Phải hiểu Luật Dân sự trong vai trò “bộ luật gốc”
Có một thực tế doanh nghiệp chú trọng đọc các luật chuyên ngành hơn là Bộ luật Dân sự
Chia sẻ tại Hội thảo “Bộ luật Dân sự – dưới góc nhìn của doanh nghiệp”, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) Trần Hữu Huỳnh cho rằng có một thực tế đang tồn tại hiện nay là doanh nghiệp ít quan tâm, nếu không nói là họ không đọc luật dân sự, coi luật dân sự là “luật của dân chứ không phải của doanh nghiệp”.
Hội thảo “Bộ luật Dân sự – dưới góc nhìn của doanh nghiệp”
Phía doanh nghiệp cho rằng Luật Dân sự không chi tiết, thay vì đọc Luật Dân sự họ tìm hiểu luôn luật chuyên ngành vừa cụ thể, chi tiết, đỡ mất thời gian. Đại diện phía doanh nghiệp tham dự Hội thảo, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng thừa nhận thực tế này đồng thời chia sẻ bản thân ông đọc nhiều Luật GTVT hơn là Luật Dân sự.
Lý giải cho thực tế này từ kinh nghiệm từ vấn cho khách hàng, Luật sư Ngô Việt Hòa (Công ty Luật Russin&Vecchi) cho rằng đã từng có quan niệm Luật Dân sự điều chỉnh hành vi không mang tính chất kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên từ khi Bộ Luật Dân sự 2005 ra đời, phạm vi điều chỉnh của luật đã được mở rộng, điều chỉnh cả các hoạt động kinh doanh, thương mại, như vậy các doanh nghiệp cũng sẽ có rất nhiều quyền và nghĩa vụ phải căn cứ vào Bộ luật Dân sự để xử lý. Vì vậy Bộ luật Dân sự phải là một trong những luật đầu tiên doanh nghiệp cần tìm hiểu.
Với vai trò là một bộ luật căn bản, có thể coi là “sách gối đầu giường” cho doanh nghiệp, trước thực tế trên, theo luật sư Ngô Việt Hòa cần tăng cường tuyên truyền để doanh nghiệp hiểu rõ hơn giá trị của Bộ luật Dân sự, một bộ luật gốc quy định tất cả các quyền cơ bản của các chủ thể trong các mối quan hệ trong xã hội; nó liên quan đến các vấn đề sát sườn của doanh nghiệp như các biện pháp bảo đảm, thế chấp tài sản… Khi các luật chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại… không quy định người ta sẽ phải quy chiếu đến các quy tắc cơ bản là các quy định của Bộ luật Dân sự để xử lý quan hệ. Bộ luật Dân sự sẽ là bộ luật cuối cùng khi các luật khác không điều chỉnh quan hệ mà doanh nghiệp đang tham gia để xử lý các quan hệ ấy.
Doanh nghiệp quan tâm đến luật khi có tranh chấp. Tuy nhiên việc có sự chuẩn bị tốt các kiến thức về luật trước khi tham gia các giao dịch sẽ giúp doanh nghiệp tự bảo vệ quyền lợi của mình tốt hơn. Không chỉ Bộ luật Dân sự, mà doanh nghiệp cùng cần biết rõ tất cả các luật chuyên ngành khác.
Video đang HOT
Luật sư Ngô Việt Hòa (Công ty Luật Russin&Vecchi)
Về mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành, Luật sư Ngô Việt Hòa cho rằng luật chuyên ngành là luật riêng, nên được ưu tiên áp dụng trước. Ví như trong lĩnh vực Hàng hải đương nhiên doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu Luật Hàng hải, trong trường hợp Luật Hàng hải không quy định cụ thể về một vấn đề nào đó người ta mới dẫn chiếu đến các quy định của Bộ luật Dân sự để xử lý. Doanh nghiệp kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể thường ưu tiên tìm hiểu luật chuyên ngành trước, việc tham khảo các luật gốc chỉ nhằm dự phòng.
Thực tế Bộ luật Dân sự không được quan tâm nhiều bằng các luật chuyên ngành khiến người ta có cảm giác Bộ luật này dường như đang bị mất đi vai trò luật gốc, hay “sách gối đầu giường” về luật. Ông Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế (Bộ Tư pháp) cho rằng Bộ luật Dân sự phải quy định như thế nào đó để trở thành một bộ luật gốc. Để làm được điều này, phải thực hiện được 3 việc: Bộ luật phải có những quy định để bao trùm được tất cả các lĩnh vực của đời sống tư, quan hệ tư; Bộ luật này phải được xây dựng với những quy tắc cơ bản để chi phối các luật chuyên ngành; khi các luật chuyên ngành có quy định thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành, khi luật chuyên ngành không có thì mới áp dụng luật dân sự.
