Phái đoàn Canada tới Triều Tiên đàm phán thả người
Cố vấn an ninh quốc gia Canada tới Bình Nhưỡng để đàm phán, đề nghị Triều Tiên thả một mục sư người Canada đang bị giam tại nước này.
Hyeon Soo Lim ra tòa án ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, tháng 12/2015. Ảnh: Reuters/KCNA.
“Một phái đoàn chính phủ Canada đang ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, để đàm phán về trường hợp mục sư Lim”, AFP dẫn lời Cameron Ahmad, người phát ngôn Thủ tướng Canada Justin Trudeau, nói. Phái đoàn, do cố vấn an ninh quốc gia Canada Daniel Jean dẫn đầu, đến Bình Nhưỡng ngày 8/8.
Hyeon Soo Lim, 61 tuổi, sinh tại Hàn Quốc, bị bắt năm 2015 với cáo buộc can thiệp vào vấn đề nội bộ Triều Tiên và lĩnh án tù chung thân sau đó. Nhà chức trách Canada bác bỏ cáo buộc này.
“ Sức khỏe của mục sư Lim là điều quan trọng nhất đối với chính phủ Canada trong vấn đề này”, Ahmad nói. “Do vụ việc vẫn chưa kết thúc, chúng tôi từ chối bình luận thêm”.
Trả lời truyền thông địa phương, gia đình Lim cho biết họ ngày càng lo về tình trạng của ông, sau vụ một sinh viên Mỹ được Triều Tiên thả về nước đã tử vong.
Video đang HOT
Lim, vào thời điểm bị bắt, được cộng đồng nhà truyền giáo gốc Hàn ở Canada và Mỹ mô tả là người có sức ảnh hưởng nhất hoạt động tại Triều Tiên. Lim đã tới Triều Tiên hàng chục lần, làm việc tại các trại trẻ mồ côi và nhà dưỡng lão. Một số dự án Lim tham gia có liên quan đến Jang Song-thaek, chú của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, bị xử tử vì tội phản quốc tháng 12/2013.
Như Tâm
Theo VNE
Người Canada mất tích được tìm thấy sau 5 năm đi bộ qua hai lục địa
Một người Canada mất tích từ năm 2012 vừa đoàn tụ gia đình sau khi đi lang thang qua hai lục địa và được phát hiện ở Brazil.
Anton (trái) và em trai Stefan đoàn tụ sau 5 năm mất tích. Ảnh: Go fund me
Anton Pilipa, 39 tuổi, đã bay từ Brazil về thành phố Toronto, Canada, cùng en trai Stefan, hôm 6/2, theo CBC News.
Anton vừa bắt đầu điều trị chứng tâm thần phân liệt ngay trước khi biến mất vào năm 2012, để lại toàn bộ giấy tờ, quần áo và nhà cửa.
Stefan tin rằng anh trai mình đã đi bộ suốt hành trình 10.500 km qua hai lục địa, có lúc bằng chân trần, đi nhờ xe hoặc ngồi sau xe tải chở hàng. Anh thậm chí đi xuyên hàng trăm km qua rừng rậm Amazon đầy rắn rết và nhện độc.
"Tôi cảm thấy thật kinh ngạc khi anh ấy còn sống và đã làm được điều đó", Stefan nói.
Một sĩ quan cảnh sát ở bang Rondonia, Brazil, ban đầu phát hiện Anton lang thang trên đường cao tốc hồi tháng 11/2016. Anh không biết nói tiếng Bồ Đào Nha và chỉ cho biết tên là Anton.
Sau đó, anh được đưa tới một bệnh viện nhưng lại bỏ trốn trước khi giới chức kịp xác định nhân thân. Cảnh sát Brazil đã liên lạc với sứ quán Canada, cung cấp tên, đặc điểm nhận dạng và ảnh chân dung với hy vọng có ai đó sẽ nhận ra anh.
Thông báo tìm Anton sau khi anh mất tích năm 2012. Ảnh: Mirror
Nhờ mạng xã hội, gia đình Anton gần đây mới biết rằng con trai mất tích từng sống lang thang ở phía bắc Brazil hồi tháng 12 năm ngoái và một quỹ đã được thành lập để quyên tiền đưa anh về nhà.
Tháng trước, Anton lại được nhìn thấy đi trên đường gần thành phố Manaus.
Tuy nhiên, chi phí để trở về Canda cho Anton rất đắt đỏ, gồm khoảng 1.600 USD tiền vé máy bay, 2.000 USD phí lãnh sự và bệnh viện, 3.500 USD cho tiền thuê nhà vài tháng ở Toronto cùng một khoản chi phí cho việc đi lại của Stefan.
Chiến dịch giúp đỡ Anton hồi hương đã vượt qua mục tiêu 8.000 USD và thu về 12.000 USD. Nhiều nhà tài trợ bày tỏ niềm vui trước cái kết có hậu với anh.
Trong cuộc phỏng vấn với BBC, Anton kể rằng anh sống nhờ thức ăn và quần áo từ các thùng rác, ngủ ngoài trời và được nhiều người lạ giúp đỡ. Anh thấy mình rất may mắn khi còn sống và được trở về nhà.
Stefan cho hay sức khỏe của Anton đang bắt đầu xấu đi khi hai người gặp lại. "Chúng tôi đã đón được anh ấy kịp thời", anh nói.
Anh Ngọc
Theo VNE
Đa số người Mỹ chọn chiến tranh nếu Triều Tiên đánh HQ Lần đầu tiên sau 30 năm, Mỹ có tỷ lệ người ủng hộ giải pháp chiến tranh với Triều Tiên lớn đến vậy. Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng tên lửa trong đêm của Triều Tiên. Theo Washington Post, cuộc khảo sát do Hội đồng Chicago về vấn đề toàn cầu thực hiện phần nào cho thấy cách người Mỹ phản ứng...