Phá đường dây xuất lậu gỗ
Ngày 1.5, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM đã lần lượt bắt giữ 4 nghi phạm: Trần Văn Thống (40 tuổi, ngụ H.Hóc Môn), Trần Đắc Hùng (48 tuổi, ngụ Q.Thủ Đức), Lê Quốc Toàn (37 tuổi, ngụ Quảng Ngãi), Lê Văn Bính (ngụ Nghệ An) do liên quan đến đường dây xuất lậu gỗ quy mô lớn.
Ảnh minh họa
Cách đây vài tháng, trinh sát Đội 4 (PC46) đã phát hiện một đường dây buôn lậu gỗ quy mô lớn tại TP.HCM. Từ đó, lãnh đạo PC46 đã chỉ đạo cho Đội 4 lên kế hoạch phá án. Sau nhiều tháng điều nghiên, trinh sát đã nắm bắt quy trình đường đi của gỗ lậu này khá tinh vi. Bọn chúng đã thu mua số lượng lớn cành, nhánh, gốc, rễ của các loại gỗ như: trắc dây, cẩm lai, sơn đá, sơn huyết… từ khu vực miền Trung, Tây nguyên tập kết về các kho chứa ở H.Hóc Môn, Q.Thủ Đức (TP.HCM) và Dĩ An (Bình Dương) đóng vào container, sau đó câu kết với một công ty chuyên làm dịch vụ xuất khẩu đồ gốm để xuất lậu gỗ nhằm qua mặt cơ quan chức năng.
Ngày 23.4, tại cảng Cát Lái (Q.2), trinh sát Đội 4 đã bắt giữ 3 container chứa toàn gỗ các loại nói trên, đã được thông quan, chuẩn bị đưa lên tàu biển vận chuyển xuất qua Hồng Kông. Từ tang vật này, qua điều tra, PC46 đã lần lượt bắt 4 nghi phạm liên quan nói trên.
Video đang HOT
Đường đi của gỗ lậu
Theo tờ khai hải quan, ngày 23.4, Công ty TNHH SX TM DV Bảo Hoa Viên (nằm trên quốc lộ 1A, KP3, Q.Thủ Đức) đã làm thủ tục tờ khai hải quan điện tử xuất 2 container chậu xi măng và 1 container chậu gốm đất nung. 3 container này đều được thông quan lúc 0 giờ ngày 23.4, đi qua luồng xanh (miễn kiểm). Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng bắt giữ kiểm tra thì phát hiện toàn là gỗ như đã nói trên…
Tại trụ sở công an, bước đầu các nghi phạm khai nhận: trong quá trình xuất khẩu đồ gốm, ông Nguyễn Tấn Đạt (Giám đốc Công ty TNHH SX TM DV Bảo Hoa Viên) đã thuê Trần Đắc Hùng (Giám đốc Công ty TNHH TM vận tải Trí Thông ở KP.9, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức) làm dịch vụ xuất khẩu đồ gốm cho công ty. Trong quá trình giao dịch, để thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng, ông Đạt đã ký khống, đóng dấu đỏ tròn sẵn trên nhiều tờ giấy A4 đưa cho Hùng cất giữ khi cần lấy làm thủ tục tờ khai hải quan điện tử xuất hàng cho ông Đạt. Tuy nhiên, Hùng đã bán tờ giấy ký khống nói trên cho Toàn, Bính. Từ đó, 2 người này đã sử dụng giấy ký khống làm thủ tục xuất thuê 3 container gỗ trên cho Thống với giá 45 triệu đồng (15 triệu đồng/1 container). Song đến nay, Thống thừa nhận là người trực tiếp liên lạc với Toàn, Bính nhờ làm thủ tục xuất 3 container gỗ này nhưng trong đó chỉ có 1 container của Thống; 2 container còn lại là của 2 người khác nhờ xuất giùm. Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra.
Theo TNO
Rộ nạn trộm cắp trên máy bay
Tính từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 10 vụ trộm cắp bị phát hiện trên cả đường bay nội địa và quốc tế, trong đó thủ phạm chủ yếu là người Trung Quốc.
