Phải đeo khẩu trang, phụ nữ đổ tiền vào phẫu thuật thẩm mỹ
Không thể ra nước ngoài như trước và có nhiều thời gian ở nhà để hồi phục, nhiều phụ nữ Singapore bắt đầu tìm đến các viện thẩm mỹ ở địa phương để trùng tu nhan sắc.
Ng (27 tuổi, Singapore) từng sang Malaysia 3 lần một năm để thực hiện liệu pháp làm săn chắc da cũng như tiêm botox và chất làm đầy. Đôi khi, cô còn mạo hiểm đi nơi xa hơn như Thái Lan, theo South China Morning Post.
“Giá làm đẹp ở Johor Bahru rẻ hơn Singapore và tôi cũng tranh thủ mua sắm ở đó. Nếu đi Bangkok, tôi sẽ coi đó như một kỳ nghỉ và thường tranh thủ thực hiện nhiều liệu pháp cùng một lúc”, Ng nói. Cô ước tính so với Singapore, việc chăm sóc sắc đẹp ở Malaysia rẻ hơn 30% và Thái Lan rẻ hơn 20%.
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm ngoái, Ng cũng như nhiều người khác phải tìm đến các viện thẩm mỹ địa phương để trùng tu nhan sắc. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Singapore.
Đại dịch và lệnh phong tỏa ở Singapore khiến nhu cầu làm đẹp trong nước gia tăng. Ảnh: Reuters.
Tại Hàn Quốc, ngành công nghiệp làm đẹp được ghi nhận tăng 9,2%, đạt 10,7 tỷ USD vào năm 2020. Ở Anh, các loại phẫu thuật thẩm mỹ, từ thu nhỏ ngực đến hút mỡ cũng tăng 500% trong thời gian phong tỏa.
Đại dịch cũng đem đến nhiều vấn đề khó khăn cho những tín đồ làm đẹp, từ việc mặt nổi mụn do đeo khẩu trang lâu đến da không đều màu vì ngồi làm việc trước máy tính quá nhiều.
Video đang HOT
Cũng từ việc đeo khẩu trang thường xuyên, nhiều người tìm đến phẫu thuật cắt mí mắt hoặc cải thiện các vùng trên gương mặt mà khẩu trang không che tới.
“Phẫu thuật thẩm mỹ dường như ngày càng phổ biến vì nhiều nơi trên thế giới yêu cầu đeo khẩu trang và làm việc từ xa. Điều này cho phép mọi người che giấu vết sưng sau phẫu thuật một cách thuận tiện trong quá trình hồi phục. Những người trước đây chưa tính làm phẫu thuật cũng đang nhân cơ hội này để thử nâng tầm nhan sắc”, Matthew Yeo, bác sĩ thẩm mỹ, nói.
Các loại phẫu thuật mí mắt, trán trở nên phổ biến trong mùa dịch. Ảnh: AFP.
Evelyn, người cũng từng hay đến Malaysia phẫu thuật, cho biết cô đang bắt đầu làm đẹp ở Singapore vì thuận tiện. Cô không chắc liệu mình có quay lại các phòng khám ở nước ngoài khi đại dịch kết thúc hay không.
Song Seng Wun, nhà kinh tế tại Ngân hàng Tư nhân CIMB, nhận định việc không thể đi du lịch đã khiến nhiều người Singapore dành tiền chi tiêu cho những thứ xa xỉ, bao gồm cả phẫu thuật thẩm mỹ.
Ngoài ra, còn có một hiệu ứng gọi là “tiêu tiền trả thù”, nghĩa là mọi người chi tiêu nhiều hơn để ăn mừng khi thoát khỏi tình trạng phong tỏa. Song cho biết khi lệnh phong tỏa được nới lỏng vào tháng 6/2020, doanh số bán lẻ các loại xe đã tăng 42,8% so với tháng trước, theo số liệu thống kê chính thức.
Theo Song, sự bùng nổ này có thể sẽ được duy trì khi mọi người ngày càng hiểu rõ hơn về các sự lựa chọn ở quê nhà.
Đối với Ng, dù không thể đến Malaysia và Thái Lan khiến việc làm đẹp của cô tốn kém hơn, nhưng kết quả rất “tuyệt vời” và cô cũng tiết kiệm được thời gian đi lại, tiền vé máy bay và khách sạn.
“Tôi cảm thấy số tiền tôi trả thêm là xứng đáng, dù phẫu thuật ở nước ngoài rẻ hơn. Tôi cũng yên tâm vì ngành công nghiệp này ở Singapore an toàn hơn và được quản lý tốt hơn”, cô chia sẻ.
