“Phá đời trai” thì khác gì lấy đi “cái ngàn vàng”
Với biểu hiện quá rụt rè, e ngại như vậy, lỡ sau này người yêu em… không biết làm đàn ông thì sao? Hay là em cứ “ phá đời trai” của anh ấy ..?
Tháng 6 tới chúng em sẽ cưới. Chồng tương lai của em nhút nhát một cách kỳ cục. Em biết vậy nên trước khi cưới, em đã rủ anh ấy đi học lớp kỹ năng tiền hôn nhân. Tuy nhiên, mỗi lần chuyên gia nói đến vấn đề quan hệ tình dục thì anh ấy lại mắc cỡ đỏ mặt và tìm bỏ ra ngoài.
Nhiều lần như vậy, mấy chị bạn học cùng lớp xúi em tìm cách “phá đời trai” của anh ấy. Mấy chị cho biết hầu hết đều đã vượt quá giới hạn, đã quan hệ với nhau như vợ chồng, rằng chuyện “ăn cơm trước kẻng” hiện nay là bình thường; nếu em không thử trước, sau ngày cưới có chuyện gì thì ân hận cả đời.
Em suy nghĩ rất nhiều về chuyện này. Mấy chị nói cũng có lý. Em hỏi chuyên gia đứng lớp xem người ấy nghĩ thế nào về chuyện này thì cũng chỉ nhận được câu trả lời nước đôi. Chuyện con trai “lấy cắp cái ngàn vàng” của con gái và con gái “phá đời trai” của người yêu thì có gì khác nhau?
Với biểu hiện quá rụt rè, e ngại như vậy, liệu sau này người yêu em có thể trở thành một người chồng tốt? Nếu lỡ anh ấy… không biết làm đàn ông thì em phải làm thế nào? Hay là em cứ “phá đời trai” của anh ấy như lời các chị bạn khuyên để sau này khỏi ân hận?…
Bạn thân mến,
Chuyện “mắc cỡ đỏ mặt” và chuyện “làm đàn ông” thật ra chẳng có mối quan hệ nào với nhau. Đỏ mặt là một phản ứng phổ biến của con người trước sự tác động của các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài: Khi gặp một chuyện gì đó đột ngột, bất ngờ, khó xử, bối rối… người ta sẽ đỏ mặt. Thậm chí có người chỉ cần suy nghĩ tới một điều gì đó mà mình cho rằng không bình thường, không quang minh chính đại, không trong sáng (như chuyện trai gái chẳng hạn) thì tự nhiên đỏ mặt.
Xin nhắc lại, đỏ mặt xấu hổ là phản xạ tự nhiên ở nhiều người khi gặp những cảm xúc đặc biệt. Cảm xúc này xuất hiện ở con gái nhiều hơn con trai, người trẻ nhiều hơn người già, người ít kinh nghiệm nhiều hơn người từng trãi…
Người yêu của bạn đỏ mặt khi nghe chuyên gia nói chuyện về những vấn đề tế nhị trong quan hệ vợ chồng thì cũng không phải là điều gì quá cá biệt. Có thể trong lớp học có nhiều bạn nữ trẻ nên anh ấy ngại ngùng tìm cánh lánh mặt. Điều đó có thể có nguyên nhân từ quan niệm của anh ấy về vấn đề tình dục.
Video đang HOT
Không phải không có lý do khi người ta cho rằng “quan hệ tình dục” hay “chuyện chăn gối” là của riêng hai người. Có những anh không thích bàn bạc chuyện ấy nhưng khi lâm trận chỉ có hai người thì thật sự là một chiến binh dũng mãnh; ngược lại, có những người “nổ banh xác” nhưng khi vào cuộc thì trật vuột chẳng bằng ai.
Nói vậy để bạn đừng vội vàng kết luận chồng tương lai của mình có nguy cơ “yếu sinh lý” thông qua việc anh ấy mắc cỡ đỏ mặt khi nghe người ta công khai bàn chuyện phòng the. Tuy nhiên, chuyện này có chắc chắn hay không thì chỉ khi nào xung trận thì mới có thể kết luận được.
Có người khuyên rằng nên “cọ quẹt” bên ngoài để thử xem mấy ảnh có cương cứng hay không và kết luận nếu “có” thì là đàn ông; còn nếu “không” thì là… đàn bà! Xin thưa rằng, cương cứng chỉ mới là điều kiện cần thôi chứ chưa đủ. Dù có cứng cách mấy mà khi lâm trận không cầm cự nổi mươi phút thì cũng xem như… chẳng ra gì!
Trong thực tế, có nhiều bạn nam khi làm thử thì trật vuột nhưng sau này cưới nhau rồi thì lại xử lý ngon lành mọi tình huống. Lý do đơn giản của tình trạng này là vì khi “ăn vụng” thì điều kiện cho một cuộc yêu thường không tối ưu về thời gian, địa điểm, cảm xúc… Do vậy, nếu “phá đời trai” của chồng sắp cưới thì cũng chưa chắc đã biết được chính xác tình hình, khả năng chinh chiến của anh ấy.
Giả sử nếu sau khi “phá đời trai” của anh ấy mà bạn thấy rằng nó chẳng nên cơm cháo gì thì không lẽ bạn sẽ hủy bỏ hôn lễ, cắt đứt tình yêu của hai người? Nếu vậy hóa ra bạn là người quá coi trọng nhục dục mà không đặt nặng yếu tố tình cảm, tinh thần trong tình yêu nam nữ; trong khi muốn xây dựng gia đình hạnh phúc thì cả hai yêu tố tình dục và tình cảm đều phải được quý rọng, nâng niu, giữ gìn như nhau.
Bạn nên có chính kiến của mình chứ không nên nghe người ngoài bàn ra,tán vào. Đành rằng chuyện “ăn cơm trước kẻng” ngày nay không còn là hiếm hoi nhưng qua khảo sát, các đấng mày râu vẫn có sự trân trọng nhất định đối với người vợ sống nghiêm túc; không buông tuồng, dễ dãi. Điều này còn có tác dụng tạo dựng sự tôn kính trong quan hệ vợ chồng sau này.
Như bạn nói, mấy chị bạn đa số đã “ăn cơm trước kẻng” nên khuyên bạn cũng làm như vậy. Có lẽ đó chỉ là sự kêu gọi, vận động để “phe ta” thêm đông đúc, để họ cảm thấy việc làm của mình là… bình thường, phổ biến. Chuyện này, nếu bạn làm hay không làm thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến các chị ấy cho nên chỉ là nói cho vui miệng thôi.
Một điều đáng chú ý khác là với biểu hiện của chồng chưa cưới như vậy thì khả năng bạn “phá đời trai” của anh ấy là không dễ. Nếu bạn “xuất kỳ bất ý” coi chừng mất cả chì, lẫn chài. Bạn hỏi chuyện con trai “lấy cắp cái ngàn vàng” của con gái và con gái “phá đời trai” của con trai thì có gì khác nhau ư? Câu này thì cá nhân tôi thấy rằng nếu tôi bị bạn gái chủ động đòi “phá đời trai” thì có lẽ tôi sẽ bỏ chạy mất dép!
Cũng câu hỏi này khi tôi đem hỏi các anh nam khác thì họ trả lời rằng mỡ đem dâng tới miệng mèo thì tội gì mà không đánh chén?
Thế nhưng sau đó họ sẽ nhìn nhận lại cô gái ấy; có thể họ sẽ có những đánh giá không tốt vì đàn ông vốn tính hay đa nghi, tưởng tượng. Trong trường hợp ấy, họ tưởng tượng rằng có thể miếng mỡ ấy đã từng được mang cho những con mèo khác và trong tương lai không có gì bảo đảm miếng mỡ ấy sẽ dành riêng cho mình!
Học kỹ năng về giới tính, quan hệ tình dục để sau này không bị bỡ ngỡ, lúng túng khi bước vào đời sống vợ chồng. Còn nếu như đến lớp học để nghe bạn bè nói vầy, nói khác rồi sinh nghĩ ngợi, lo lắng và muốn “phá đời trai” của người ta thì tốt nhất là nên… ở nhà!
Vậy đi nghen.
Theo VNE
Khai thiệt đi, mày đã phá đời trai nó chưa?
Tôi giật mình khi nghe Quỳnh Như hỏi Hạ Lan như vậy. Đây là hai cô bạn thân của tôi hồi học phổ thông. Giờ cả hai đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định. Chúng tôi vẫn chơi với nhau. Thỉnh thoảng hai đứa lại ghé nhà để mẹ tôi nấu những món miền Trung cho ăn. Mỗi lần gặp mặt, chúng tôi lại "họp chợ" như cách nói của mẹ.
Cách nay hơn 1 năm, Hạ Lan có người yêu. Đó là một chàng trai cao ráo, trắng trẻo và làm trưởng bộ phận ở một công ty nước ngoài. Gia đình Hạ Lan và chàng trai kia đã tới lui thân mật; thậm chí hai bên người lớn đã đi coi tuổi, xem ngày lành tháng tốt để tính chuyện hôn nhân cho đôi trẻ.
Thế mà đùng một cái, Hạ Lan tuyên bố chia tay. Hai bên người lớn chưng hửng, còn đôi trẻ chỉ trả lời ngắn gọn: "Không hợp nhau". Mới đầu mọi người còn bàn tán nhưng sau đó thì cũng dần quên. Chỉ có bọn tôi, thỉnh thoảng tụ tập lại đem chuyện cũ ra "tám".
Lần này cũng vậy. Thoạt đầu Quỳnh Như kể chuyện cô nàng và người yêu vừa đi nghỉ mát ở Hạ Long. Nghe vậy, tôi tò mò: "Chỉ có hai người đi với nhau à? Gan quá vậy...". Cô bạn tôi trợn mắt: "Gan gì mà gan. Đi với nhau bao nhiêu lần rồi mà vẫn còn nguyên xi nè!". Tôi trợn mắt còn to hơn cô bạn: "Không tin!".
Quỳnh Như cười đã đời rồi mới kể, nhìn tướng tá anh bạn bặm trợn, ai cũng khen anh "rất đàn ông". Thế mà chẳng hiểu sao Quỳnh Như đã mấy lần "mở cửa vườn hồng" mà anh chàng chẳng chịu vào. "Đến nỗi ba tao sinh nghi, xúi tao khám thử coi của anh chàng cong hay thẳng, dài hay ngắn, to hay nhỏ..."- Quỳnh Như vừa nói vừa cười.
Ba của Quỳnh Như là bác sĩ nam khoa, hèn gì mà ông mắc "bệnh nghề nghiệp", nhìn đâu cũng thấy đàn ông bị trục trặc! "Vậy nên bây giờ tụi tao đi chơi với nhau rất thoải mái. Hai đứa ngủ chung phòng mà hắn cứ nằm ngay đơ như khúc gỗ". Quỳnh Như lắc đầu.
Tôi chưa kịp nói gì thì Hạ Lan bỗng cưới ré lên khiến tôi giật mình: "Chuyện gì vậy? Sao tự dưng lại cười vậy?". Hạ Lan trả lời trong tiếng cười chưa dứt: "Thì mợ nhà tao cũng vậy". "Mợ" là từ Hạ Lan dùng để chỉ anh người yêu cũ của mình.
Trước đây, tôi thấy anh chàng thích xài nước hoa, quần áo lúc nào cũng phẳng phiu, đầu tóc xịt keo dựng đứng... thì cứ nghĩ bọn con trai bây giờ đều thế. Tôi không đánh giá bởi trào lưu xã hội là thế, mình là thiểu số, có muốn cũng chẳng cản được.
"Hồi mới quen nhau, có lần tao rủ mợ ấy đi xem phim. Vô rạp, tao len lén nắm tay mợ, cứ tưởng mợ sẽ xúc động lắm, nào ngờ mợ phủi lia lịa và bảo tao... xúc phạm nhân phẩm của mợ. Nhiều lần như vậy, tao sinh nghi nên nhất quyết... cướp đời trai của mợ. Tao lừa thế dẫn mợ đi Đà Lạt. Đêm đó tao chẳng mặc gì cả. Kết quả là tao bị cảm lạnh tưởng chết vì mợ giành hết chăn màn... Lần đó về, tao quyết định đường ai nấy đi". Nghe Hạ Lan kể đến đây, Quỳnh Như phá lên cười. Nó cười to đến nỗi mẹ tôi phải chạy vô xem "ba đứa mắc giống gì mà cười dữ vậy?".
Tôi cũng cười. Hạ Lan cũng cười. Trong 3 đứa, tôi chưa có người yêu. Không phải tôi xấu, cũng không phải tôi kén chọn mà có lẽ chưa có duyên nên chưa gặp được người vừa ý. 27 tuổi, ba mẹ ví tôi là hủ mắm treo đầu giàn và mong sớm có "thằng nào đó tới rước đi" nhưng đợi mãi chẳng thấy. Riêng tôi không hề sốt ruột bởi chung quanh bạn bè tôi hầu hết cũng chưa chồng. Có điều tôi không được phóng khoáng, thoải mái như các bạn của mình.
Nhiều khi tôi nghĩ, nếu thật sự yêu thì cho nhau cái quý giá nhất cũng chẳng có gì đáng tiếc. Chỉ sợ là gặp phải người không thật lòng thì sẽ hối tiếc cả đời. Mà xung quanh tôi giờ đây sao toàn những anh chàng ẻo ẻo, lả lả, hình vóc là trai nhưng tâm tính lại như đàn bà con gái. Tôi sợ mình cũng sẽ vớ phải một anh chàng mà hai cô bạn tôi mỗi lần gặp lại tra vấn: "Khai thiệt đi, mày đã phá đời trai của nó chưa?".
Ối trời, đàn ông đâu hết rồi mà tìm mãi không ra một tấm lưng để dựa?
Theo VNE
"Phá đời trai" thì khác gì "lấy cắp cái ngàn vàng"? Với biểu hiện quá rụt rè, e ngại như vậy, lỡ sau này người yêu em... không biết làm đàn ông thì sao? Hay là em cứ "phá đời trai" của anh ấy như lời các chị bạn khuyên để sau này khỏi ân hận?... Tháng 6 tới chúng em sẽ cưới. Chồng tương lai của em nhút nhát một cách kỳ cục....