Phá vườn cây tiền tỷ của người khác để xây biệt thự bán, Tổng giám đốc hầu tòa
Dù đã được ngăn cản, ông Tùng vẫn tiếp tục chỉ đạo nhiều người phá hủy trái pháp luật 1.232 gốc cây cảnh, trị giá gần 1,4 tỷ đồng của bà Hảo.
Các bị cáo tại tòa hồi tháng 6/2015
Viện KSND TP. Hà Nội vừa hoàn tất kết thúc điều tra bổ sung vụ án Hủy hoại tài sản, đồng thời chuyển tài liệu để truy tố trước tòa.
Theo đó, năm 2002, ông Nguyễn Tài Tùng (ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội) và ông Lê Tiến Ngọ (ở Hà Nội) làm hợp đồng chuyển nhượng 9.360m2 đất tại khu đồng Hoa Cả, xã Thanh Liệt cho vợ chồng bà Phạm Thị Hảo, ở xã Trung Văn, huyện Từ Liêm (nay là phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Sau khi mua diện tích đất trên, bà Hảo đã đổ đất, san lấp, cải tạo khu đất và thuê người trồng, chăm sóc 4.800 cây cảnh trên diện tích đất của mình. Trong đó có 4.300 cây Xanh và 500 cây Lộc Vừng, trị giá gần 2,3 tỷ đồng.
Thời điểm vợ chồng bà Hảo mua và sử dụng mảnh đất trên, chính quyền địa phương và người dân khu vực đều biết rõ, khu đất cũng không xảy ra tranh chấp hay khiếu kiện.
Vài năm kể từ khi bà Hảo sở hữu hợp pháp mảnh đất này, ông Nguyễn Thiên Bắc (SN 1982, ở phường Liên Bảo, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư TĐG (viết tắt là Công ty TĐG) ký hợp đồng liên doanh, liên kết với ông Tùng.
Nội dung thể hiện: “Công ty TĐG sẽ làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lâu dài cho mảnh đất trên. Sau khi hoàn thành, ông Tùng có nghĩa vụ chuyển cho Công ty TĐG 50% diện tích đất, tương đương 4.680m2″.
Năm 2011, ông Bắc và ông Tùng tiếp tục ký một phụ lục hợp đồng có nội dung: “Công ty TĐG được toàn quyền chia lô, thửa, tiến hành xây dựng các công trình nhà ở, huy động vốn đối với nhà đầu tư thứ cấp trên phần diện tích mà Công ty TĐG được quyền quản lý”. Hoàn tất hợp đồng trên, ông Bắc đã triển khai dự án xây dựng khu biệt thự nhà vườn trên diện tích đất trên.
Khi triển khai xây dựng, do khu đất trên có rất nhiều cây cảnh có giá trị do chủ sở hữu hợp pháp là bà Hảo quản lý và sử dụng, ông Bắc đã chỉ đạo trợ lý của mình là Lưu Chung Tuyến (ở xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, Hà Nội) chặt phá vườn cây. Tuyến lập tức liên hệ với Trần Mạnh Hà (ở phường Khai Quang, TP. Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) nhờ thuê người chặt cây và dọn sạch khu vườn của bà Hảo.
Video đang HOT
Bắc tiếp tục giao cho Trần Hoài Sơn (ở phường Nông Trang, TP Việt Trì, Phú Thọ) trực tiếp chỉ đạo, giám sát việc chặt cây. Về phía mình, Bắc thuê máy xúc về san lấp mặt bằng.
Năm 2012, quá trình ông Tùng và các đối tượng chặt phá vườn cây thì gia đình bị hại và người dân khu vực đã liên tục can ngăn và nói rõ, đây là vườn cây do gia đình bà Hảo trồng. Tuy nhiên, ông Tùng đã chửi những người ngăn cản, đồng thời chỉ đạo nhiều người phá hủy trái pháp luật 1.232 gốc cây cảnh, trị giá gần 1,4 tỷ đồng của bà Hảo.
Hành vi của Bắc, Tùng và đồng bọn cấu thành tội Hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 143, Bộ luật Hình sự.
Hồi giữa năm 2015, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này. Trước tòa, ông Tùng có lời khai mới về việc, sau khi mua diện tích đất trên, do vợ chồng bà Hảo chưa bàn giao hết tiền mua đất nên ông đã ký hợp đồng mua bán khoảng 500 cây với ông Nguyễn Hữu Nậm (ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội) và trồng số cây này trên diện tích đất bán cho bà Hảo.
Ông Tùng cho rằng, việc các cơ quan tiến hành tố tụng buộc ông và các đối tượng chặt phá cây phải bồi thường toàn bộ 1.232 gốc cây cảnh, trị giá gần 1,4 tỷ đồng của bà Hảo là không đúng.
Với tình tiết mới phát sinh, HĐXX đã trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung lời khai của ông Tùng.
Kết quả điều tra bổ sung xác định, ông Nậm tự nhận mình bị tâm thần và không nhớ gì về việc ký hợp đồng bán cây cho ông Tùng. Ông Nguyễn Đại Tình, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hà cho biết thêm, với tư cách là lãnh đạo UBND xã, ông chỉ là người ký xác nhận ông Nậm có hộ khẩu tại địa phương. Còn việc ông Nậm có ký hợp đồng bán cây cho ông Tùng hay không thì ông không biết.
Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của ông Tùng về việc đã trồng 500 cây trên diện tích đất đã bán cho vợ chồng bà Hảo. Ông Tùng chỉ trả lời miệng rằng: “Khi giao đất cho Bắc, ông nhớ còn khoảng 500 cây trong vườn”.
Do không có tài liệu khác, cơ quan điều tra xác định, không có căn cứ chứng minh việc ông Tùng đã trồng 500 cây trên diện tích đất 9.360m2 đã bán cho vợ chồng bà Hảo.
Kết thúc điều tra bổ sung, Viện KSND TP. Hà Nội giữ nguyên quan điểm truy tố ông Tùng và đồng bọn về tội danh trên.
Đỗ Mến
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Vụ bắt trói kẻ trộm bị khởi tố: Bị cáo yêu cầu hủy án sơ thẩm
Sáng nay (4/1), TAND tỉnh Bến Tre xét xử phúc thẩm lưu động vụ &'Bắt trói kẻ trộm bị khởi tố' được dư luận đặc biệt quan tâm.
Liên quan đến vụ "Bắt trói kẻ trộm bị khởi tố", báo Tuổi trẻ cho hay, khuya 21/1/2014, Nguyễn Văn Trình cùng cha đẻ là ông Nguyễn Văn Tập phát hiện Phạm Văn K. sinh năm 1999 đột nhập tiệm tạp hóa của gia đình để trộm tiền.
Sau đó, Trình cùng cha trói K. vào cây trong vườn nhà, đến 4h40 thì gọi công an đến giải quyết.
Theo kết luận điều tra của Công an huyện Chợ Lạch, sau khi cùng cha trói K. vào cây và tra hỏi nhưng K. vẫn không trả lời nên Trình đánh vào lưng và bụng K. đến khi K. khai mình là con của ai.
Đến 4g40 sáng cùng ngày, ông Lê Nguyên Luyến, Trưởng ấp Phú Bình đến và đưa K. về trụ sở ấp làm việc.
Sau đó, Trình bị khởi tố (cho tại ngoại) về tội bắt, giữ người trái pháp luật. Cơ quan điều tra cũng xác định đủ cơ sở kết luận ông Tập là đồng phạm với vai trò giúp sức cho Trình. Sau nhiều lần bị mời làm việc, đến ngày 17/8, ông Tập treo cổ chết tại nhà riêng.
Được biết, trong phiên xử sơ thẩm ngày 10/9/2015, dù khẳng định việc bắt người phạm tội quả tang là đúng, TAND huyện Chợ Lách (Bến Tre) vẫn tuyên phạt bị cáo Trình sáu tháng cải tạo không giam giữ về tội giữ người trái pháp luật nên anh Trình kháng cáo vì cho rằng mình vô tội.
Đến phiên tòa phúc thẩm TAND tỉnh Bến Tre ngày 9/12/2015 vụ việc bị hoãn lại vì HĐXX cho rằng sự vắng mặt của bị hại (có đơn xin vắng mặt) có ảnh hưởng đến nội dung kháng cáo của bị cáo nên hoãn phiên tòa để triệu tập bị hại cùng cha mẹ bị hại.
Sau đó, TAND tỉnh đã có quyết định xét xử lưu động vụ án này tại TAND huyện Chợ Lách.
Bị cáo Trình tại phiên tòa - Ảnh: báo Tuổi trẻ
Báo Pháp luật TP. HCM cho hay, trong phiên tòa sáng nay (4/1) sau phần công bố cáo trạng, HĐXX bước vào phần thẩm vấn.
Phần xét hỏi, tòa hỏi bị cáo có ý kiến với bản án sơ thẩm không, bị cáo Trình nói mình vô tội. Tòa hỏi khi gặp K. bị cáo làm gì, bị cáo nói bị cáo đè cổ K. và đánh nhẹ mấy cái rồi ôm lại, sau đó đưa K. ra ngoài quán. Sau đó, bị cáo kêu cha là ông Tập đi lấy dây dù dùng để ràng đồ để ở nhà, ông Tập là người trói hai tay K. lại, sau đó ông Tập tiếp tục trói K. vào gốc cây rồi kéo lên kéo xuống mấy cái.
"Bị cáo chỉ có hỏi K. là mày con ai, còn việc trói hai tay và trói K. vào gốc cây, kéo lên kéo xuống là cha bị cáo thực hiện chứ không phải bị cáo", bị cáo Trình nói.
Cũng theo bị cáo, khi ông Luyến trưởng ấp Phú Bình đến thì K. vẫn còn bị trói vì sợ K. bỏ chạy.
Khi ông Hải là công an đến dẫn K. về đến trụ sở ấp rồi mới cởi trói cho K. Bị cáo cũng nói thời điểm xảy ra vụ việc chỉ thấy thấp thoáng một số người đi tập thể dục chứ không nhìn rõ là ai, sau này khi làm việc với công an mới biết là ai.
Tại tòa, Trình cũng khai chỉ giữ K. khoảng 10 phút, chỉ nhớ khoảng 10 phút thôi chứ lúc đó đâu có đi lấy đồng hồ ra coi đâu mà biết chính xác mấy giờ. Lúc đó có điện số khuyến mãi cho ông Luyến 2,3 lần nhưng không được. sau đó bị cáo nhớ lại có số chính của ông Luyến nên gọi số này. Bị cáo không biết số của mấy anh công an nên không thể goi. Điện cho ông Luyến lần sau ông Luyến đến liền.
Khi được hỏi về lý do tại Sao bắt xong lại trói đánh, kéo lên cây. Bị cáo khai: Bắt trộm mà không trói nó trốn đi mất sao. Còn đánh là do K. không biết bao nhiêu tuổi nhưng lớn con, trong tiệm bị cáo có bán tạp hóa như dao kéo, lúc đó K. lại vùng vẫy, quơ tay quơ chân dữ quá nên mới khống chế K. lại. Còn việc K. bị kéo lên kéo xuống là cha bị cáo làm. Bản thân bị cáo bắt trộm quả tang nên không có tội.
Tòa sơ thẩm tuyên bị cáo tội giữ người trái pháp luật, nhưng bị cáo có lên mạng xem và thấy pháp luật hiện tại quy định bắt trộm phải giao ngay, bị cáo bắt xong chỉ trói khoảng 10 phút rồi giao ngay là đúng.
Bị cáo cũng có yêu cầu hủy án sơ thẩm, điều tra lại vì bị cáo vô tội.
HẠNH VŨ (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ kề dao cứa cổ người yêu đòi cưới: Dọa giết cũng khó thoát án tù Chỉ vì sự ngăn cấm của gia đình mà nam thanh niên đã dùng dao kề vào cổ người yêu dọa giết. Hành vi trên là trái pháp luật và hung thủ sẽ phải trả giá cho những gì mình đã làm. Vào đêm ngày 1/1/2016 tại xã Đồng Luận, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, vì bị ngăn cản chuyện tình cảm...