PGS Huỳnh Văn Chương: Nên quy định khung giá chi tiết đối với giáo dục đào tạo

Theo dõi VGT trên

Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đang hướng đến tự chủ và thí điểm tự chủ.

Ngày 21/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị tự chủ công lập. Nghị định nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ đã ban hành kể từ năm 2015.

Theo đó, quy định cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị nhóm 1) và đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 2); tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (đơn vị nhóm 3); tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công do ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (đơn vị nhóm 4).

Vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để lấy ý kiến.

Để lắng nghe ý kiến của các cơ sở giáo dục đào tạo qua nghiên cứu Nghị định 60 và dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế.

Phóng viên: Qua nghiên cứu Nghị định 60/2021/NĐ-CP, ông thấy vai trò của Hội đồng trường có được “thực quyền” thể hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình về vấn đề tài chính không?

Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương : Có thể nói Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập lúc này đã đáp ứng được sự mong đợi lâu nay của nhiều đơn vị sự nghiệp công lập đang hướng đến tự chủ và các đơn vị đã thí điểm tự chủ, nhất là các cơ sở giáo dục đào tạo.

Mặc dù lĩnh vực giáo dục và đào tạo có những đặc thù riêng, không hẳn giống như các đơn vị sự nghiệp công lập khác trong lộ trình thực hiện tự chủ nhưng để chờ một Nghị định tự chủ riêng cho các cơ sở đào tạo đại học chắc chắc không khả thi giai đoạn này, nhất là giai đoạn mà các cơ sở đào tạo đại học đang cần những thông tin cơ bản về tự chủ để triển khai tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học 2018 (Luật số 34) và Nghị định 99/2019/NĐ-CP.

PGS Huỳnh Văn Chương: Nên quy định khung giá chi tiết đối với giáo dục đào tạo - Hình 1

Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế (ảnh: thầy Chương cung cấp)

Video đang HOT

Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng, để thực hiện tốt Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì chúng ta cần đồng thời phải nghiên cứu kỹ và thực hiện đồng thời với Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, vì giữa 02 Nghị định này có những điều khoản ràng buộc và quan hệ chặc chẽ lẫn nhau.

Mặc dù chỉ mới có Nghị định 120/2020/NĐ-CP đã có hiệu lực từ ngày 01/12/2020, còn Nghị định 60/2021/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 15/8/2021 này, nhưng qua nghiên cứu cho thấy 02 Nghị định này đã thể hiện được vai trò của Hội đồng trường/Hội đồng đại học rất lớn trong việc là đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, của các tổ chức trong việc triển khai thực hiện việc tự chủ tại mỗi đơn vị sự nghiệp công lập.

Cụ thể đối với Nghị định 120/2020/NĐ-CP, đã dành hẳn Điều 7 nói về Hội đồng quản lý và Hội đồng quản lý ở đây ngầm hiểu là cụm từ nói chung cho các đơn vị sự nghiệp công lập, riêng đối với các cơ sở đào tạo đại học thì đó chính là Hội đồng trường/Hội đồng đại học đã được quy định cụ thể và chi tiết trong Luật số 34 và Nghị định 99.

Hội đồng quản lý hay Hội đồng trường/Hội đồng đại học trong Nghị định 120 nêu rõ là quyết định về chiến lược, kế hoạch trung hạn và hàng năm của đơn vị; quyết định chủ trương đầu tư mở rộng hoạt động, thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc; quyết định chủ trương về tổ chức bộ máy, nhân sự; thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị để trình cấp có thẩm quyền quyết định; thông qua báo cáo quyết toán tài chính hàng năm, thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, việc triển khai quy chế dân chủ, quyết định các vấn đề quan trọng khác của đơn vị theo quy định của pháp luật.

Đối với Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì càng cụ thể hơn và chi tiết hơn về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực y tế – dân số và tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp. Trong đó Nghị định nêu rất rõ điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học với điều kiện cứng là đã thành lập Hội đồng trường, Hội đồng Đại học, đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học; quy chế phối hợp giữa Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đảng ủy và nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế dân chủ và các quy chế khác.

Điều này cho thấy Nghị định đã giao quyền tự chủ cho các Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học là rất lớn trong việc xây dựng Đề án tự chủ và đề xuất các mức tự chủ thích hợp với thực trạng và dự báo 4-5 năm đến của cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, vấn đề còn lại là cách thức tổ chức thực hiện các Nghị định, cách hiểu và cách thực hiện cũng là vấn đề quan trọng trong thực tiễn, việc phân quyền, phân cấp trong hệ thống quản trị, quản lý Nhà trường sao cho có sự thuận lợi và đồng thuận cao nhất giữa các bên và nhất là toàn thể viên chức, người lao động trong một cơ sở đào tạo đại học, vì đã hướng đến tự chủ thì vai trò của từng cá thể là viên chức lao động cho đến lãnh đạo cấp bộ môn, khoa, phòng, đến cấp Ban giám hiệu, Hội đồng trường, Đảng ủy càng phải rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò đóng góp mỗi bên và đều phải cùng chịu trách nhiệm giải trình với xã hội và cấp trên quản lý nhà nước.

Tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến của các nhà quản lý giáo dục, dù mức độ tự chủ đến đâu, nhất là tự chủ chi thường xuyên cao thì Nhà nước cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư vào các thể chế mềm như khoa học công nghệ, đội ngũ,… nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay, khi các cơ sở đào tạo đại học của Việt Nam vẫn còn non trẻ và chưa đủ lực để tự vươn ra quốc tế nếu không có sự can thiệp và quan tâm đầu tư, đơn đặt hàng từ Nhà nước, nhưng cần có trọng điểm, có quy hoạch chiến lược và ưu tiên theo từng vùng miền để không xãy ra sự chênh lệch lớn.

Phóng viên: Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Đọc dự thảo, ông thấy còn băn khoăn nào không?

Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương: Trước hết phải nói rằng, Nghị định 120 và Nghị định 60 là khá chi tiết và tương đối đầy đủ và rõ cho các đơn vị sự nghiệp công lập triển khai thực hiện phân loại mức độ tự chủ tài chính và nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tuy nhiên qua đọc dự thảo Thông tư hướng dẫn cho thấy, Thông tư đã làm rõ thêm nhiều nội dung và biểu mẫu chi tiết để viết Đề án tự chủ mà Nghị định 60 chưa làm rõ, nhất là nội dung về quy chế chi tiêu nội bộ sau khi có quy chế tài chính, còn về ý nghĩa quản lý tự chủ thì Nghị định 60 đã thể hiện rõ.

Tuy nhiên cả Nghị định 60 và dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện vẫn còn một số điểm băn khoăn đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là các cơ sở đào tạo đại học, đó là, đối với Đại học Vùng – mô hình đại học gồm đại học và các trường, viện thành viên, các đơn vị thuộc và trực thuộc thì cả Nghị định và dự thảo Thông tư vẫn chưa rõ và phải chờ ý kiến và văn bản hướng dẫn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo tôi trong dự thảo, Bộ Tài chính nên thống nhất cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa các nội dung tự chủ Đại học Vùng và tự chủ các trường đại học, viện thành viên vào Thông tư là thuận lợi nhất và đầy đủ cơ sở pháp lý, tránh quá nhiều hướng dