Phải đưa “chạy công chức” ra Quốc hội
“ Chạy 100 triệu đồng tôi nghĩ còn ít đấy, chứ tôi thấy người ta nói còn tốn hơn thế gấp nhiều lần nữa cơ”, ông Lê Như Tiến thẳng thắn chia sẻ.
Chạy công chức là bệnh kinh niên
Liên quan đến kết luận thanh tra về ý kiến cho rằng chạy công chức ở Hà Nội mất hơn 100 triệu đồng, ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng sự việc trên là có, vấn đề là khi thanh tra chưa phát hiện ra mà thôi.
Trao đổi với PV, ông Tiến cho biết: “Vụ chạy công chức mất hơn 100 triệu đồng vừa rồi là do đồng chí Phó chánh Thanh tra TP Hà Nội nêu lên trong cuộc họp HĐND Thành phố. Theo tôi vấn đề này là có. Không chỉ bây giờ mới có mà trước đây đã có, hiện nay càng trở nên phổ biến và gần như thành “căn bệnh kinh niên” mà thôi.
Tôi nhớ trước kia cũng đã từng có một đại biểu nêu lên vấn đề này trước Quốc hội, trong phiên chất vấn đồng chí Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ trước. Tuy nhiên, khi đồng chí đại biểu nọ nêu ra vấn đề này thì đồng chí Bộ trưởng Bộ nội vụ đương nhiệm khi đó lại trả lời rằng “việc này chúng tôi chưa có bằng chứng”. Câu trả lời trên chưa thỏa đáng”.
“Theo tôi, việc chạy chức, chạy quyền, chạy công chức nhà nước mà đợi để “có bằng chứng” là rất khó. Chính cơ quan chức năng, các cơ quan bảo vệ pháp luật phải vào cuộc để điều tra làm rõ vấn đề này thì mới đúng.
Khi có ý kiến phản ánh mà anh không tiếp thu, không vào cuộc điều tra xác minh, làm rõ mà đã vội vàng phủ nhận là “không có”, rồi thì “chưa có bằng chứng” là anh đã không đúng với vai trò, trách nhiệm của mình”, ông Tiến khẳng định.
Cũng theo ông Tiến, vấn đề chạy vào công chức nhà nước lần này cũng sẽ được một số đại biểu đưa ra trong nghị trường Quốc hội.
“Vấn đề tuyển dụng cán bộ, chạy chức chạy quyền, những tiêu cực trong tuyển dụng công chức và năng lực của công chức lần này tôi cũng sẽ đưa ra phiên họp Quốc hội sắp tới. Mà có lẽ không chỉ tôi mà nhiều đại biểu khác cũng sẽ đề cập vấn đề này trước Quốc hội vì đây cũng là vấn đề “ nóng”, được nhiều cử tri quan tâm”, ông Tiến nói.
Ông Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội
“Công chức Việt Nam đang theo đội hình 3/3/3″
Về vấn đề chất lượng công nhân viên chức nhà nước của ta hiện nay, đại biểu Lê Như Tiến cho rằng chưa thực sự cao và còn tồn tại nhiều vấn đề.
Video đang HOT
Ông Tiến cho biết: “Tôi cũng đã từng phát biểu trước một cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc đào tạo, tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ công chức hiện nay. Trong đó, tôi đã nêu lên những vấn đề mà đang được đông đảo cử tri và xã hội cùng quan tâm.
Nhận xét về đội ngũ công nhân viên chức của ta hiện nay, nhiều người cho rằng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay đang theo mô hình 3/3/3. Tức là 30% là làm việc tốt, khoảng trên 30% làm việc ở mức trung bình, còn 30% còn lại là thuộc diện “cầm tay chỉ việc” mà vẫn… không biết việc để làm.
Hiện nay, trong đội ngũ công chức của ta còn có một bộ phận nữa là thuộc vào dạng “sáng cắp ô đi, tối cắp về”, cuối tháng thì lấy lương. Nếu như để tình trạng này tồn tại thì không tạo nên tính năng động trong đội ngũ cán bộ công chức, không đạt được hiệu quả và lợi ích đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, chính tình trạng này còn gây lãng phí nguồn ngân sách của nhà nước, của nhân dân”.
Ông Tiến cho rằng: “Trong quá trình thi tuyển công chức phải gắn với quá trình sàng lọc. Không phải chỉ tuyển dụng mang tính một chiều mà phải gắn liền với quá trình tuyển dụng, quản lý, đề bạt và cất nhắc. Phải đưa ra khỏi đội ngũ những trường hợp không có đủ các yếu tố về năng lực, phẩm chất.
