Phá ổ sản xuất băng đĩa lậu
Canh sat âp vao, phat hiên môt dây chuyên may moc hiên đai dung đê in, sang đia cung vơi hang nghìn đia lâu chuân bi ra thanh phâm…
Hê thông may moc dung đê in sang đia lâu.
Rạng sáng 4/3, đoan kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội TP HCM bât ngơ kiểm tra khu nhà xưởng tai Hương Lộ 11 (xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh) do bà Huỳnh Thanh Tuyền (32 tuôi) làm chu va phat hiên môt dây chuyên may moc dung đê in sang đia trai phep hêt sưc hiên đai.
Bên canh đo, đoan kiêm tra cung phat hiên hang nghìn đia lâu đang trong quy trinh san xuất, nôi dung là phim hanh đông, kinh di, bao lưc…
Công ty do ba Tuyên lam chu đươc câp phep hoat đông tư năm 2009, co chưc năng san xuât đia trăng chư không đươc in sang nôi dung. Tuy nhiên trong qua trinh hoat đông cơ sơ nay đa in, sang ca phân âm thanh, hinh anh. Môi giơ, tai đây cho ra hang nghin băng đia trai phep.
Lam viêc vơi cơ quan chưc năng, đai diên công ty đa ky vao biên ban thưa nhân vi pham. Đoan kiêm tra thu giư 3 may in sang đia, 37 kiên đia, may tinh va nhiêu cuôn giây in.
Theo Ngôi Sao
Nhìn phim Hàn chạnh lòng phim Việt
Một bộ phim truyền hình Hàn Quốc một lần bán bản quyền thu được gần 53 tỷ VND. Còn phim Việt?
Làn sóng Hàn Quốc đang chứng tỏ sức mạnh như vũ bão trong việc xâm nhập thị trường giải trí của các nước châu Á khác. Một trong những minh chứng là số lượng các bộ phim Hàn được các hãng truyền hình tại Trung, Nhật, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Campuchia... mua bản quyền và phát sóng rất nhiều. Trong năm 2010 này, drama Hàn tiếp tục khẳng định ưu thế khi liên tiếp thu về những số tiền khổng lồ chỉ từ việc bán bản quyền ra nước ngoài.
Video đang HOT
Phim truyền hình Hàn ngã giá gần 53 tỷ cho một bộ phim
Trong một bài báo mới đây tại Hàn Quốc, các nhà truyền thông nước này đã tổng kết một vụ mùa bội thu của việc xuất khẩu phim truyền hình. Một con số lên tới 3,3 tỷ won (tương đương 52,8 tỷ VND) cho một bộ phim, quả thật đây là điều đáng mơ ước đối với các nhà làm phim truyền hình Việt.
"Sungkyunkwan Scandal"
" Sungkyunkwan Scandal" là một ví dụ điển hình. Chỉ riêng việc bán bản quyền bộ phim này cho một công ty chuyên mua bản quyền phim tại Nhật đã thu về gần 53 tỷ VND. Đây gần như là mức giá cao nhất cho một bộ phim truyền hình. Một trong những lý do chính được nêu ra là do nhân vật nam chính trong phim chính là thành viên Micky Yoochun của nhóm JYJ, vốn là thành viên của nhóm Dongbangshinki nổi tiếng số 1 tại Nhật Bản.
Yoochun - nhân vật nam chính trong "Sungkyunkwan Scandal"
Một người phụ trách của phim cho hay: "Tại Nhật Bản, độ nổi tiếng của nhóm JYJ đang bùng nổ. Đại đa số các fan đều theo dõi bộ phim này từ trước trên internet. Vì vậy tỷ suất khán giả xem trên mạng đạt tới 50%. Với các fan tại Nhật, độ trung thành là rất lớn nên họ vẫn xem lại các bộ phim truyền hình này trên TV. Hiện tại, chúng tôi đang mong chờ tỷ lệ rating cao trong tập phát sóng đầu tiên".
"Playful Kiss"
Ví dụ thứ hai là bộ phim " Playful Kiss" (" Thơ ngây" phiên bản Hàn) với sự tham gia của hai diễn viên chính Kim Hyun Joong ( Vườn sao băng)và Jung So Min. Mặc dù tỷ lệ khán giả xem phim trong nước rất thấp, song phim vẫn đạt mức lợi nhuận cao khi bán được sang 11 nước châu Á khác như Nhật, Hồng Kông, Thái Lan, Philippines... Tổng số tiền xuất khẩu phim được biết lên tới 4 tỷ won (64 tỷ VND).