Ảnh khách Zhang Giang (Trung Quốc) bị tiếp viên phát hiện lục đồ trên chuyến bay từ Bangkok đi TP.HCM ngày 19.1 - Ảnh: T.H
Khoanh vùng đối tượng
Theo thống kê của VNA, trong năm 2012 xảy ra 28 vụ khách bị mất tài sản trên chuyến bay, năm 2013 là 15 vụ và chỉ từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 10 vụ trộm cắp tài sản. Các nghi phạm ăn cắp đa phần có quốc tịch Trung Quốc, phần lớn sinh sống tại tỉnh Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tô, nhiều người trong số đó sinh năm 1973
Mới đây, ngày 30.4, trên chuyến bay VN257 của Vietnam Airlines (VNA) từ Hà Nội đi TP.HCM, hành khách Wang Xingao (41 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị phát hiện khi đang lục túi của hành khách khác. Wang đã lấy túi hành lý của một hành khách ngồi cùng hàng ghế 30, đem xuống hàng ghế số 38 để lục lọi trộm đồ. Rất may, một hành khách khác (là một tiếp viên hàng không đang trong kỳ nghỉ) phát hiện dấu hiệu nghi vấn và dùng điện thoại ghi lại hình ảnh của Wang, báo cho tổ bay. VNA sau đó đã giao Wang cho Cảng vụ hàng không Tân Sơn Nhất và Công an Q.Tân Bình (TP.HCM) xử lý, cùng bằng chứng là đoạn phim ghi lại quá trình trộm cắp. Wang đã phải nhận tội. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, do chiếc túi bị Wang lục lọi nhằm trộm đồ có giá trị tài sản không đủ để xử lý hình sự về hành vi trộm cắp tài sản, nên người này bị xử phạt vi phạm hành chính 1,5 triệu đồng và bị trục xuất về nước.
Trước đó, trên chuyến bay VN654 Singapore - TP.HCM ngày 1.3.2014, hành khách Guoliang (41 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) bị phát hiện lục hành lý của một hành khách người Úc để lấy tiền trong ví. Ngày 31.3, trên chuyến bay từ TP.HCM đi Hồng Kông, phát hiện thấy nhiều nghi vấn nên tổ tiếp viên theo dõi và bắt quả tang một hành khách Trung Quốc đã lục đồ, lấy trộm 710 USD của hành khách châu Âu. Trên chuyến bay từ Jakarta đi TP.HCM ngày 16.1, tổ tiếp viên nhận được thông báo có 3 vị khách khả nghi nên phân công nhau canh chừng, đồng thời báo cáo cơ trưởng. Ngay khi máy bay hạ cánh, cơ trưởng đã yêu cầu các hành khách yên vị tại chỗ chờ lực lượng an ninh sân bay tới mời vào làm việc với công an cửa khẩu. Tại đây, hành khách tên Qin Wei (quốc tịch Trung Quốc) thừa nhận lấy cắp 700 USD của một hành khách trên máy bay.
Chỉ sau đó 3 ngày, ngày 19.1 trong chuyến bay VN600 từ Bangkok đi TP.HCM, tiếp viên phó cũng nhận thấy thái độ khả nghi của 3 hành khách Trung Quốc, báo lên tiếp viên trưởng. Đặc biệt, tiếp viên phó đã dùng điện thoại ghi hình quá trình lục đồ đạc của hành khách khả nghi. Khi chuyến bay hạ cánh, nhân viên an ninh đã giữ hành khách này, nhân chứng và người bị hại để làm việc.