Hiện nay, khâu tuyển chọn đầu vào cho công chức là có vấn đề. Hàng triệu vị trí làm việc khác nhau, làm việc theo vị trí, theo năng lực, theo đúng trình độ chứ không phải tuyển chọn đầu vào gần như giống nhau hết.
Trong khi đó, lúc bố trí công việc lại mỗi người một vị trí khác nhau, cho nên phải xem xét kỹ trong việc tuyển dụng. Tuyển dụng phải đáp ứng để người ta làm việc ở vị trí A hay B chứ không phải là làm ở cơ quan A hay B”.
Cần chấn chỉnh tình trạng “con cháu các cụ”
Đại biểu Lê Như Tiến cho rằng: “Hiện nay, rất nhiều người nói muốn rằng vào được cơ quan nhà nước thì cần phải có mấy cái “ệ” như sau: đầu tiên là “tiền tệ”, thứ hai là “hậu duệ” (tức là con cháu các cụ), thứ ba là “ngoại lệ”, và thứ tư là “đồ đệ”. Và dĩ nhiên với những “ưu tiên ngầm” như thế thì “trí tuệ” – thứ cần thiết nhất sẽ bị xếp xuống hàng cuối cùng rồi. Thực trạng này rất đáng báo động, cần phải nhanh chóng chấn chỉnh lại”.
Theo 24h
Công chức "cắp ô": Khó xử lý công chức con ông cháu cha
"Có khi công chức nhàn rỗi lại chính là "con cháu các cụ cả". Liệu lãnh đạo cơ quan có đủ dũng cảm giảm số này không hay chưa kịp giảm thì đã bị "giảm" rồi?".
Đó là nhận định của ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội - trong cuộc trao đổi với phóng viên Dân trí về vấn đề công chức "sáng cắp ô đi tối cắp về".
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội
Lãng phí... phổ biến
Ông có bất ngờ với con số 30% cán bộ công chức hàng ngày làm việc theo kiểu "vật vờ" đó không?
Tôi không bất ngờ. Trong một phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi đã từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ: theo thống kê của nhiều cơ quan, trong số công chức hiện nay, có khoảng trên 30% làm được việc, 30% phải cầm tay chỉ việc và 30% còn lại thì dù cầm tay chỉ việc cũng không biết việc mà làm. Bây giờ ở cơ quan nào cũng có cảm giác như thế. Tức là, số làm được việc chỉ khoảng 70%.
Tôi đã hỏi Bộ trưởng Bộ Nội vụ: "Có phải do khâu tuyển dụng của ta có vấn đề, đó là chủ yếu nghiên cứu hồ sơ, đó là dựa vào bằng cấp là chính mà chưa coi trọng năng lực thực sự và hiệu quả của công việc? Một đợt thi tuyển công chức hoặc thi ngạch nâng bậc cùng một đề thi cho cả trăm người trong khi đó trăm người này sẽ vào trăm vị trí công việc khác nhau. Áp lực bằng cấp vô hình chung đã làm cho cán bộ chạy điểm, mua bằng, thuê thi, thuê học".
Thực tế cho thấy, tại nhiều cơ quan nhà nước đang tồn tạinhững lãng phí lớn, có lãng phí vô hình, có lãng phí hữu hình. Một trong những lãng phí lớn nhất là thời gian, con người và chất xám. Đáng buồn là việc này lại tương đối phổ biến.
Theo ông, tại sao chúng ta có đầy đủ bộ máy quản lý hành chính công từ trung ương đến cơ sở mà vẫn để tồn tại hàng trăm ngàn công chức vô dụng, mỗi năm tiêu tốn cả chục ngàn tỷ đồng ngân sách như vậy?
Có nhiều lý do. Trước hết là người đứng đầu đơn vị, ban ngành của số công chức đó cũng làm việc thiếu nghiêm cẩn. Nếu làm nghiêm, tôi khẳng định chẳng công chức nào dám "vật vờ". Thứ hai, do chúng ta chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ, hiệu quả, khoa học. Hiện nay, tình trạng phổ biến là chỉ quản lý thời gian, bỏ qua việc theo dõi hiệu quả công việc.
Tình trạng phổ biến hiện nay tại nhiều cơ quan nhà nước là lãnh đạo chỉ quan tâm đến việc: sáng "anh" có đến không, chiều thì mấy giờ "anh" về. Đó là tệ quản lý hết sức thô sơ. Thời gian đấy, họ có mặt nhưngcó làm gì hay không, hay chỉ "chat", chơi game, tán chuyện cho qua ngày.
Phát biểu của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về 30% cán bộ công chức "cắp ô" càng thúc giục phải sớm tiến tới cách quản lý công chức khoa học, dựa trên hiệu quả công việc, khoán công việc và theo dõi công việc đó hoàn thành ở mức nào.
