Phá vòng xoay trước chợ Bến Thành để xây ga ngầm metro
Vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt ở trung tâm Sài Gòn sẽ bị phá bỏ để thi công nhà ga trung tâm Bến Thành.
Vòng xoay Quách Thị Trang hình ảnh gắn liền với nhiều người dân Sài Gòn
Ngày 18.2, vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành và trạm điều hành xe buýt TP.HCM sẽ được phá dỡ để xây dựng nhà ga ngầm trung tâm tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.
Ban Quản lý dự án 1 (phụ trách tuyến Bến Thành – Suối Tiên) cho biết, trong giai đoạn 1, đơn vị thi công sẽ rào chắn khu vực trước chợ Bến Thành. Tuy nhiên, để có mặt bằng thi công, theo kế hoạch sẽ phải phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt để lấy mặt bằng thi công.
“Theo quy hoạch 930ha, sau khi hoàn thành ga ngầm metro Bến Thành vào năm 2020, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang sẽ được xây dựng thành quảng trường hiện đại. Tuy nhiên, nếu chưa kịp thực hiện theo quy hoạch thì sẽ phục hồi nguyên trạng như hiện nay”, đại diện Ban quản lý dự án 1 thông tin.
Để phục vụ thi công, trước đó UBND TP đã chỉ đạo các ngành chức năng di dời tạm tượng đài dũng tướng Trần Nguyên Hãn về Công viên Phú Lâm (quận 6) và tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang đến Công viên Bách Tùng Diệp (giao lộ Lý Tự Trọng – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Pasteur, quận 1).
Ngày 18.2, vòng xoay này và trạm điều hành xe buýt trung tâm sẽ được phá bỏ để xây dựng ga ngầm metro
Hồi tháng 11.2016, gói thầu số 1a “Xây dựng đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP”, bao gồm xây dựng nhà ga ngầm Bến Thành và đoạn hầm metro dài 515m, tính từ đoạn phía trước chợ Bến Thành đến ga Nhà hát TP chính thức khởi công.
Video đang HOT
Gói thầu 1a có phạm vi bao gồm kết cấu chịu lực, nội thất, kiến trúc và các trang thiết bị kỹ thuật điện – cơ; đường hầm sử dụng cho chạy tàu từ ga Bến Thành tới ga Nhà hát TP bên dưới đường Lê Lợi.
Ga Bến Thành là ga trung tâm nên công tác thiết kế kỹ thuật gói thầu số 1a bao gồm cả phần kết cấu chịu lực của nhà ga thuộc tuyến Bến Thành – Tham Lương (tuyến đường sắt đô thị số 2) và một phần kết cấu chịu lực chính của nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 4 Thạnh Xuân – Nguyễn Văn Linh – nằm dưới nhà ga của tuyến số 1.
Nhà ga Bến Thành có 4 tầng ngầm (sâu nhất khoảng 40m). Tầng 1 là sảnh thu phí, văn phòng ga, phòng máy nhà ga. Tầng 2 là ke ga của tuyến số 1. Tầng 3 là sảnh thu phí dùng trung chuyển trong tương lai. Tầng còn lại là ke ga của tuyến số 2. Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga trung tâm Bến Thành còn có hệ thống thương mại dịch vụ – kinh phí đầu tư xây dựng gần 1 tỷ USD. Các công trình trên mặt đất gồm 3 tháp thông gió được bố trí trong khu vực Công viên 23-9 và 6 lối tiếp cận với nhà ga, gồm: trong công viên, vỉa hè công viên đối diện vòng xoay Quách Thị Trang, vỉa hè đường Phan Chu Trinh, vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão (2 lối) và vỉa hè đường Hàm Nghi.
Nhà ga này sẽ có 4 tuyến metro hoạt động, bảo đảm phục vụ hành khách đi lại trên các tuyến đường từ khu trung tâm đến các cửa ngõ thành phố.
Dự án Metro Bến Thành – Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8.2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Điều chỉnh giao thông khu vực vòng xoay Quách Thị Trang Từ ngày 18/2, giao thông qua khu vực vòng xoay Quách Thị Trang sẽ có sự điều chỉnh. Cấm các loại xe lưu thông trên đường Phạm Ngũ Lão (đoạn từ đường Yersin đến Trần Hưng Đạo). Trên đường Yersin, các phương tiện sẽ lưu thông một chiều hướng từ đường Trần Hưng Đạo đến Phạm Ngũ Lão; và lưu thông một chiều hướng từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm. Trên đường Ký Con, chỉ lưu thông một chiều hướng từ Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo. Cấm dừng và đậu xe từ 6 giờ – 22 giờ trên đường Calmette (đoạn từ Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo); trên đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ vòng xoay Quách Thị Trang đến Yersin); trên đường Ký Con và đường Yersin (đoạn từ Lê Thị Hồng Gấm đến Phạm Ngũ Lão).
Theo Danviet
Vòng xoay trước chợ Bến Thành được phá bỏ để xây ga ngầm metro
Để thi công nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1, TP HCM), vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt ở trung tâm TP HCM sẽ bị phá bỏ.
Vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành sẽ bị phá bỏ. Ảnh: Hữu Công.
Ban Quản lý dự án 1 (phụ trách tuyến Bến Thành - Suối Tiên) cho biết, từ ngày 18/2 bắt đầu thi công đại trà gói thầu nhà ga Bến Thành.
Trong giai đoạn một, đơn vị thi công chỉ rào chắn khu vực trước chợ Bến Thành. Nhưng để có mặt bằng thi công phải phá bỏ vòng xoay Quách Thị Trang và trạm điều hành xe buýt.
"Theo quy hoạch 930 ha, sau khi hoàn thành ga ngầm metro Bến Thành vào năm 2020, khu vực vòng xoay Quách Thị Trang được xây thành quảng trường hiện đại. Tuy nhiên, nếu chưa kịp thực hiện theo quy hoạch sẽ phục hồi nguyên trạng như hiện nay", đại diện Ban quản lý dự án 1 nói.
Khu vực chợ Bến Thành sau khi nhà ga trung tâm hoàn thành. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.
Theo thiết kế, công trình nhà ga trung tâm Bến Thành quận 1 ở vị trí phía trước chợ Bến Thành (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang) và nối dài đến Công viên 23/9, được xây dựng ở độ sâu khoảng 40 m dưới lòng đất.
Sau khi hoàn thành, phía trước chợ là nhà ga ngầm, phía trên nhà hình tròn là giếng trời (nơi lấy ánh sáng) và là điểm lên xuống nhà ga ngầm.
Gói thầu 1a - gói cuối cùng của tuyến metro số 1, gồm nhà ga trung tâm Bến Thành và đoạn ngầm đến ga Nhà hát thành phố (dài 515 m) đã được khởi công ngày 17/11 năm ngoái với giá trúng thầu 4.850 tỷ đồng (tương đương 26,5 tỷ Yên Nhật).
Nhà ga Bến Thành có 4 tầng ngầm (sâu nhất khoảng 30 m). Tầng một là sảnh thu phí, văn phòng ga, phòng máy nhà ga. Tầng 2 là ke ga của tuyến số 1. Tầng 3 là sảnh thu phí dùng trung chuyển trong tương lai. Tầng còn lại là ke ga của tuyến số 2.
Ngoài chức năng đầu mối kết nối giao thông giữa các tuyến metro, nhà ga này còn có hệ thống thương mại dịch vụ - kinh phí đầu tư xây dựng gần một tỷ USD.
Phối cảnh nhà ga ngầm trung tâm Bến Thành của tuyến metro số 1. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM.
Các công trình trên mặt đất gồm 3 tháp thông gió được bố trí trong khu vực Công viên 23/9 (quận 1) và 6 lối tiếp cận với nhà ga Bến Thành, gồm: trong công viên, vỉa hè công viên đối diện vòng xoay Quách Thị Trang, vỉa hè đường Phan Chu Trinh, vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão (2 lối) và vỉa hè đường Hàm Nghi.
Dự án Metro Bến Thành - Suối Tiên có tổng vốn 2,49 tỷ USD (hơn 47.000 tỷ đồng) được khởi công vào tháng 8/2012. Tuyến dài gần 20 km đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương).
Trong đó 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga). Công trình dự kiến đưa vào khai thác năm 2020.
Từ ngày18/2, để phục vụ thi công Nhà ga ngầm Bến Thành Sở GTVT TP HCM cấm các loại xe lưu thông trên đường Phạm Ngũ Lão (đoạn từ đường Yersin đến Trần Hưng Đạo). Trên đường Yersin, các phương tiện lưu thông một chiều hướng từ đường Trần Hưng Đạo đến Phạm Ngũ Lão; lưu thông một chiều hướng từ Trần Hưng Đạo đến Lê Thị Hồng Gấm.
Trên đường Ký Con, chỉ lưu thông một chiều hướng từ Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo. Cấm xe dừng và đậu từ 6h đến 22h trên các tuyến đường Calmette (đoạn từ Lê Thị Hồng Gấm đến Trần Hưng Đạo), Trần Hưng Đạo (đoạn từ vòng xoay Quách Thị Trang đến Yersin), Ký Con và Yersin (đoạn từ Lê Thị Hồng Gấm đến Phạm Ngũ Lão).
Hữu Công
Theo VNE
TP.HCM: Không có TNGT chết người trong 7 ngày Tết Trên toàn địa bàn TP.HCM không xảy ra vụ tai nạn giao thông chết người nào trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2017. Hiện trường một vụ tai nạn giao thông (ảnh minh họa: Dương Thanh) Sáng 2.2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt - Công an TP.HCM cho biết, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2017, trên địa...