Giới trẻ Hàn đổ xô phẫu thuật thẩm mỹ vì có khẩu trang che đậy
Ryu Han-na, sinh viên 20 tuổi, quyết định làm mũi hồi giữa tháng 12/2020, bởi cô nghĩ đây là cơ hội cuối cùng để làm điều này một cách bí mật trước khi quay lại cuộc sống không có khẩu trang.
Ryu - người tham gia các khóa học trực tuyến trong suốt năm 2020 - cho biết việc có thời gian hồi phục ở nhà và thoải mái đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng mà không gây chú ý là yếu tố quyết định thúc đẩy cô đi phẫu thuật thẩm mỹ. "Tôi luôn muốn đi làm mũi. Tôi nghĩ tốt nhất là làm bây giờ trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang vì sẽ có vaccine vào năm 2021", Ryu nói khi chuẩn bị 4,4 triệu won (hơn 4.000 USD) để làm thủ tục.
"Sẽ có những vết bầm tím và sưng tấy sau cuộc phẫu thuật nhưng vì tất cả chúng ta sẽ đeo khẩu trang nên tôi nghĩ sẽ ổn", cô nói.
Hàn Quốc từng là "thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ" của thế giới trước đại dịch. Ảnh: Reuters.
Suy nghĩ này đang khiến nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ gia tăng ở Hàn Quốc - quốc gia đã có đợt tăng trưởng mạnh ngành công nghiệp làm đẹp bằng dao kéo vào năm 2020.
Hàn Quốc từng là thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2020, ngành công nghiệp này ước tính trị giá khoảng 10,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến đạt khoảng 11,8 tỷ USD trong năm nay, theo Gangnam Unni, nền tàng phẫu thuật thẫm mỹ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc.
Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, bệnh nhân quan tâm đến mọi bộ phận trên gương mặt, những thứ có thể dễ dàng che giấu dưới lớp khẩu trang, như mũi và môi. Và cả những phần khẩu trang không che được mà một số người xem là tiêu chí của vẻ đẹp trong thời đại dịch.
Bác sĩ Park Cheol-woo, tại Viện thẩm mỹ WooAhIn, người phụ trách ca phẫu thuật cho Ryu, nói: "Những yêu cầu về mắt, lông mày, sống mũi và trán - những bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy được ngoài khẩu trang tăng lên", ông nói.
Shin Sang-ho - bác sĩ phẫu thuật tại Viện Phẫu thuật thẩm mỹ Krismas ở quận trung tâm Gangnam - cho hay, nhiều người dùng khoản hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ để làm đẹp tại các bệnh viện và phòng khám, khiến doanh thu quý 3 và quý 4 tăng vọt. "Tôi cảm thấy đó giống như một kiểu chi tiêu trả thù. Tôi cảm nhận được rằng khách hàng đang thể hiện những cảm xúc bị dồn nén của họ do Covid-19 bằng cách thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ", Shin nói.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong số 14,2 nghìn tỷ won tiền mặt do chính phủ trợ cấp, 10,6% được sử dụng trong bệnh viện và nhà thuốc, phân khúc lớn thứ ba sau siêu thị và nhà hàng, dù chi tiết về các loại hoạt động tại bệnh viện không được tiết lộ.
Dữ liệu của Gangnam Unni cho thấy người dùng của họ đã tăng 63% so với một năm trước lên khoảng 2,6 triệu vào 2020. Họ yêu cầu một triệu buổi tư vấn, gấp đôi so với một năm trước đó.
Đại dịch khiến việc quảng bá dịch vụ cho khách hàng nước ngoài trở nên khó khăn hơn, vì vậy trong năm ngoái, ngành phẫu thuật thẩm mỹ tập trung vào khách trong nước và khu vực. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm thứ ba tại Hàn vẫn là mối lo ngại khi quốc gia này báo cáo các trường hợp hàng ngày cao kỷ lục. Ngày 4/1, Hàn Quốc báo cáo 1.020 ca nhiễm mới và thêm 19 ca tử vong, đưa tổng số lên 64.264 ca nhiễm và 981 người chết.
"Chúng tôi chứng kiến số lượng hủy hẹn tư vấn gần đây tăng lên do mọi người hạn chế ra ngoài, nhất là khách hàng ở vùng ngoại ô hầu hết đã hoãn các ca phẫu thuật sang năm 2021", bác sĩ Park cho biết.
Dấu ấn khó quên của Thu Anh Brows tại Vietnam PMU Championship 2020 Đến với cuộc thi quy tụ những tài năng hàng đầu toàn quốc trong ngành beauty, Thu Anh Brows đã vinh dự đạt được những giải thưởng quan trọng, một lời chứng thực chân thành cho tài năng và cống hiến của Thu Anh Brows trong những năm qua. Cuối tháng 10 vừa qua, hội thảo New Face PMU và cuộc thi Vietnam...