Cảnh trong phim "Thơ ngây" phiên bản Hàn
Phía nhà sản xuất của " Playful Kiss" phát biểu: "Tới thời điểm hiện tại, số tiền bán bản quyền đạt khoảng 4 tỷ won (64 tỷ VND), nhưng các cuộc thảo luận với đang tiến hành và các công ty muốn mua bản quyền vẫn còn nhiều. Sau khi phát trên Youtube, chúng tôi đã nhận được điện thoại từ phía công ty tại Nam Mỹ. Đây là lần đầu tiên một công ty tại Mỹ ngỏ lời mua bản quyền phim truyền hình Hàn. Tôi nghĩ rằng sau này sẽ có nhiều nước mua bản quyền hơn và số tiền thu về sẽ lớn hơn".
Những bộ phim đang trình chiếu trên truyền hình Hàn đã ký được hợp đồng bán bản quyền
So với năm trước, năm 2010 phim truyền hình Hàn xuất khẩu được nhiều hơn và thu về cũng khá hơn. Hiện tại, những bộ phim đang trình chiếu như " Mary Stayed Out All Night", "Secret Garden", "Run Away Plan.B"..., chưa kể tới những phim đã chiếu như " Personal's Taste", " Baker King, Kim Tak Goo", " Scarle t Letter", " I am a legend", " My girlfriend is Gumiho"... đều đã hoàn thành khâu bán bản quyền cho các quốc gia khác tại châu Á. Bộ phim sẽ lên sóng vào đầu năm sau như " My Princess" (Song Seung Heon, Kim Tae Hee đóng) cũng đã rục rịch bán bản quyền trước khi phát sóng.
"My Princess" (Song Seung Heon, Kim Tae Hee đóng)
Không chỉ với những bộ phim mà ngay cả phần kịch bản cũng được các nhà làm phim Hàn xuất khẩu sang nước ngoài. Bằng hình thức bán hệ thống của chương trình phát trong nước và làm mới với việc mời các ngôi sao tham gia làm khách mời hoặc người chơi chính, các nhà đầu tư giải trí đã kiếm bội tiền bằng việc kinh doanh trên bản quyền. Bộ phim " Chiến tranh và tình yêu" vốn được lấy lại từ một chương trình dài kỳ tại Hàn đã xuất khẩu thành công format kịch bản cho một công ty truyền thông Trung Quốc.
Các gameshow hay chương trình tạp kỹ thực tế trên truyền hình Hàn cũng kiếm bội khi xuất khẩu bản quyền
Ngay cả những chương trình giải trí như gameshow, chương trình tạp kỹ thực tế trên truyền hình Hàn cũng đã thành công trong việc bán bản quyền sang nước ngoài. Điển hình như các chương trình tạp kỹ " Family Outing", "Kim Jung Eun's Chocolate", "We got married"... hay các show " Golden Bell", "The Chatting of the Beauties", "Vitamin", "1 Night 2 Days"...
Những thành công trong việc xuất khẩu một sản phẩm văn hoá ra nước ngoài không chỉ xác định về mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới. Hàn Quốc đã và đang tiếp tục đẩy mạnh những kết quả của ngành công nghiệp giải trí ngày một tiến xa hơn. Ngẫm lại phim truyền hình Việt, tới khi nào các nhà làm phim mới có được một bộ phim đáng để các kênh truyền hình châu Á khác phải ngó mắt mua bản quyền?
Một số bộ phim truyền hình Việt đã được công ty Việt tại nước ngoài mua bản quyền để phát sóng cho cộng đồng Việt kiều xem. Tuy nhiên, số lượng có hạn và phần lớn vấn đề bản quyền bị xâm phạm bởi những băng đĩa lậu. Trên hết, các nhà làm phim Việt chưa quảng bá được văn hoá Việt nói chung và phim Việt nói riêng tới người nước ngoài qua việc xuất khẩu phim truyền hình.
Bộ phim "Đất phương Nam" là một trong những phim truyền hình xuất sắc, được cộng đồng Việt kiều khen ngợi.
Phim truyền hình Việt đang có những thay đổi nhất định, song chưa đủ "sức" và "lực" để có thể nghĩ tới việc xuất khẩu thành công một series phim nhiều tập sang nước ngoài.
Bạn là người Việt Nam, bạn có những ý kiến hay đề xuất gì để phim truyền hình nước nhà phát triển hơn nữa? Hãy gửi cho chúng tôi những đóng góp của riêng bạn. Biết đầu, chính từ những ý tưởng của bạn, các nhà làm phim Việt sẽ tìm được cho mình những hướng đi lên.
La Dolce (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Ca sĩ hải ngoại: Vì đâu cát sê tụt? Từ những năm 2000, nếu như việc ca sĩ hải ngoại đổ về Việt Nam biểu diễn chỉ dừng lại ở một vài trường hợp, thì hiện tại, điều này trở thành một xu hướng với hàng loạt cái tên quen thuộc của các trung tâm ca nhạc tại hải ngoại. Nhớ quê hương, mong tái ngộ khán giả quê nhà... là những...