Phái đoàn Ukraine tới Hàn Quốc xin hỗ trợ vũ khí, NATO muốn Kiev có thêm tên lửa
Phái đoàn Ukraine do Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov dẫn đầu đã đến Hàn Quốc vào hôm nay (27/11) với mục đích xin viện trợ quân sự từ Seoul.
Tờ Korean Times đưa tin, phái đoàn Ukraine dự kiến sẽ gặp Tổng thống Yoon Suk Yeol sớm nhất là vào hôm nay. Trước đó, Tổng thống Yoon cho hay Hàn Quốc không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí cho Ukraine, giữa lúc mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Triều Tiên ngày càng sâu sắc hơn.
Còn theo tờ Dong-a Ilbo, trước cuộc họp với ông Yoon, phái đoàn Ukraine được cho đã gặp Cố vấn An ninh quốc gia Hàn Quốc Shin Won Sik.
Máy bay ném bom Su-24M của Ukraine mang theo tên lửa tầm xa Storm Shadow/SCALP EG. Ảnh: Không quân Ukraine
Hiện chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa xác nhận việc phái đoàn Ukraine tới nước này. Trong cuộc phỏng vấn với KBS hồi tháng 10, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine sẽ cung cấp chi tiết mong muốn được hỗ trợ quân sự với Hàn Quốc.
Cho đến nay, Hàn Quốc vẫn phản đối việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine, mà thay vào đó hỗ trợ tài chính và nhân đạo. Hồi năm ngoái, truyền thông đưa tin Hàn Quốc đã bí mật cung cấp đạn pháo cho Ukraine thông qua Mỹ, song Seoul đã lên tiếng phủ nhận.
Video đang HOT
Chia sẻ với Kyiv Independent, các chuyên gia cho rằng Hàn Quốc có thể mang tới sự hỗ trợ quan trọng nhất cho Ukraine thông qua cung cấp đạn dược. Theo đó, Hàn Quốc không chỉ có pháo 155mm, mà còn lưu trữ 3,4 triệu viên đạn 105mm tương thích với một số loại súng của Ukraine.
NATO muốn Kiev có thêm tên lửa tầm xa
Tại phiên họp toàn thể ở Montreal, Canada hôm 25/11, Đại hội đồng Nghị viện NATO đã thông qua nghị quyết kêu gọi cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine.
Nghị quyết cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hỗ trợ quân sự, tài chính, và nhân đạo cho Kiev, đảm bảo cung cấp kịp thời đạn dược và hệ thống vũ khí hiện đại cho quân đội Ukraine. Ngoài ra, nghị quyết còn kêu gọi tăng cường chính sách trừng phạt nhằm vào Nga và Triều Tiên trước cáo buộc Bình Nhưỡng hỗ trợ cho Moscow chống lại Ukraine.
“Chúng tôi kêu gọi cung cấp cho Ukraine mọi phương tiện bao gồm tên lửa tầm trung để tự vệ, và ngăn chặn hành động tấn công tiếp theo”, Militarnyi dẫn lời các thành viên của Đại hội đồng Nghị viện NATO.
Tuy nhiên, nghị quyết không nêu rõ loại tên lửa “tầm trung” nào sẽ được gửi cho Ukraine.
Quyền Phó Tổng thư ký NATO Boris Ruge cũng đã nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Mark Rutte về việc các đồng minh dỡ bỏ, hoặc nới lỏng hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga.
Hiện tại, quân đội Ukraine đang sử dụng tên lửa không đối đất tầm xa Storm Shadow/SCALP EG của Pháp – Anh, và tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS của Mỹ. Gần đây, các tên lửa này đã được Ukraine sử dụng để tấn công những mục tiêu quân sự trong lãnh thổ Nga.
Hồi tháng 9, Mỹ được cho đang cân nhắc cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình phóng từ trên không AGM-158 JASSM. Tới tháng 10, một số báo cáo cho rằng Lầu Năm Góc đã hỗ trợ việc chuyển giao tên lửa này. Song hiện tại, Mỹ và Ukraine vẫn chưa đưa ra thông tin chính thức về vấn đề này.
Phái đoàn Ukraine thăm Seoul để đề nghị viện trợ quân sự
Các báo cáo truyền thông cho biết một phái đoàn từ Ukraine được dẫn đầu bởi Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov sẽ thăm Hàn Quốc trong tuần này để đề nghị chính quyền Seoul cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh: Ritzau Scanpix/Qua Reuters/Ảnh tài liệu.
Trong ngày thứ Tư, tờ DongA Ilbo đã đưa tin, phái đoàn này đã gặp mặt Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Shin Won-sik để trao đổi quan điểm về cuộc xung đột tại Ukraine và không cung cấp nguồn.
Tờ South China Morning Post trong tuần này cũng đã đưa tin về việc một phái đoàn của Ukraine sẽ tới thăm Hàn Quốc nhằm đề nghị viện trợ quân sự, trích một nguồn tin nội bộ.
Cơ quan truyền thông Yonhap cho biết phái đoàn này được kỳ vọng sẽ gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sớm nhất vào ngày thứ Tư, trích nguồn tin nội bộ.
Khi được yêu cầu bình luận, một quan chức trong văn phòng Tổng thống Yoon từ chối xác nhận các báo cáo trên.
Trong cuộc họp báo thường xuyên vào ngày thứ Ba, phát ngôn viên của bộ quốc phòng Hàn Quốc cũng đã từ chối xác nhận việc phái đoàn Ukraine có mặt tại Seoul.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thành KBS của Hàn Quốc trong tháng 10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv sẽ gửi một yêu cầu chi tiết tới Seoul đề nghị viện trợ vũ khí bao gồm đại pháo và các hệ thống phòng không.
Truyền thông Ukraine đã trích một đoạn video được bộ quốc phòng cung cấp có nội dung về hội nghị mà Umerov tổ chức vào tuần này với các đối tác từ Anh, Pháp, Đức, Ý và Ba Lan, cho biết các phía tham gia đã cân nhắc nhu cầu quốc phòng khẩn cấp của Ukraine.
Các báo cáo cho biết Umerov đã nhấn mạnh nhu cầu cần có các hệ thống phòng không tiên tiến khi phải đối mặt với các cuộc tấn công từ Nga, cũng như cần có thêm đạn pháo.
Seoul, một chính quyền ngày càng thể hiện vị thế của một chính quyền cung cấp vũ khí hàng đầu, đã thường xuyên chịu áp lực từ một số nước phương Tây và Kyiv yêu cầu cung cấp vũ khí cho Ukraine, tuy nhiên cho tới nay đã chỉ viện trợ phi vũ trang bao gồm các thiết bị gỡ mìn.
Khi được hỏi về khả năng Seoul sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine nhằm phản ứng trước việc Triều Tiên hỗ trợ Nga, Ngoại trưởng Hàn Quốc Cho Tae-yul đã cho biết mọi kịch bản đều đang được cân nhắc và Seoul sẽ nhìn nhận mức độ tham gia của binh lính Triều Tiên tại Nga và những lợi ích mà Bình Nhưỡng nhận được lại từ Nga.
Seoul từ bỏ ý định cung cấp vũ khí cho Kyiv vì e ngại Tổng thống Trump? Tưởng như Ukraine sắp được Hàn Quốc cung cấp vũ khí trực tiếp thì diễn biến không thuận lợi với chính quyền Kyiv đã tới. Lực lượng vũ trang Ukraine có thể chưa được cung cấp vũ khí sát thương trực tiếp từ Hàn Quốc trong tương lai gần bởi một diễn biến đầy bất ngờ đã tới. Sau chiến thắng của ông...