Phá kho hàng 11 tấn quần áo ’sida’ tại Thanh Hóa
Hơn 11 tấn quần áo ’sida’ vừa bị thu giữ tại Thanh Hóa. Trước đó, hàng chục tấn quần áo đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng bị phát hiện tại Hải Dương và Quảng Ninh.
Ngày 7/1, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 9 – Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa phối hợp cùng Đội 3 – Phòng PC03 – Công an tỉnh Thanh Hóa – tiến hành khám một kho hàng ở thôn 2, xã Quảng Phú, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Trong quá trình làm việc, lực lượng chức năng phát hiện tại kho hàng có 215 bao quần áo các loại đã qua sử dụng có tổng trọng lượng hơn 11 tấn.
Kho hàng này do bà Nguyễn Thị Hương làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, bà Hương chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến toàn bộ số hàng hóa trên.
Cơ quan chức năng kiểm tra số quần áo ’sida” tại Thanh Hóa (Ảnh: Cục QLTT Thanh Hóa)
Đội Quản lý thị trường số 9 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh, làm rõ theo quy định.
Trước đó, nhiều vụ quần áo đã qua sử dụng (hay còn gọi là quần áo sida) không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng bị phát hiện và thu giữ.
Video đang HOT
Ngày 24/12/2020, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hải Dương phối hợp với Công an huyện Cẩm Giàng tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, do bà N.T.H làm chủ. Đoàn kiểm tra phát hiện cửa hàng này đang bày bán 96 kiện quần áo các loại đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ số hàng hóa nêu trên.
Cơ quan chức năng tiến hành thu giữ trên 5 tấn hàng “sida” và nhiều loại quần áo nhập lậu ở Hải Dương. (Ảnh: Cục QLTT Hải Dương)
Cách đó ít hôm, vào ngày 17/12/2020, Đội QLTT số 4, Cục QLTT Hải Dương, phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông dừng, khám phương tiện vận tải mang biển kiểm soát 34M-2886 do T.X.T (ở xã Thanh Lang, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) là lái xe đồng thời là chủ hàng. Đoàn kiểm tra phát hiện đối tượng T.X.T đã vận chuyển, kinh doanh nhiều loại quần áo là hàng hóa nhập lậu trị giá trên 40 triệu đồng.
Vào ngày 1/12/2020, Đội QLTT số 1 (Đội Cơ động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả) thuộc Cục QLTT Quảng Ninh tiến hành khám kho hàng tại thôn Đông Thành, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều. Lực lượng QLTT phát hiện tại kho hàng này chứa 509 kiện (tổng cân nặng 28,3 tấn) quần áo đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu. Chủ kho hàng này là bà Bùi Thị Hoa Mai (sinh năm 1994, địa chỉ thường trú tại thôn 7, xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều). Bà Hoa không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa.
Nhân viên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tham ô gần 1 tỉ
Bị cáo tẩy xóa, chỉnh sửa chứng từ và nộp tiền thấp hơn chứng từ để chiếm đoạt hơn 985 triệu đồng.
Ngày 6-1, TAND TP Cần Thơ xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Lê Thị Mỹ Phượng (36 tuổi, nguyên nhân viên chi nhánh VPĐKĐĐ quận Ô Môn) tám năm tù về tội tham ô tài sản.
Bị cáo Phượng tại tòa ngày 6-1. Ảnh: NHẪN NAM
Tòa ghi nhận bị cáo đã khắc phục xong số tiền hơn 985 triệu đã tham ô và ghi nhận việc bị cáo nộp khắc phục số tiền hơn 336 triệu thất thoát do chỉnh sửa chứng từ. Khi nào chứng minh được người khác thực hiện việc chỉnh sửa gây thất thoát số tiền này thì sẽ trả lại cho bị cáo.
Ngày 4-11-2010, Phượng được UBND quận Ô Môn (TP Cần Thơ) tuyển dụng làm việc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (ĐKQSDĐ) quận Ô Môn. Phượng đượcc UBND quận bổ nhiệm chính thức vào ngạch viên chức. Năm 2012, Phượng được quận Ô Môn bổ nhiệm phụ trách kế toán tại Văn phòng ĐKQSDĐ.
Đầu năm 2016, UBND TP Cần Thơ thành lập Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) trực thuộc Sở TN&MT. Sau đó, Giám đốc Sở TN&MT ký quyết định thành lập chi nhánh VPĐKĐĐ các quận, huyện trên địa bàn TP. Theo đó, Văn phòng ĐKQSĐ các quận, huyện đổi tên thành chi nhánh VPĐKĐĐ trực thuộc VPĐKĐĐ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc...
Phượng được phân công làm công tác văn thư, kiêm nhiệm kế toán, có nhiệm vụ nhận các quyển biên lai thu phí, lê thị phí, quyển hóa đơn bán hàng từ VPĐKĐĐ giao cho cán bộ thu hộ chín phường và bộ phận một cửa thuộc UBND quận Ô Môn để thực hiện việc thu phí, lệ phí liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Quá trình này, lợi dung việc kiểm tra không chặt chẽ của phó giám đốc chi nhánh và bộ phận kế toán thuộc VPĐKĐĐ, Phượng đã chỉnh sửa chứng từ bằng cách tẩy tóa, sửa số tiền ghi trên hóa đơn, biên lai thấp hơn số tiền thực nhận. Đối với các chứng từ không chỉnh sửa, Phượng báo cáo thấp hơn số tiền thực nhận để chiếm đoạt.
Theo đó từ tháng 2-2016 đến tháng 3-2018, Phượng đã tẩy xóa, chỉnh sửa 642/22.519 chứng từ, với số tiền thấp hơn thực tế gần 430 triệu đồng. Đối với các chứng từ không chỉnh sửa báo cáo thấp hơn là 2.542 chứng từ, với số tiền gần 560 triệu đồng. Tổng cộng Phượng chiếm đoạt hơn 985 triệu đồng.
Tháng 4-2018, một kế toán viên thuộc VPĐKĐĐ kiểm tra ngẫu nhiên hồ sơ, chứng từ của các chi nhánh VPĐKĐĐ quận huyện đăng nộp, phát hiện chi nhánh VPĐKĐĐ quận Ô Môn báo cáo sai số tiền trên chứng từ nên báo cáo Ban Giám đốc VPĐKĐĐ... Sau đó vụ việc chuyển cho cơ quan điều tra.
Công an xác định, trong số thiệt hại ngân sách hơn 1,3 tỉ thì Phượng gây thiệt hại hơn 985 triệu, còn lại hơn 336 triệu không đủ cơ sở xác định cá nhân nào chịu trách nhiệm.
Cáo trạng cho rằng nhiều người có vi phạm dẫn đến hậu quả như trên nhưng xét thấy chưa đến mức phải truy cứu trách nhệm hình sự.
Sau khi bị phát hiện, Phượng đã giao nộp cơ quan điều tra số tiền 1 tỉ 337 triệu đồng và đồng ý khắc số tiền hơn 336 triệu không xác định người chiếm đoạt để khắc phục toàn bộ thiệt hại cho ngân sách.
Khởi tố 5 nguyên lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Phan Thiết 5 người nguyên là lãnh đạo Bệnh viện Phan Thiết đã bị khởi tố với cáo buộc "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" do liên quan đến vụ án tham ô hơn 5 tỉ đồng xảy ra tại Bệnh viện Phan Thiết (nay là Trung tâm Y tế TP Phan Thiết). Ngày 2-12, VKSND tỉnh Bình Thuận cho biết đã phê...