"Công chức 5 C"
Là người từng trải qua nhiều vị trí quản lý khác nhau, đã khi nào ông gặp phải những công chức "cắp ô"? Ông xử lý ra sao với số cán bộ này?
Tôi từng nhiều năm làm công tác quản lý, từ cấp phòng, cấp vụ cho đến cương vị hiện tại, cũng luôn cố gắng tạo cơ hội cho anh em phát huy được tài năng sáng tạo của từng người chứ không quản lý gò ép. Ngoài việc quản lý thời gian làm việc, cái phải quan tâm khác là hiệu quả công việc.
Còn với người nào theo kiểu "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về" thì kiến nghị để chuyển, tìm vị trí công việc thích hợp hơn hoặc tạo điều kiện để họ tự tìm công việc thích hợp với người ta hơn.
Vậy theo ông, đâu là khâu khó nhất trong việc xử lý những công chức "cắp ô" này?
Tôi tin, những khó khăn trong việc giải quyết những công chức này thì ai cũng nhìn thấy nhưng vấn đề mất thời gian nhất chính là giảm ai? Quyết giảm rồi thì số công chức đó đi đâu, sẽ làm gì? Chưa kể khó khăn ở những chỗ tồn tại công chức 5C - CON CHÁU CÁC CỤ CẢ, có khi người nhàn rỗi đó lại chính là "con cháu các cụ". Lãnh đạo cơ quan đó có đủ dũng cảm giảm số này không hay chưa kịp giảm thì đã bị "giảm" rồi?
Đó là lý do bấy lâu nay dư luận ca thán rằng, đâu đó việc tuyển chọn cán bộ, công chức chỉ dựa trên tiêu chí quan hệ, tiền bạc còn năng lực làm việc chỉ là thứ yếu...
Tôi từng nghe dư luận lo ngại về việc có chỗ này, chỗ khác chưa minh bạch, thiếu công bằng trong khâu tuyển công chức. Và đâu đó vẫn còn tồn tại những người lãnh đạo sẵn sàng ưu tiên tuyển người xuất phát từ mặt quan hệ, ngoại lệ, hậu duệ, tiền tệ, đồ đệ. Còn trí tuệ lại là tiêu chí xếp sau cùng... Rõ ràng, trí tuệ mà được ưu tiên kiểu đó thì không thể nói tới chuyện phát huy chất xám.
Bên cạnh đó, vẫn còn những người lãnh đạo hành xử không công bằng đối với các nhân viên, không ưu tiên sử dụng những người thực sự có tài năng. Điều đó chỉ làm những người làm được việc càng thêm ngao ngán.
Hậu quả lớn nhất là chảy máu chất xám, đánh mất người tài. Không phải người ta rời bỏ cơ quan nhà nước vì đồng lương hoặc miếng cơm manh áo mà là vì lòng tự trọng bị tổn thương, vì bị đối xử không công bằng. Điều đó làm nản lòng những người làm việc nghiêm túc, muốn thăng tiến một cách công bằng trong công việc.
Giải pháp cho một sự bình đẳng trong tuyển chọn, sử dụng công chức, theo ông là gì?
Là lãnh đạo ban ngành hoặc cơ quan công quyền phải xếp người vào đúng vị trí công việc trong công tác tổ chức phải gắn vị trí công việc để sinh ra biên chế.
Nếu vẫn giữ cái nếp, công việc chỉ đáng 1 người thì lại xếp đến 2 - 3 người thì kéo theo nhiều hệ lụy. Từ việc sắp xếp biên chế đó thì sắp xếp được quỹ lương. Chỉ có giảm được biên chế thì mới tăng được lương.
Phải tính dần đến phương án khoán quỹ lương. Một bài toán rất đơn giản: 10 người cũng quỹ lương như thế, nay sử dụng 5 người thì 1 người có thể hưởng mức lương gấp đôi.
Lương tăng đương nhiên đòi hỏi anh phải làm việc tương xứng mức lương được lĩnh. Cùng với đó là thường xuyên có đánh giá tín nhiệm một cách công bằng, thướcđo là sự tín nhiệm của nhân dân. Ai không đạt thì thải loại ngay. Nếu làm tốt việc này, chất lượng công chức chắc chắn sẽ nâng lên, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực sẽ có cải thiện.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Theo Dantri
Chạy công chức: Đã chạy dại gì mà nói! Việc CA huyện Ứng Hòa (Hà Nội) chưa phát hiện đưa, nhận tiền trong vụ tiêu cực thi công chức, hiện đang khiến dư luận hoài nghi! Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy Hà Nội Trần Trọng Dực phát biểu về "chạy" công chức tại kỳ họp HĐND TP Hà Nội (Ảnh: Tiền Phong) Lật lại, vụ tiêu cực đợt thi tuyển...