Phải kiên quyết cho phá sản các dự án không thể phục hồi
Đây là nội dung được Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh tại phiên họp Ban Chỉ đạo xử lý 12 dự án kém hiệu quả ngày 3/4.
Phó Thủ tướng đề nghị, trước mắt cần phân chia các dự án thành 3 nhóm cụ thể gồm: Nhóm các dự án đã phục hồi có lãi; Nhóm các dự án có thể phục hồi; Nhóm các dự án không thể phục hồi để cho giải thể, phá sản.
Quang cảnh phiên họp.
Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành có liên quan cần lấy ý kiến thẩm định của các nhà tư vấn để xem dự án nào có thể dừng. Bên cạnh đó tìm đối tác cùng ngành nghề với các dự án có thể phục hồi để có thể liên kết, hợp tác cho thuê tài sản hoặc là bán đứt để thu hồi vốn cho Nhà nước.
Video đang HOT
Nhấn mạnh Nhà nước không đặt mục tiêu thu được bao nhiêu tiền từ xử lý dự án yếu kém mà quan trọng là trả được bao tiền để Nhà nước không còn gánh nợ, do vậy Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành cần sớm đưa ra phương án khả thi trên tinh thần tự chủ tự chịu trách nhiệm để có thể xử lý dứt điểm vào cuối năm nay theo yêu cầu của Thủ tướng.
Nhiều dự án núi Cô Tiên xin 'khởi động lại' dù vi phạm quy hoạch
Gần đây, một vài dự án ở dự án trên núi Cô Tiên (phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang) đã "rục rịch" xin UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép được hoạt động trở lại dù có vi phạm về quy hoạch.
Ngày 3/4, một lãnh đạo UBND Khánh Hoà xác nhận: Công ty TNHH Thương mại Du lịch Kim Vân Thủy (chủ đầu tư dự án Khu biệt thự Kim Vân Thủy) và Công ty TNHH MTV Vịnh Trà Nha Trang (chủ đầu tư dự án Khu biệt thự sinh thái Cozy Garden) vừa kiến nghị UBND tỉnh này tiếp được triển khai dự án trên núi Cô Tiên. Cả 2 dự án đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, nhưng do chưa có quy hoạch tổng thể 1/2.000 núi Cô Tiên nên tất cả các dự án buộc phải tạm dừng.
Trong đó, dự án Khu biệt thự Kim Vân Thủy (tổng diện tích trên 19ha) đã thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng. Sau thời điểm khởi công tháng 10/2014, dự án Khu biệt thự Kim Vân Thủy gần như "dậm chân tại chỗ", hạ tầng chưa triển khai. Còn dự án Khu biệt thự sinh thái Cozy Garden (tổng diện tích 8,5ha) hiện đã xong công tác giải phóng mặt bằng, chưa tổ chức thi công.
Nhiều dự án được thực hiện trên núi Cô Tiên dù chưa có quy hoạch 1/2.000
Kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa, 2 nhà đầu dự án nói trên nêu lý do chính để tiếp tục được thực hiện như: Dự án đã tạm dừng triển khai thời gian dài, nhà đầu tư thiệt hại nặng về tài chính, cơ hội kinh doanh cũng như các phương án đầu tư kinh doanh không còn phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
Vì vậy, chủ đầu tư cả 2 dự án mong muốn được UBND tỉnh Khánh Hoà cho phép triển khai trong thời gian sớm nhất; đồng thời được gia hạn giấy phép xây dựng phù hợp với thời điểm triển khai thi công. Ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Xây dựng tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Kế hoạch - Đầu tư để xem xét, thống nhất và trả lời nhà đầu tư theo quy định.
Trước đó, các dự án núi Cô Tiên (ở phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) nổi tiếng với những bất cập lạ đời khi UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt quy hoạch 1/500 cho nhiều dự án, thậm chí cấp phép xây dựng nhưng khổ nỗi quy hoạch tổng thể 1/2.000 toàn khu vực núi Cô Tiên vẫn chưa có. Vì lý do này, cuối năm 2019 UBND tỉnh Khánh Hòa đã có chủ trương tạm dừng toàn bộ hoạt động của núi Cô Tiên, chờ phê duyệt quy hoạch tổng thể 1/2.000.
Núi Cô Tiên có diện tích gần 2.000ha, hiện trong quy hoạch vẫn là đất đồi núi, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Đến nay khu vực này đã thu hút gần 30 dự án tham gia đầu tư. Một số dự án đã xây dựng, thi công phân lô bán nền, nhà ở.
Nhiều biệt thự đang được xây dựng trên núi Cô Tiên bất chấp lệnh cấm của tỉnh Khánh Hoà.
Lữ Hồ
Có nên giữ quy định ngân hàng bảo lãnh dự án? Nhiều ngân hàng vào đồng ý tài trợ cho một dự án, theo Luật sư Trần Minh Cường, đoàn Luật sư Tp.HCM đó là một điều tốt, cũng là cách mà khách hàng có thể "bảo chứng" chéo được thông tin khi bản thân không phải là một chuyên gia pháp lý. "Bảo chứng" niềm tin cho khách hàng mua nhà Có lẽ...