Phá tan một âm mưu tấn công căn cứ quân sự Mỹ
Theo hãng AFP, Fox News dẫn một nguồn tin lục quân giấu tên, cho biết ba binh sỹ Mỹ đã bị bắt vì nghi ngờ âm mưu tấn công khủng bố căn cứ quân sự Ford Hood, nơi một cựu bác sỹ tâm thần của Lục quân từng tiến hành một vụ xả súng làm 13 người thiệt mạng năm 2009.
Các binh sỹ Mỹ tại căn cứ Fort Hood sau vụ xả súng năm 2009. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Fox News cho biết một quân nhân Mỹ, biến mất mà không được phép, đã bị bắt bên ngoài căn cứ và đang bị cảnh sát giam giữ tại thành phố Kileen, bang Texas.
Quân nhân này được xác nhận là Naser Jason Abdo, 21 tuổi, bị bắt hôm 27/7 sau khi phát hiện các nguyên liệu mà nhà chức trách nói có thể sử dụng chế tạo thuốc nổ, tại phòng khách sạn của anh ta ở Killeen, một thị trấn nhỏ ở ngay bên ngoài căn cứ.
Hai binh sỹ khác cũng bị bắt khi tìm thấy vũ khí và chất nổ.
“Mục tiêu là các quân nhân,” Cảnh sát trưởng Killeen Dennis Baldwin phát biểu tại một cuộc họp báo khi trả lời câu hỏi có phải Abdo định tấn công căn cứ Fort Hood hay không.
Video đang HOT
Người phát ngôn của Lục quân Mỹ tại căn cứ trên vẫn chưa đưa ra lời bình luận.
Cảnh sát trưởng Baldwin nói Abdo đang bị giam trong nhà tù thị trấn Killeen để chờ có cáo buộc của liên bang. Quân nhân này cũng bị tù vì một lệnh truy nã khác liên quan đến tội khiêu dâm trẻ em./.
Theo TTXVN
Hàng nghìn căn cứ quân sự Mỹ, đâu là con số chính xác?
Lầu Năm Góc đang triển khai khoảng 865 căn cứ quân sự ở nước ngoài, hơn 6.000 căn cứ ở bên trong nước Mỹ và các vùng lãnh thổ. Nhưng đây có phải con số cuối cùng, khi ngay cả người Mỹ cũng không biết chắc họ có bao nhiêu căn cứ?
Thành phố Norfolk, bang Virginia, Mỹ tự hào vì là quê hương của căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ và cũng là căn cứ hải quân lớn nhất trên thế giới.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng mạng lưới chằng chịt các căn cứ quân sự mà họ triển khai bên trong và ngoài nước Mỹ là "để bảo vệ người dân Mỹ khỏi những kẻ thù nguy hiểm đang ẩn nấp ở khắp nơi", còn các đối thủ của Mỹ thì cho rằng mục đích của hệ thống này là để chi phối cả thế giới.
Báo chí Mỹ mỗi năm cũng công bố các con số thống kê, nhưng chưa bao giờ những con số này có được sự thống nhất. Chỉ có một điều chắc chắn là con số các căn cứ Mỹ luôn ở hàng "khủng" và không có một quốc gia nào trên thế giới đủ "lực" để chi cho chỉ một phần nhỏ mạng lưới căn cứ này hoạt động trong một thời gian ngắn. Đơn giản là theo tính toán, cũng của báo giới và các cơ quan nghiên cứu độc lập, mỗi năm nước Mỹ phải chi tới 140 tỷ USD để duy trì số căn cứ quân sự này.
Hiện nay, riêng tại Đức, Mỹ đặt 268 căn cứ quân sự 83 tại Italia 45 tại Anh 21 tại Bồ Đào Nha và 19 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài ra, 124 căn cứ tại Nhật Bản, 87 tại Hàn Quốc. Có thể nói là hầu như giờ đây, người dân địa phương không còn thắm thiết với sự hiện diện của các căn cứ quân sự. Ví dụ như tại Okinawa (Nhật Bản), đa số người dân địa phương rất vui mừng được "tạm biệt chú Sam".
Căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản).
Các căn cứ quân sự Mỹ tại các nước như Ảrập Xêút, Yemen, Iraq, Afghanistan, cũng vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân. Theo ông Steven Kull, người đứng đầu Chương trình chính sách quốc tế thuộc trường Đại học Maryland, sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Trung Đông làm mất lòng dân ở hầu hết các nước, thậm chí đang kích động, chứ không phải ngăn chặn, các cuộc xung đột ở đây.
Tại Guam, hòn đảo mà Mỹ coi là thuộc địa từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ đã biến hầu hết diện tích của đảo này thành một căn cứ quân sự và từ chối cho phép người dân ở đây được độc lập, hoặc có quyền công dân đầy đủ của Mỹ.
Các cuộc thăm dò dư luận trên toàn cầu cho thấy những người nước ngoài sợ Mỹ hơn cả sợ những kẻ khủng bố. Tại nhiều nước trên thế giới, người dân lo ngại rằng Mỹ sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại họ.
Nếu Mỹ đóng cửa toàn bộ số căn cứ quân sự tại nước ngoài, Washington vẫn còn 6.000 căn cứ ở trong nước và các vùng lãnh thổ. Nhưng chỉ tính riêng nếu đóng cửa các căn cứ nước ngoài, ngoài hàng trăm tỷ USD mỗi năm sẽ được chuyển sang các dự án có ích hơn, Mỹ còn có thể đưa về nước nửa triệu quân và 100.000 nhà thầu dân sự được thuê để bảo dưỡng số căn cứ này.
Vấn đề là Mỹ không, hoặc ít nhất là chưa, hạn chế bớt chiếc "vòi bạc tuộc". Trong dự toán ngân sách liên bang tài khóa 2012, bất chấp những áp lực về thâm hụt ngân sách đang phải đối mặt, dự toán kinh phí cho quốc phòng của Mỹ vẫn đạt mức kỷ lục mới lên tới 553 tỷ USD.
Đảo Guam, nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự rất lớn.
Hiện nay, với số căn cứ quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đang tăng nhanh bước chuyển dịch chiến lược từ Tây sang Đông. Giới phân tích khu vực cho rằng thông qua việc tăng cường sự hiện diện tại khu vực này, Mỹ muốn thực hiện mục đích chiến lược toàn cầu của mình.
Từ năm 2010 đến nay, Mỹ đã tập trung một loạt tàu sân bay tại châu Á-Thái Bình Dương, cùng các nước đồng minh trong khu vực tiến hành chục cuộc tập trận với các quy mô khác nhau. Trong năm 2011, Mỹ đã lên kế hoạch tiếp tục cùng các nước đồng minh tại châu Á-Thái Bình Dương tiến hành nhiều hơn nữa các cuộc tập trận chung: với Thái Lan (Hổ Mang Vàng), với một số nước Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc)...
Hiện nay, tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quân đội Mỹ duy trì khoảng 100.000 binh sĩ đồn trú hàng năm và bố trí hơn một nửa số tàu sân bay, tàu ngầm, chiến hạm lớp Aegis và máy bay ném bom chiến lược. Trọng tâm chiến lược toàn cầu của Mỹ đã được điều chỉnh - chuyển từ châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Dân Trí
"Có chất độc dioxin trong đất, nước ngầm ở căn cứ Mỹ tại Hàn" Có chất độc dioxin trong đất và nước ngầm của căn cứ Mỹ Camp Carroll cách Seoul 300km - Đài truyền hình KBS hôm nay đưa tin, sau khi chuyên gia Mỹ bác tin quân Mỹ có chôn chất độc da cam còn thừa tại trại Carroll vài thập niên trước. Hàn Quốc sẽ thực hiện kiểm tra đối với 85 khu vực...