PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu: Có thể triển khai tiêm vắc xin Pfizer cho người 16-18 tuổi
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên hành lang Quốc hội sáng 25-10, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, đại biểu đoàn Bình Định, cho rằng địa phương thừa vắc xin Pfizer có thể triển khai tiêm cho những người 16-18 tuổi.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nêu quan điểm về tiêm vắc xin cho trẻ em – Ảnh: Quochoi.vn
* Thưa ông, nhiều địa phương sốt ruột khi chưa rõ kế hoạch của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin cho trẻ em để tiến tới việc mở cửa trở lại trường học. Theo ông, việc triển khai tiêm cho trẻ nên thực hiện thế nào?
- Tôi cho rằng cần có lộ trình tiêm cho trẻ em dưới 18 tuổi, việc tổ chức này phải dựa trên yếu tố khoa học, điều kiện xã hội. Khi ta đã tiêm đủ cho các đối tượng được ưu tiên theo đúng hướng dẫn thì tính đến tiêm cho những người trẻ, những người đầu tiên nên tiêm là 16-18 tuổi, tức là học sinh cấp 3.
Lý do nên tiêm là những người trẻ ở độ tuổi này cơ thể phát triển hoàn chỉnh, nguy cơ mắc bệnh không khác người trẻ trên 18 tuổi, nguy cơ bệnh nặng cũng là tương đương. Do đó, nếu có thể triển khai kế hoạch tiêm thì tôi muốn tiêm cho học sinh cấp 3 trước để cho các cháu sớm đi học trở lại, chuẩn bị kỳ thi quan trọng trong cuộc đời.
Với việc tiêm cho trẻ cấp 2, tức là từ 12 tuổi trở lên thì chúng ta nên ưu tiên tiêm cho những đối tượng có yếu tố nguy cơ, bị bệnh béo phì hoặc có bệnh nền. Những bạn trẻ khác thì nên tiêm theo đặc tính, yêu cầu và nguyện vọng của gia đình đồng ý tiêm thì mới tiêm.
* Nhưng đến nay kế hoạch tiêm, hoạt động tiêm nên triển khai thế nào thì cũng chưa được Bộ Y tế công bố rõ. Theo ông có bị động hay không?
- Tôi cho rằng trong giai đoạn này khi chưa có kế hoạch rõ về việc tiêm vắc xin thì vẫn nên duy trì việc học trực tuyến. Nơi học trực tuyến khó khăn, không thể học trực tuyến, vùng xanh thì nên đi học tại trường.
Với cấp 3, chỉ sau khi tiêm xong thì mới nên mở cửa trường trở lại, cấp 2 tùy tình hình khi gia đình, số lượng được tiêm 60-70% thì mở cửa lại toàn bộ.
Lý do về việc chưa nên đi học trở lại khi chưa triển khai tiêm vắc xin là để đảm bảo tính thống nhất cho các cháu trong việc học tập ở từng giai đoạn nhất định. Ví dụ như vừa qua các tỉnh đi học trở lại, có trường hợp như Phú Thọ trong lớp học chỉ có vài ca mà lây nhiễm đến cả lớp, khiến trường học lại phải đóng lại.
Không thể nào một trường học cứ mở cửa, có vài ca dương tính lại đóng lại thì sẽ không ổn định cho việc học tập của các cháu. Do đó, tôi cho rằng cần có lộ trình tiêm gắn với việc đi học trở lại là như vậy.
Video đang HOT
Tôi cho rằng có cái khó, chủ yếu chưa kịp mua vắc xin. Chúng ta đã đàm phán mua, triển khai mua nhưng không phải cứ nói là được, hoàn toàn phụ thuộc nhà cung cấp. Tôi cho rằng Bộ Y tế chắc cũng đã có lộ trình rồi nhưng nếu tuyên bố kế hoạch cụ thể ra mà vắc xin chưa về thì khó mà thực hiện được, đặc biệt là một số địa phương vẫn thiếu vắc xin cho những đối tượng ưu tiên.
* Vậy trong lúc chờ đợi thì địa phương nên làm gì để chuẩn bị cho việc mở cửa lại trường học?
- Chúng ta chưa có vắc xin cho trẻ em thì chưa nên mở cửa trường học trực tiếp mà nên học online. Đến khi ta có được vắc xin cho cấp 3, mở cửa cấp 3 đồng thời với cấp 1, còn cấp 2 thì đợi khả năng tiêm phủ vắc xin đến đâu thì mới nên quyết định tiếp.
* Nhưng theo ông, có nên quá cực đoan như Hà Nội, nhiều quận huyện vùng xanh không hề có ca nhiễm nhưng vẫn phải học trực tuyến?
- Bây giờ đã mở cửa, với chiến lược sống cùng COVID-19 nên ai cũng có nguy cơ nhiễm cả. Chúng ta có chiến lược là nếu nhiễm ngoài cộng đồng thì sẽ điều chỉnh, cách ly khoanh vùng ở diện nhỏ. Nhưng một trường học rất khó vì học tập trung các cháu với nhau. Vì thế nên tôi mong là ta tiêm sớm và triển khai học. Số lượng không nhiều, nên chỉ khi có vắc xin, dồn sức tiêm thì chỉ 1 tuần là tiêm xong cho học sinh cấp 3, mở cửa trở lại mới đi học trở lại.
* Chúng ta đang chờ vắc xin, vậy ông có khuyến nghị gì cho Bộ Y tế để tránh bị động cho việc phối hợp với các địa phương để chuẩn bị cho mở cửa trường học?
- Vấn đề bây giờ là phải tập trung đẩy nhanh, quan hệ tốt để mua vắc xin về. Vì vắc xin cho trẻ em lại không được khuyến cáo với AstraZeneca mà hiện chỉ Pfizer và gần đây có một số tài liệu nghiên cứu Moderna tiêm cho trẻ. Các vắc xin khác dù có nghiên cứu nhưng các nước phát triển chưa tiêm. Trong khi đó Việt Nam lại chủ yếu nhập AstraZeneca.
* Một số địa phương thừa vắc xin Pfizer mong muốn tiêm cho đối tượng 16-18 tuổi. Vậy theo ông triển khai tiêm có khả thi?
- Với những địa phương thừa vắc xin Pfizer, nếu triển khai là rất tốt, tôi nghĩ sẽ khả thi. Địa phương có thể gửi công văn tới Bộ Y tế về việc này nhưng có thể sẽ phân bổ lại vắc xin cho các địa phương khác.
Tôi cũng cho rằng chưa nên tiêm mũi thứ 3 trong năm nay. Theo tôi, cần đẩy nhanh độ phủ vắc xin với 2 mũi trong đó mũi thứ 2 có tác dụng ít nhất trong 6 tháng. Có thể chỉ tính tiêm vắc xin tăng cường cho những trường hợp đặc biệt như suy giảm miễn dịch, ở địa bàn đặc biệt.
Không nên tiêm cho trẻ dưới 3 tuổi
Ông Hiếu cho rằng trên thế giới hiện nay tiêm vắc xin cho trẻ 12-18 tuổi đã thống nhất rồi, bằng chứng khoa học rõ ràng, có tính an toàn và hiệu quả. Nhưng dưới 12 tuổi vẫn phải nghiên cứu, chúng ta cũng không vội.
“Bản thân tôi trong Bình Dương công tác tỉ lệ trẻ bị nặng dưới 12 tuổi ít, chủ yếu các cháu bệnh nền. Còn học sinh cấp 3 khả năng mắc không khác gì người trên 18 tuổi”, ông Hiếu nói.
Phụ huynh muốn biết loại vắc xin tiêm cho trẻ, có những 'ứng viên' nào?
Đó là tâm lý chung của các phụ huynh sau khi nhiều địa phương thông báo kế hoạch chuẩn bị tiêm chủng cho trẻ 12 - 17 tuổi.
Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM đến Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM ngày 15-10, loại vắc xin sẽ được tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế - Ảnh minh họa: DOÃN HÒA
Ý kiến của các cơ quan chuyên môn thế nào?
Ứng viên nào?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tại Việt Nam, đến nay duy nhất vắc xin Pfizer đã có chỉ định sử dụng cho trẻ 12 - 17 tuổi được cấp phép. Việt Nam cũng đã có hợp đồng với nhà sản xuất mua 20 triệu liều Pfizer, số này đủ dùng cho toàn bộ 8,1 triệu trẻ 12 - 17 tuổi.
Có những thông tin cho rằng có thể sử dụng vắc xin Abdala (vắc xin do Cuba sản xuất trên nền công nghệ tái tổ hợp protein), nhưng thông tin kể trên cho biết Abdala được phê duyệt tại Việt Nam dành cho nhóm người từ 19 tuổi trở lên, nên hiện chưa có kế hoạch sử dụng cho trẻ em loại vắc xin này.
Đây là vấn đề các bậc phụ huynh rất quan tâm, do vắc xin sử dụng cho trẻ em khi trẻ đang phát triển, nếu không an toàn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ về lâu dài.
Chuyên gia của Chương trình mở rộng quốc gia chia sẻ có một nguy cơ có thể gặp ở trẻ tiêm chủng vắc xin công nghệ mNRA là viêm cơ tim, nhưng là tỉ lệ thấp ở mũi 2 và trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, ở lứa thanh niên 24 - 25 tuổi nguy cơ này gặp với tỉ lệ nam thanh niên gấp 10 lần so với nữ thanh niên.
Vì sao bố mẹ và người giám hộ phải ký trước tiêm?
Theo TS Phạm Quang Thái, trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, lý do bố mẹ hoặc người chăm sóc phải ký trước khi cho con tiêm vắc xin là do các vắc xin này đều chưa thử nghiệm lâm sàng và cấp phép chính thức tại VN, chỉ được phê duyệt khẩn cấp.
TS Thái cũng cho biết mặc dù vắc xin Pfizer đã được cấp phép chính thức tại Mỹ, đã hoàn thiện quy trình thử nghiệm lâm sàng nhưng về nguyên tắc đã vào VN phải làm lại thử nghiệm lâm sàng, nên mới có khái niệm phê duyệt khẩn cấp.
"Không có bất cứ báo cáo nào về việc vắc xin có thể ảnh hưởng đến gene, vắc xin không tích hợp vào bộ gene của người, mà chỉ thông qua cơ chế tổng hợp protein tại khu vực ngoài nhân tế bào của một số tế bào hệ miễn dịch để sản xuất ra protein gai đặc trưng của virus, từ đó giúp cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu" - TS Thái nói.
"Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các thành phần của vắc xin cũng như protein nó tạo ra bị thanh thải trong vòng 14 ngày sau tiêm, mà không ảnh hưởng đến gene của người, điều này cũng đúng ngay cả với bào thai của những phụ nữ được tiêm vắc xin" - ông Thái cho biết thêm.
Cuối tháng 10 năm nay, vắc xin sẽ về nhiều và sẽ có nhiều tỉnh thành triển khai tiêm chủng, khi đó ngành y tế và giáo dục phải phối hợp lại, vì an toàn cho trẻ là quan trọng nhất.
Loại vắc xin: chờ Bộ Y tế
Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM đến Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM ngày 15-10, loại vắc xin sẽ được tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi là vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt, theo hướng dẫn của nhà sản xuất và Bộ Y tế.
Trẻ sẽ tiêm 2 liều cơ bản và cùng loại vắc xin. Chiều 17-10, Bộ Y tế và TP.HCM vẫn chưa thông tin chính thức loại vắc xin sẽ tiêm cho trẻ 12 - 17 tuổi sắp tới.
Trên thế giới, những loại vắc xin phòng COVID-19 đã được xác định là an toàn cho người lớn, hiện đang được tiếp tục nghiên cứu ở trẻ em. Trong đó, nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kết luận rằng vắc xin Pfizer là phù hợp để sử dụng cho những người từ 12 tuổi trở lên.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng khuyến cáo rằng trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể tiêm vắc xin Pfizer với chỉ định tiêm 2 mũi và mũi 2 cách mũi đầu tiên 3 tuần sau đó. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng nhận được liều lượng vắc xin Pfizer giống như người lớn.
Để việc tiêm phòng diễn ra hiệu quả, cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ trước, trong và sau buổi tiêm. Báo với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc phải. Lưu ý để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, trẻ nên được ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.
Sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, phụ huynh sẽ được yêu cầu ở lại trong 15 - 30 phút để có thể quan sát trẻ trong trường hợp trẻ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị ngay lập tức.
Ngoài ra, trẻ sau tiêm vắc xin phòng COVID-19 vẫn có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, đau chỗ tiêm, mệt mỏi... Đây là những dấu hiệu bình thường sẽ biến mất sau vài ngày và cho thấy cơ thể trẻ đang được bảo vệ.
Nghiên cứu về 69 ca nhiễm nCoV sau tiêm vaccine lên tạp chí quốc tế Sự kiện 69 nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM mắc Covid-19 khiến nhiều người thay đổi suy nghĩ rằng vaccine giúp cơ thể miễn nhiễm với biến thể Delta. Tại Việt Nam, đến giữa năm nay, đa số đều tin rằng sau khi tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (AstraZeneca, Pfizer, Moderna) thì sẽ an toàn, không mắc Covid-19. Tuy nhiên, điều...