Pha hóa chất tưới cây thì phát nổ, người đàn ông bị bỏng 30% cơ thể
Khi đang pha hóa chất tưới cây thì phát nổ, một người đàn ông tại Quảng Bình phải nhập viện với mức độ bỏng 30% cơ thể.
Chiều 1.8, thông tin từ khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một người đàn ông bị bỏng 30% cơ thể.
Bệnh nhân Diệp nhập viện trong tình trạng bỏng nặng ở nhiều điểm trên cơ thể. Ảnh BÁ HOÀNG
Theo đó, bệnh nhân B.N.D (40 tuổi, TX.Ba Đồn, Quảng Bình) nhập viện vào lúc 13 giờ ngày 30.7, tình trạng bỏng tại vùng đầu, cổ, mặt, chân, tay và ngực. Các bác sĩ tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình đã sơ cứu và chuyển vào phòng phẫu thuật, cắt bỏ các diện tích bỏng.
Video đang HOT
Hiện bệnh nhân đang được điều trị tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới. Ảnh BÁ HOÀNG
Bác sĩ Nguyễn Duy Tùng, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, trưởng kíp phẫu thuật cho biết đây là trường hợp cần theo dõi, điều trị tích cực.
“Trong hóa chất tưới cây thường các chất axit hoặc bazơ, nếu không cẩn thận trong việc pha trộn sẽ rất dễ gây ra cháy nổ. Bệnh nhân trên bị bỏng độ 2, độ 3 cần theo dõi và điều trị tích cực. Qua đây cũng cảnh báo mọi người trong việc sử dụng, pha trộn các hóa chất”, bác sĩ Tùng nói.
Theo bác sĩ Tùng, nếu không may gặp trường hợp tương tự như người đàn ông trên, mọi người cần gọi người thân và mau chóng xịt nước lạnh vào vết thương khoảng 15 phút nếu chưa kịp thời đưa đến bệnh viện. Không nên tự ý chữa bỏng bằng các cách dân gian, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bé gái 1 tuổi nghi bị bạo hành có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh
Tối 31-7, Bệnh viện Nhi trung ương thông tin bé gái L.Q.T. (1 tuổi) đã cai được thở máy xâm nhập, chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn, chức năng các cơ quan dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có biểu hiện về di chứng thần kinh.
Bé Q.T. được đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương với nhiều vết lằn, vết bầm tím tụ máu trên cơ thể - Ảnh: BVCC
Thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương cho biết ngày 26-7, bệnh viện tiếp nhận bệnh nhi L.Q.T., 18 tháng tuổi, nhập viện trong tình trạng hôn mê, có dấu hiệu mất nước, suy tuần hoàn, suy hô hấp nặng, SpO2 84%, có nhiều vết lằn, vết bầm tím tụ máu trên cơ thể.
Qua thăm khám, bệnh nhi được chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn, suy đa cơ quan và nghi ngờ bị bạo hành.
Trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị. Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán theo dõi nhiễm khuẩn huyết có sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa cơ quan và nghi ngờ trẻ bị bạo hành.
Sau đó, trẻ được các y bác sĩ điều trị hỗ trợ hô hấp (thở máy), điều trị sốc (bù dịch, vận mạch), tiêm kháng sinh và được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc toàn diện tại khoa điều trị tích cực nội khoa.
Bên cạnh đó, bệnh viện cũng báo ngay các cơ quan chức năng liên quan (Công an phường Láng Thượng, Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111) để làm rõ vụ việc.
Hiện tại sau 6 ngày được điều trị hồi sức tích cực, tình trạng nhiễm khuẩn huyết biến chứng suy đa cơ quan của bệnh nhi đã có dấu hiệu chuyển biến khá hơn.
Theo PGS.TS Tạ Anh Tuấn, Bệnh viện Nhi trung ương, hiện bé T. đã cai được thở máy xâm nhập, chuyển sang thở oxy hỗ trợ, tình trạng tuần hoàn và chức năng các cơ quan đang dần hồi phục. Tuy nhiên, trẻ có nhiều biểu hiện về di chứng thần kinh. Trẻ vẫn được các y bác sĩ tại Bệnh viện Nhi trung ương tiếp tục chăm sóc tích cực.
Bệnh viện Nhi trung ương cũng nhận định qua sự việc này cho thấy mặc dù việc bạo hành trẻ trong thời gian gần đây được các cơ quan chức năng xử lý nghiêm, tuy nhiên vẫn cần có sự quan tâm của xã hội. Đặc biệt trong quá trình khám chữa bệnh, nhân viên y tế bên cạnh khám cấp cứu cần lưu ý đến các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ trẻ bị bạo hành, để kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng liên quan hỗ trợ và ngăn chặn tình trạng này.
Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, ngày 28-7, Công an phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) tiếp nhận tin báo từ Bệnh viện Nhi trung ương trường hợp cháu L.Q.T., 1 tuổi, quê huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh, nhập viện trong tình trạng tím tái, li bì và sốt cao, nghi bị ngược đãi, hành hạ.
Công an bước đầu xác định ngày 21-7, chị Lê Thị Lan H. (28 tuổi, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, mẹ của bé T.) thuê Đoàn Diệu Linh (26 tuổi, trú thị xã Sơn Tây, Hà Nội) trông bé T. với giá 3 triệu đồng/tháng tại ngõ 198 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa để đi làm công nhân tại Bắc Giang.
Trong quá trình trông bé T., do cháu bị sốt và quấy khóc nên Linh và Hoàng Thế Vũ (28 tuổi, trú Ba Vì, Hà Nội, chồng Linh) dùng dây sạc điện thoại buộc chân, dùng que gỗ, búa nhựa đánh vào đầu, người, dùng chăn quấn vào người và dùng băng keo bịt miệng bé T..
Đến ngày 26-7, thấy T. mệt mỏi, khó thở, Vũ và Linh đưa bé đến Bệnh viện Nhi trung ương cấp cứu.
Hiện hai người này đang được cơ quan chức năng tạm giữ để điều tra làm rõ vụ việc.
Người thương binh hơn 10 năm mòn mỏi xin chính quyền cấp sổ đỏ Bản thân là thương binh hạng 2/4, bị hỏng một mắt, di chứng nặng nề trên não, mất vĩnh viễn 61% sức khỏe và đã 3 lần bị tai biến. 82 tuổi, hơn 10 năm nay, thương binh Lưu Xuân Du vẫn phải lập bập gõ cửa cơ quan chức năng chỉ để xin được cấp sổ đỏ cho mảnh đất đang sinh...