Phá hủy môi trường tự nhiên mang nguy cơ đại dịch mới từ những virus ‘vô danh’
Các chuyên gia cảnh báo hiện có tới 850.000 loại virus chưa được phát hiện ở động vật có khả năng lây nhiễm sang người rồi phát tán nếu thiên nhiên tiếp tục bị tàn phá.
Hình: BBC
Báo cáo ước tính rằng có khoảng 1,7 triệu loại virus chưa được biết đến đang tồn tại trên động vật có vú và chim, trong đó có tới 850.000 loại có khả năng lây nhiễm sang người.
Hầu hết những đợt bùng phát dịch lớn trong hơn 100 năm qua, từ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 tới COVID-19, đều do các hoạt động của con người thúc đẩy, dẫn tới sự suy thoái liên tục của tự nhiên. Nguy cơ bùng phát ngày càng cao có nghĩa là thế giới đang trong “kỷ nguyên của đại dịch” – các chuyên gia hàng đầu nhấn mạnh trong một phiên thảo luận mới đây do Liên Hợp Quốc tài trợ.
“Cách chúng ta sử dụng đất; mở rộng và thâm canh nông nghiệp; sản xuất, buôn bán và tiêu dùng không bền vững đang làm gián đoạn thiên nhiên và gia tăng sự tiếp xúc giữa động vật hoang dã mang mầm bệnh với con người. Đây là con đường dẫn đến đại dịch” – Tiến sĩ Peter Daszak, Chủ tịch của tổ chức sức khỏe sinh thái EcoHealth Alliance, một trong 22 nhà khoa học hàng đầu đứng sau nghiên cứu, chia sẻ.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, nguy cơ lây nhiễm virus từ động vật sang người có thể được “giảm đáng kể” bằng các hành động quyết liệt để ngăn chặn sự tàn phá đa dạng sinh học, chẳng hạn như thiết lập khu bảo tồn tự nhiên và tăng cường biện pháp để giảm khai thác không bền vững tại những khu vực đa dạng sinh học cao.
Trong khi đó, chi phí để thực hiện các “biện pháp phòng chống” đại dịch như vậy chỉ bằng khoảng 1/100 lần so với các “biện pháp ứng phó” như phát triển vaccine hay cách ly như hiện nay. Tính đến tháng 7/2020, COVID-19 đã gây thiệt hại khoảng 8 – 16 triệu USD đối với nền kinh tế toàn cầu. Chỉ tính riêng tại Mỹ, thiệt hại có thể lên tới 16 triệu USD vào cuối năm 2021.
Các nỗ lực cải thiện an ninh lương thực và loại bỏ những loài có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch khỏi hoạt động buôn bán động vật hoang dã – với sự hỗ trợ của các cơ quan thực thi pháp luật – cũng sẽ góp phần làm giảm nguy cơ bùng phát đại dịch mới trong tương lai.
Cụ bà 102 tuổi qua khỏi 2 đại dịch, 2 bệnh ung thư: Bí quyết nằm ở lối sống!
Một cụ bà 102 tuổi ở Mỹ đã nhiễm hai bệnh dịch và mắc hai bệnh ung thư nhưng đều qua khỏi. Bí ẩn nào đằng sau những chiến thắng bệnh tật ấy?
Đánh bại 2 đại dịch - 2 bệnh ung thư!
Bà Mildred Geraldine "Gerri" Schappals, 102 tuổi, sống tại viện dưỡng lão The Huntington, thành phố Nashua, bang New Hampshire, Mỹ là một trong số ít người trên thế giới có thể sống sót qua khỏi hai đại dịch kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Không những thế, cụ bà này còn chiến thắng cả 2 căn bệnh ung thư quái ác khác!
Bà Schappals sinh ngày 18/1/1918 tại thành phố Worcester, bang Massachusetts, Mỹ, khi mới được 11 tháng tuổi, bà bị mắc dịch cúm Tây Ban Nha (Đại dịch cúm 1918). Cả mẹ và anh trai của bà Schappals cũng nhiễm dịch bệnh này.
Bà Gerri Schappals.
Nhưng kỳ diệu thay, cả ba người đều qua khỏi đại dịch đã cướp đi khoảng 675,000 sinh mạng người Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ.
Sau khi học xong cao học, bà Mildred trở thành một giáo viên, sau đó là hiệu trưởng một trường tiểu học và rồi sang đảm trách giám sát công tác giảng dạy bậc tiểu học ở các trường công lập tại thành phố Nashua.
Sau khi nghỉ hưu vào cuối những năm 1980, bà được chẩn đoán bị ung thư vú và phải phẫu thuật bảo tồn tuyến vú (cắt bỏ khối u) và xạ trị. Bà Schappals đã đánh bại được căn bệnh ung thư này. Nhưng vài năm sau, bà lại tiếp tục nhận thêm tin dữ, các bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư đại tràng giai đoạn 3! Lần này, bà tiếp tục qua khỏi sau khi được can thiệp phẫu thuật.
Hồi tháng 5 năm nay, bà Schappals cảm thấy không khoẻ và có sốt cao trong nhiều ngày. Bà được xét nghiệm COVID-19 và có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 tại bệnh viện. Thế rồi, một lần nữa, cụ bà 102 tuổi này lại giành chiến thắng trước bệnh tật, bà đã khỏi COVID-19!
Vậy "bí ẩn" đằng sau bốn lần chiến thắng bệnh tật hiểm nghèo của bà Schappals là gì?
Theo tờ Washington Post, bà Schappals thường tránh lo lắng quá mức và yêu thích uống rượu vang đỏ. Lisa Valcourt, giám đốc điều hành viện dưỡng lão Huntington cho biết bà Schappals có khiếu hài hước, vui vẻ và có lối sống tích cực, lạc quan.
Cụ bà 102 tuổi từng đánh bại 2 đại dịch và 2 căn bệnh ung thư hiểm nghèo dành lời khuyên cho người trẻ cần sống tích cực và thành thật với chính bản thân mình. Bà Schappals nhắn nhủ: "Hầu hết mọi người bẩm sinh đều tốt và biết cảm thông. Chúng ta muốn làm điều đúng đắn nhưng rất dễ bị xao nhãng bởi sự ích kỷ và cảm xúc".
WHO khuyến cáo về độ tuổi trẻ em nên đeo khẩu trang phòng chống Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới hy vọng đại dịch Covid-19 sẽ ngắn hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 và kéo dài ít hơn 2 năm, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đứng đầu WHO, nói trong một cuộc họp báo tại Geneva - Thụy Sĩ. Ông Tedros nhấn mạnh tình hình trên chỉ diễn ra nếu thế giới đoàn kết và...