Luật sư Ngô Việt Hòa cho rằng, tuy chưa và sẽ khó có một thống kê chính thức nào nhưng chắc chắn Bộ luật Dân sự là văn bản pháp luật được dẫn chiếu, sử dụng, áp dụng nhiều nhất, do đó có ảnh hưởng lớn nhất đến người dân cũng như giới kinh doanh, đồng thời nhận được sự chú ý quan tâm lớn từ cộng đồng luật sư và chuyên gia pháp lý./.
Thanh Hà
Theo_VOV
Bộ Công an không tán thành đề xuất tịch thu xe
Bộ Công an cho rằng, biện pháp tịch thu không chỉ xung đột pháp lý với các văn bản hiện hành mà còn dẫn tới nhiều hệ lụy cho người dân, dễ phát sinh các phản ứng tiêu cực.
Bộ Công an vừa có ý kiến gửi Bộ Giao thông vận tải về việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính theo đề nghị của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.
Trong văn bản do Thứ trưởng Lê Quý Vương ký, Bộ Công an thể hiện sự đồng tình với giải pháp mạnh để làm giảm tai nạn giao thông, tăng mức tiền phạt đối với các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông.
Tuy nhiên, riêng với đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn, Bộ Công an đề nghị cân nhắc. Theo đó, nếu thực hiện, biện pháp này sẽ gây nhiều hệ lụy cho xã hội và xung đột pháp lý đối với các văn bản hiện hành.
Bộ Công an đồng tình tăng cường các giải pháp mạnh để làm giảm tai nạn giao thông, tăng mức tiền phạt đối với các hành vi tiềm ẩn nguy cơ cao tai nạn giao thông. Ảnh minh họa: Hoàng Anh.
Bộ Công an cũng nêu thực trạng, người điều khiển môtô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc chủ yếu là người dân vùng nông thôn, miền núi. Những người vi phạm do nhận thức pháp luật còn hạn chế. Chưa kể, cơ sở hạ tầng của một số đoạn tuyến cao tốc chưa hoàn thiện.
Việc tịch thu phương tiện vì thế không phù hợp với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Cũng theo Bộ Công an, biện pháp tịch thu phương tiện còn liên quan đến quyền sở hữu tài sản được Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự và một số luật có liên quan điều chỉnh. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện vi phạm không phải là chủ sở hữu phương tiện (mượn xe, thuê xe, lái xe thuê, lái xe cơ quan nhà nước...) hoặc trường hợp là sở hữu chung (như sở hữu của vợ, chồng, con, anh, em...) thì việc tịch thu không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2014 và dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, lực lượng CSGT đã lập biên bản xử lý 162 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Việc tịch thu phương tiện đối với những trường hợp này sẽ gây ra tình trạng quá tải trong việc giải quyết của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, xử lý theo hình thức này còn dẫn tới hệ lụy đối với người dân, khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn. Vì đối với nhiều người, ôtô, xe máy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn là phương tiện kiếm sống, là một tài sản lớn trong mỗi gia đình.
"Việc tịch thu phương tiện dễ gây ra sự phản ứng không hợp tác của người điều khiển phương tiện vi phạm hoặc trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát, thậm chí chống lại người thi hành công vụ", Bộ Công an nhìn nhận.
Trong cuộc họp ngày 30/3, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng yêu cầu, đối với các hành vi vi phạm như say rượu, vượt quá tải, vẫn triển khai thực hiện theo đúng quy định (Nghị định 107, 171 - tức là chưa có hình thức xử lý tịch thu xe), sau đó sẽ căn cứ vào tổng kết, đánh giá để điểu chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tế.
Đầu tháng 3, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đề nghị Chính phủ thí điểm tịch thu phương tiện với người điều khiển xe vi phạm nồng độ cồn. Theo đó, nếu lái xe có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/l khí thở, sẽ bị tước giấy phép 2 năm và tịch thu phương tiện; đồng thời, tài xế phải thi lại Luật giao thông đường bộ. Hình thức xử phạt này áp dụng cho cả người vi phạm điều khiển môtô, xe gắn máy (xe máy điện) và các loại xe tương tự môtô, xe gắn máy.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao Bộ Giao thông chủ trì, phối hợp với các bộ Công an, Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định trước ngày 31/3.
Theo Zing News
Quan tham chết: Vẫn thu hồi tài sản tham nhũng Các chuyên gia đề xuất hai hướng để thu hồi tài sản tham nhũng sau khi quan tham chết: Một là khởi kiện dân sự, hai là tiếp tục giải quyết vụ án hình sự. Theo Bộ luật tố tụng hình sự, nếu bị can, bị cáo chết thì cơ quan tố tụng sẽ đình chỉ điều tra bị can đối với người...