Đề nghị lập chuyên án điều tra
Thủ đoạn mới Theo một lãnh đạo của Công an P.2, Q.Tân Bình, trước đây, công an phường đã tiếp nhận 4 vụ trộm cắp tài sản do người nước ngoài gây ra, nhưng các vụ việc này xảy ra trong khu vực làm thủ tục lên máy bay hoặc khu vực chờ lấy hành lý tại sân bay quốc nội. Thủ đoạn của các đối tượng này là lén lút lấy túi xách của hành khách đang làm thủ tục hoặc lúc chờ lấy hành lý... Còn thủ đoạn lấy cắp tài sản ngay trên máy bay mới xuất hiện 1 - 2 năm trở lại đây và công an phường cũng ghi nhận một số vụ trộm cắp trên máy bay do người nước ngoài gây ra, có chứng cứ, tang vật rõ ràng, nhưng đều do Cơ quan An ninh cửa khẩu (Bộ Công an) lập hồ sơ ban đầu. Ngày 30.4.2014, vụ người Trung Quốc lục túi xách của hành khách bị ghi hình, Công an P.2 tiếp nhận, lập biên bản xử lý hành chính do chưa đủ cơ sở để xử lý hình sự. H.Nam - Đ.Huy
Theo thống kê của VNA, trong năm 2012 xảy ra 28 vụ khách bị mất tài sản trên chuyến bay, năm 2013 là 15 vụ và chỉ từ đầu năm 2014 đến nay đã xảy ra 10 vụ trộm cắp tài sản. Theo VNA, tình trạng trộm cắp tài sản của hành khách trên các chuyến bay của hãng này diễn ra trên một số chặng bay khu vực Đông Nam Á, đặc biệt đối với đường bay đi/đến Thái Lan, Indonesia, Singapore, Lào, Campuchia và một số đường bay nội địa như Cam Ranh, Phú Quốc. Thống kê từ các vụ trộm cắp cho thấy, các nghi phạm ăn cắp đa phần có quốc tịch Trung Quốc, phần lớn sinh sống tại tỉnh Hồ Nam, Hà Nam, Giang Tô, nhiều người trong số đó sinh năm 1973. Các nghi phạm khi bị phát hiện đều bị xử lý theo quy định như phạt tiền, cấm bay, trục xuất...
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không VN, cho biết có nghi vấn các đối tượng trộm cắp trên hoạt động theo đường dây chuyên nghiệp, có thể hoạt động riêng lẻ hoặc đi theo nhóm. Cục Hàng không đã báo cáo với Ủy ban An ninh hàng không quốc gia, đề nghị Bộ Công an thành lập chuyên án phá các đường dây trộm cắp trên máy bay. Nhưng theo ông Thanh, việc phát hiện cũng không đơn giản, do các đối tượng chủ yếu là người nước ngoài. "Về phía Cục Hàng không cũng đã yêu cầu các hãng tăng cường huấn luyện nghiệp vụ cho tiếp viên để phát hiện các vụ trộm cắp. Thực tế các vụ việc phát hiện từ đầu năm đến nay đa phần nhờ nghiệp vụ của tiếp viên", ông Thanh cho biết.
Cũng theo lãnh đạo Cục Hàng không, theo quy định chung, hành lý xách tay hành khách phải tự bảo quản, nhưng do hành lý vận chuyển trên chuyến bay nên hãng hàng không vẫn có trách nhiệm. Về phía tiếp viên phải tăng cường giám sát, kịp thời phát hiện hành khách khả nghi mở khoang hành lý lục lọi đồ.
Đại diện VNA cho biết hãng đã triển khai chương trình ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn trộm cắp trên các chuyến bay để bảo vệ tài sản hành khách. Tuy nhiên, đại diện hãng cũng khuyến cáo hành khách nên để hành lý xách tay đúng khoang ngồi của mình và thường xuyên quan sát. Ngoài ra, hãng này cũng kiến nghị cơ chế phối hợp giữa hãng hàng không, cảng vụ hàng không, công an cửa khẩu và Bộ Ngoại giao để xử lý các vụ trộm cắp mà đối tượng là người nước ngoài.
Theo TNO
Phê 'hàng đá' tấn công 3 người thân nguy kịch Hôm qua 24.4, Cơ quan CSĐT, Công an Q.10 (TP.HCM) đã ra quyết định tạm giữ hình sự Ngô Quốc Huy (28 tuổi, ngụ Q.10) để điều tra làm rõ về hành vi giết người. Huy bị bắt giữ tại cơ quan công an - Ảnh: Đàm Huy Theo thông tin ban đầu từ cơ quan công an, trưa 23.4, Huy đến nhà...