpO2 96%. Mạch nhanh> 120 nhịp/phút hoặc

Huyết áp thấp: huyết áp tâm thu

Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, co giật. Không thể ăn uống do nôn nhiều.

Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người mắc Covid-19 mà thấy cần khám, chữa bệnh. Hướng dẫn của Bộ Y tế cũng nêu rõ đối với F0 điều trị tại nhà sử dụng thuốc như sau: Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38,50 C hoặc đau đầu nhiều:

Người lớn: Paracetamol, mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

Trẻ em: Paracetamol liều 10-15 m g/kg/l ần (uống hoặc đặt hậu môn), cách tối thiểu 4-6 giờ nếu cần nhắc lại, lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích người mắc covid-19 uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.

Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

Tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh. Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

Ho nhiều: Có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin… Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trong khi sử dụng thuốc

Ngạt mũi, xổ mũi: Cần xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%. Tiêu chảy: Chế phẩm vi sinh có lợi cho đường ruột (probiotic), men tiêu hóa.

Bộ Y tế lưu ý: Với người đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn. Không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm. khi chưa có chỉ định, kê đơn. Không xông cho trẻ em.

Cách nào giúp nhanh khỏi cảm cúm?

Cảm cúm là một bệnh thường xuyên xảy ra, dễ lây lan và có các biểu hiện dai dẳng. Các biểu hiện không chỉ gây khó chịu cho người bệnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị tích cực.

Vì vậy, làm thế nào để nhanh khỏi khi mắc cảm cúm?

Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn nhanh khỏi cảm cúm.

Cần nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu mắc bệnh

Khi bị cảm cúm người bệnh nên nghỉ ngơi, các biểu hiện sớm của bệnh xuất hiện như: mệt mỏi, âm ấm đầu hay mũi bị nghẹt... sẽ trầm trọng hơn nếu người bệnh chủ quan. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, chỉ cần nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, cơ thể bạn sẽ tự sản sinh ra kháng thể để chống lại với virus gây bệnh và tiêu diệt nó trước khi phát triển mạnh thêm.

Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi và thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến bệnh cảm cúm khó thuyên giảm và làm cho các triệu chứng khàn cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.

Thực hiện chỉ định của bác sĩ để giảm những khó chịu

Khi mắc cảm cúm, người bệnh sẽ có các biểu hiện như sốt, ho, đau đầu. Chỉ nên uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ (như paracetamol, thuốc cảm cúm...) và uống vitamin C liều cao. Còn đối với những người bị cảm cúm có tiền sử loét dạ dày - tá tràng không được uống aspirin, APC, vitamin C.

Cách nào giúp nhanh khỏi cảm cúm? - Hình 1

Khi mắc cảm cúm cần uống nhiều nước ấm, tăng cường ăn uống đủ chất giàu vitamin.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Hằng ngày, người bệnh bị cảm cúm nên nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn. Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, mặc áo quần thoáng mát. Có thể tắm bằng các lá thơm đóng kín cửa hoặc trùm vải kín để xông các lá thơm như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, tần dày, lá húng chanh, húng quế, ngũ trảo, từ bi, long não, bồ bồ (thủy xương bồ) để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh. Tuy nhiên, không xông lá thơm liên tục tránh mất nước.

Cần chú ý đến dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng

Khi mắc cảm cúm cần uống nhiều nước ấm, tăng cường ăn uống đủ chất giàu vitamin. Trong cơ thể con người có đến 70% là nước, thông thường bạn cần phải uống khoảng 1,5 - 2 lít nước một ngày, đặc biệt là khi bị cúm thì cơ thể lại càng háo nước hơn nữa. Nếu không được bổ sung nước đầy đủ khi bị bệnh, các cơ quan trong cơ thể sẽ không thể hoạt động hiệu quả, cùng với đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch khiến cho virus cúm càng có cơ hội tấn công mạnh mẽ hơn. Do đó, để nhanh chóng khỏi bệnh, hãy cố gắng uống thật nhiều nước, ngay cả khi bạn không thấy khát.

Cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu, uống nhiều nước (oresol, nước quả tươi, cháo giải cảm, nước chanh tươi ấm pha mật ong...), nhất là với người cao tuổi và trẻ em. Vitamin và khoáng chất là hai loại dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Bởi chúng có tác dụng tăng cường khả năng đề kháng của hệ miễn dịch để chống lại mầm bệnh, hơn nữa còn giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn. Vì vây, để bổ sung vitamin và khoáng chất, nên ăn nhiều loại hoa quả như cam, bưởi... cũng giúp phòng tránh cúm hiệu quả.

Bị cảm cúm thường sốt sau 7 ngày mà người bệnh vẫn không giảm hoặc tái sốt cần đến cơ sở y tế ngay vì có thể bị bội nhiễm vi khuẩn và các biến chứng nguy hiểm khó lường khác.

Cách nào giúp nhanh khỏi cảm cúm? - Hình 2

Ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt...) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

Lưu ý đối với người chăm sóc bệnh nhân bị cảm cúm

- Cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

- Đồ dùng của người cảm cúm (như bát, đũa, thìa, cốc, chén...) tốt nhất là nên dùng riêng. Khăn giấy của bệnh nhân cảm cúm đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác.

Chú ý bồi dưỡng thêm chất bổ để đảm bảo sức khỏe khi chăm người bệnh cảm cúm, nên ăn thêm gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn (như hành, tỏi, gừng...), ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt...) để tăng cường sức đề kháng chống lại vi khuẩn gây bệnh cảm cúm.

- Mỗi ngày nên uống 1 ly trà gừng ấm và uống nước ấm để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị lây bệnh cảm cúm.

Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như: sổ mũi, nhức đầu, đau mình mẩy, mắt đỏ, gai gai rét, phải cách ly, đưa bệnh nhân đi khám, điều trị ngay.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước bị thiếu i-ốt trên thế giới
09:00:30 07/11/2024
Uống trà xanh mỗi ngày, loại nào tốt cho sức khỏe?
10:06:34 08/11/2024
Các bài thuốc chữa bệnh từ lá mơ lông
05:24:28 07/11/2024
Người đàn ông mắc uốn ván từ nguyên nhân hiếm gặp
05:27:10 07/11/2024
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Cây dại mọc đầy ở Việt Nam, ra nước ngoài bán hơn nửa triệu/kg
13:54:37 08/11/2024
7 thực phẩm gây mất ngủ, lão hóa nhanh
13:56:43 08/11/2024

Tin đang nóng

Đã tìm thấy máy bay Yak-130 rơi ở Đắk Lắk
16:22:22 08/11/2024
100 triệu người xem bài bóc phốt đáng sợ về bạn gái Huỳnh Hiểu Minh, tài tử hạng A là nạn nhân thê thảm nhất
16:49:21 08/11/2024
Clip Kỳ Duyên được truyền thông quốc tế săn đón, nhận thêm tin vui sau chuỗi ngày trồi sụt ở Miss Universe
15:42:44 08/11/2024
Hiền Hồ bỏ về gấp sau khi bị hỏi chuyện cặp kè với đại gia tại sự kiện?
16:52:24 08/11/2024
Xác minh clip "Mẹ ơi, đừng đánh con!" gây phẫn nộ trên mạng xã hội
16:47:57 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024

Tin mới nhất

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Máy tạo nhịp tim dạng tiêm

13:46:32 08/11/2024
Vị trí tiêm đóng vai trò là điểm tiếp xúc với thiết bị bên ngoài để đo kiểm, cho phép đo điện tâm đồ và cung cấp kích thích điện công suất thấp để điều chỉnh nhịp tim.

Không chủ quan với bệnh dại

09:44:05 08/11/2024
Bệnh dại hoàn toàn có thể phòng được nhưng số liệu thống kê từ các cơ quan chức năng cho thấy, trung bình mỗi năm nước ta vẫn có khoảng 70 người tử vong vì bệnh dại.

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Lá bàng có tác dụng gì?

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi trong 'Đi giữa trời rực rỡ' lộ bằng chứng đang hẹn hò?

Sao việt

21:34:49 08/11/2024
Sao nam Đi giữa trời rực rỡ bất ngờ khoe loạt ảnh nắm tay, môi kề môi với một bạn diễn nữ. Phải chăng Vbiz sắp có thêm tin vui?

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Khách xếp hàng hứng nước từ điều hòa ở đền cổ vì tưởng nước thiêng

Thế giới

21:27:57 08/11/2024
Những tín đồ xếp hàng chờ uống nước nhỏ từ bức tượng voi trong đền Shri Banke Bihari ở thành phố Vrindavan (Ấn Độ) vì nghĩ đó là nước thiêng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Nagelsmann mắc sai lầm khó tin gọi ngôi sao tuyển Latvia vào đội tuyển Đức

Sao thể thao

21:00:59 08/11/2024
HLV trưởng đội tuyển Đức đã gây ra một vài bất ngờ với đội hình mới nhất của mình, đặc biệt là việc ông điền tên một cầu thủ quốc tế của Latvia vào danh sách các ngôi sao mà ông triệu tập

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.

Xã hội đen bất ngờ chỉ thẳng mặt mẹ Diddy, tố cáo mối liên quan đến tội ác của ông trùm

Sao âu mỹ

20:51:58 08/11/2024
Vào ngày 7/11, Deon D1 Best tố cáo Diddy sử dụng tên mẹ mình để thành lập công ty nhằm che giấu tiền bạc và các hợp đồng phạm pháp khác.

Vợ ông trùm 'Độc đạo' kể chuyện quay cảnh đánh ghen bị trật ngón tay

Hậu trường phim

20:38:00 08/11/2024
Diễn viên Thu Huyền - vai Ánh - vợ ông trùm Quân già trong Độc đạo kể chuyện hậu trường bị trật ngón tay phải bó bột khi quay cảnh đánh ghen giữ chồng.

Miền Trung "lên dây cót" ứng phó bão Yinxing

Tin nổi bật

20:20:43 08/11/2024
Các tỉnh, thành miền Trung đã có công điện chủ động ứng phó với bão Yinxing theo phương châm 4 tại chỗ , trong đó việc bảo đảm tài sản, tính mạng của người dân được ưu tiên hàng đầu.

Chuỗi sự kiện âm nhạc đầy tham vọng, muốn đưa nhạc Việt "xâm chiếm" châu Á liệu có thành công?

Nhạc việt

20:15:25 08/11/2024
Vừa qua, Xin Chào Live Music - mô hình giải trí uy tín đã tổ chức họp báo công bố các dự án âm nhạc và sự kiện giải trí trong năm 2025.

Công bố địa điểm tổ chức concert 2NE1 tại TP.HCM, liệu có lặp lại lịch sử như BLACKPINK?

Nhạc quốc tế

19:24:13 08/11/2024
2 đêm concert của 2NE1 tại TP.HCM sẽ được tổ chức ở địa điểm quen thuộc - Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC).