Phải chi họ chịu đi và chịu thấy…
Có một cách yêu hàng Việt rất tự nhiên: Đi đâu cũng nhìn nhìn ngắm ngắm, tìm hiểu về triển vọng xuất khẩu của món này, phát hiện những cách phát triển sản phẩm của món khác… Đi một ngày đàng, nhiều ngày đàng, quả thật với tình yêu rất tự nhiên đó, những “fan hàng Việt” đã luôn mang về nhiều sàng khôn, nhất là khi người đi là chuyên gia về thương hiệu hay phát triển sản phẩm như anh Trần Anh Tuấn, giám đốc công ty tư vấn “Người dẫn đường”, ông thầy tận tâm của rất nhiều dự án khởi nghiệp trong nông nghiệp mà BSA tổ chức mấy năm qua.
Từ chuyện than
Sau chuyến đi thăm và nghiên cứu ở California về, anh kể: “Hôm chấm thi chung kết cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 3 của BSA, tôi chú ý các dự án ứng dụng công nghệ. Trong số đó, sản phẩm than không khói của công ty R2D đoạt giải nhất do tính ứng dụng thực tiễn của sản phẩm, tính đổi mới sáng tạo về công nghệ nung và chế tạo ra loại than không khói từ gáo dừa, môt phụ phẩm, cho độ nóng cao và kéo dài, rất thân thiện với môi trường. Sản phẩm này có thể tiêu thụ tốt trong nước và còn có thể xuất khẩu với giá trị cao cho thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật và Hàn Quốc”.
Phải chi bộ ấy được đi ra ngoài thị trường thế giới một chút, thấy thiên hạ bán cả trăm loại muối, mới thấy thế giới đã đi xa lắm vì nhu cầu người tiêu dùng. Ảnh: K.H
Vậy là tôi đã thử tiến hành một nghiên cứu thị trường “bỏ túi” tại Mỹ để giúp R2D tìm hiểu thêm các sản phẩm than đốt hiện được sử dụng tại Mỹ, từ đó đánh giá tiềm năng xuất khẩu cho than gáo dừa, đồng thời nghiên cứu thêm các sản phẩm có liên quan, như gợi ý phát triển sản phẩm cho R2D. Điều lý thú là để đáp ứng nhu cầu nướng BBQ và sưởi ấm tại nhà, chỉ riêng siêu thị Home Depot của Mỹ, đã dành hẳn khu vực trưng bày riêng khá lớn với hơn 40 chủng loại sản phẩm và hơn 100 sản phẩm đa dạng khác nhau từ nguyên liệu như gas, than đá, than gỗ, gỗ vụn hay củi, than củi trong các loại bao bì khác nhau; mồi lửa nhanh từ thể rắn hay lỏng; đến các loại lò nướng và máy nướng đa chức năng (vừa dùng than vừa dùng gas hay điện) và vô số các loại thiết bị và phụ kiện cộng thêm như nhiệt kế, vật liệu mồi, bao tay, chổi quét, thùng đựng than, các loại khay chứa, đá muối nhằm mang đến sự tiện ích cao nhất cho người sử dụng. Ngay cả đến gỗ vụn để đốt, còn phân biệt các loại gỗ có hương khác nhau như gỗ anh đào, gỗ táo…
Nếu so sánh, các sản phẩm chất đốt của Việt Nam thường được kinh doanh theo kiểu loại hàng hoá thông thường không thương hiệu như than đá, củi… thì việc nâng cấp giá trị than gáo dừa lên tầm mức sản phẩm thương hiệu, như cách R2D khởi nghiệp là điều rất đáng khích lệ. Ngoài ra, R2D có thể kết hợp các sản phẩm liên quan thành gói sản phẩm combo để phân phối rộng rãi dựa vào mô hình chuỗi cửa hàng truyền thống (như cửa hàng gas) hoặc thậm chí kinh doanh online.
Kinh nghiệm là đi thăm thị trường nước ngoài luôn thấy được nhiều, rất nhiều sản phẩm mới mà có giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng khó tự nghĩ ra. Những tour đi các hội chợ quốc tế vì vậy luôn là những tour đi học đắt giá và hiệu quả. Có lần lang thang trong phố cổ Dubai, tôi nhìn thấy món chà là nhân hạt điều. Nhìn đã thấy ngon. Chà là mềm ngọt lịm mà có nhân là hạt điều giòn giòn béo béo thơm thơm ăn chung với nhau thì thôi… hết biết. Trong những con hẻm của khu phố cổ Dubai, tôi cứ đi lên đi xuống mấy gian hàng gia vị. Chỉ riêng món nghệ họ đã pha thành bao nhiêu thứ thơm tho.
Đến muối
Video đang HOT
Muối là gia vị căn bản nhất trong nấu bếp, dễ tìm nhất và cũng rẻ nhất ở Việt Nam. Nhưng cũng như anh Tuấn kể, nhìn thấy các cửa hàng, siêu thị bán muối bên Mỹ mà vui cho trí tưởng tượng của con người. Tôi tìm lại tài liệu ghi hôm ở Dubai về sản phẩm lạ từ gia vị muối, kèm với vài câu chuyện của anh Tuấn mới thấy, MỘT TRỜI MUỐI từ nấu ăn, tắm đến làm thuốc.
Kinh nghiệm là đi thăm thị trường nước ngoài luôn thấy được nhiều, rất nhiều sản phẩm mới mà có giàu trí tưởng tượng đến mấy cũng khó tự nghĩ ra. Những tour đi các hội chợ quốc tế vì vậy luôn là những tour đi học đắt giá và hiệu quả.
Muối có thương hiệu, có câu chuyện về 50 món muối. Vì sao mà có cả MỘT TRỜI MUỐI như vậy? Không gì khác hơn là sự đáp ứng thật sát nhu cầu rất đa dạng của người dùng, sự nhận biết và sự tinh tế ngày càng gia tăng ngay trong các gia đình khi nấu ăn, và sự canh tranh của các món muối thảo dược dùng khi tắm… Muối có màu, có vị, có kết cấu khác nhau, dùng để ướp, để pha chế, để rắc làm mặt, cũng chỉ là clorua natri, là nước biển bốc hơi mà sản phẩm bán trên thị trường rất khác nhau. Muối màu đen sulfurous từ Ấn Độ và muối hồng từ chân đồi của dãy Himalaya và vùng sông Murray của Úc, theo giới thiệu của anh chàng bán gia vị rất hoạt ngôn, ngoài ra còn có muối bột từ biển Maldon, được làm từ bờ biển phía nam nước Anh. Muối tre của Hàn Quốc được rang bằng nhựa cây thông cháy trong các xy lanh tre, được bịt cả hai đầu với đất sét, dùng rắc trên thịt nướng. Đối thủ cạnh tranh của nó là muối hun khói tự nhiên, là muối biển thô đã được hun khói trên lửa rừng, có nhiều màu, từ xám đến nâu đậm, được cư dân Dubai cho vào cá nướng hay xúp kem và bắp, để lấy mùi… khói. Còn muối tắm dùng để pha vào nước ấm khi tắm, có hương thơm và màu sắc của các loài hoa được ưa chuộng…
Chừng ấy các loại muối với các mức giá khác nhau khiến tôi cám cảnh nghĩ đến một loại muối VUA, đang thống trị và làm khổ ngành thực phẩm chế biến ở Việt Nam: muối iốt. Từ quy định sử dụng muối iốt để tăng cường trí não, trở thành quy định bắt buộc sử dụng muối iốt ngay trong chế biến các thực phẩm công nghệ, sữa, bánh, kẹo… làm biến dạng mùi vị của sản phẩm, mà các doanh nghiệp kiến nghị việc bắt buộc sử dụng muối iốt ròng rã gần năm trời. Phó Thủ tướng Chính phủ ủng hộ đề nghị. Nhưng đến nay bộ chức năng vẫn không chịu sửa đổi sự ưu ái dành cho các nhà sản xuất kinh doanh muối iốt. Phải chi bộ ấy được đi ra ngoài thị trường thế giới một chút, thấy thiên hạ bán cả trăm loại muối, mới thấy thế giới đã đi xa lắm vì nhu cầu người tiêu dùng. Còn nhà kinh doanh Việt cứ bị nhốt mãi trong cái lồng xưa cũ…
Những chuyến đi. Đi để không chỉ nhìn ngắm thị trường, mà còn để thấy tiềm năng xuất khẩu của những sản phẩm mình đang kinh doanh có cơ hội phát triển vô tận.
Theo Kim Hạnh (Thế Giới Tiếp Thị)
Khaisilk - Chiếc khăn và thòng lọng
Khaisilk có thể thu hồi khăn để bồi thường cho khách hàng, nhưng niềm tin thì không thể thu hồi để bồi thường. Chiếc khăn của Khaisilk đã biến thành chiếc thòng lọng siết cổ chính doanh nghiệp này và siết luôn cả niềm tin, sự ủng hộ vào hàng Việt
Chiếc khăn quàng cổ là để mang lại cảm giác ấm áp, mềm mại, chút nhấn nhá của phong cách thời trang. Thòng lọng là vòng dây buộc sao cho thắt chặt lại được khi người ta giật mạnh một đầu dây.
Vào dịp Halloween 2017, đại gia Hoàng Khải- Khaisilk đã biến chiếc khăn quàng lụa"Made in Vietnam" mà thực chất là "Made in China" thành chiếc thòng lọng - thứ mà người ta vẫn hay dùng để trang trí sân nhà đáng sợ ngày lễ ma quỷ.
Sự liên hệ tưởng chừng không liên quan, nhưng ngẫm cho cùng đó là luật nhân quả, "đi đêm lắm có ngày gặp ma!".
Bạn tôi - một người Nga làm ở Đại sứ quán tại Việt Nam là một tín đồ của lụa Khaisilk.
Anh sống ở Hà Nội 13 năm, kinh qua nhiều công việc, nhưng chủ yếu vẫn là quan hệ đối ngoại.
Anh biết đến Khaisilk ban đầu là được tặng quà khăn lụa, sau đó tin dùng và mua tặng như một món quà mang tinh thần, tâm hồn Việt - điều mà anh chắc chắn rằng, giá trị của nó không nằm ở sự xa xỉ.
Một chiếc khăn của Khaisilk bị nghi cắt mác.
Để rồi, khi ông chủ Khaisilk- Đại gia Hoàng Khải cúi đầu thừa nhận, những chiếc khăn lụa gắn nhãn mác "Made in Vietnam" được bán bấy lâu nay với giá khá chát trên 600.000 đồng, thực ra chỉ là chiếc khăn lụa Trung Quốc, được mua về với giá rất rẻ, phù phép cộp nhãn hàng Việt Nam vào, thì niềm tin về hàng Việt rạn vỡ trong anh cũng như trong hàng ngàn khách hàng của Khaisilk, thậm chí hàng triệu người tin dùng Khaisilk.
Và cuối cùng, cái quan trọng theo lời bạn tôi nói, anh thấy ứ nghẹn nơi cổ họng khi nhớ lại khoảnh khắc những người Nga, những người bạn ngoại giao của anh mắt tròn xoe thích thú, hít hà chiếc khăn lụa Khaisilk và không khỏi reo lên hai từ "Việt Nam" rất thân thương.
Người ta có thể mua tặng một chiếc khăn hàng hiệu LV, hay Burberry ở bất cứ nước nào mà không cần lời giới thiệu, nhưng nếu món quà lựa chọn là một chiếc khăn lụa Việt Nam, lụa Khaisilk thì bên trong chiếc khăn là cả một câu chuyện văn hoá, là sự tinh hoa đúc lại của một làng nghề để tôn thêm giá trị tinh thần của món quà.
"Giờ đây, tôi phải kể lại câu chuyện văn hoá của lụa Việt Nam trong chiếc khăn Khaisilk sao đây?", anh bạn hỏi tôi chua xót.
Không cứ là người phương Tây, người tiêu dùng Đông Á cũng đều rất trọng văn hóa quà tặng, xem nó như đại diện hình ảnh của người tặng.
Bên trong một gian hàng của Khaisilk
Hàng chục năm qua, Khaisilk đã đồng hành cùng với niềm tin và giá trị đó, cho đến khi sự thật được phanh phui, cha đẻ của thương hiệu Khaisilk cúi đầu thừa nhận có sự gian lận này.
Cùng với hành động cúi đầu xin lỗi, Hoàng Khải nói: "Thiệt hại bao nhiêu tôi cũng chưa tính tới. Nhưng cái tôi tính tới là tổn hại uy tín thương hiệu, cái này mới quan trọng và lớn hơn tiền bạc rất nhiều...Không thể ngày một ngày hai, có thể mất hàng mấy năm trời để gây dựng lại sự mất mát này, tôi gọi là mất mát đau đớn. Cũng do cách hiểu và bán hàng sai lầm của doanh nghiệp. Tôi không bao giờ muốn khách hàng nghĩ là chúng tôi đánh lừa họ".
Dù nói gì đi nữa, người tiêu dùng vẫn cho rằng Khaisilk đã lừa dối họ.
Khaisilk có thể thu hồi khăn để bồi thường cho khách hàng, nhưng niềm tin thì không thể thu hồi để bồi thường. Chiếc khăn của Khaisilk đã biến thành chiếc thòng lọng siết cổ chính doanh nghiệp này và siết luôn cả niềm tin, sự ủng hộ vào hàng Việt.
Nói không chừng, như ở một số nước vẫn định nghĩa về chiếc thòng lọng: Sự xuất hiện của thòng lọng là mang tính đe dọa và phạm pháp!
Theo Danviet
Cấm công chức Hà Nội đổ xăng tại trạm xăng Nhật: Tin bịa đặt Một số trang mạng không rõ nguồn gốc đang phát tán thông tin Hiệp hội các doanh nghiệp xăng dầu tại Hà Nội đề xuất cấm công chức, viên chức Hà Nội mua xăng của trạm xăng Nhật. Chiều ngày 11.10, trao đổi với PV.VietNamNet, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu Việt Nam cho biết Hiệp hội không có...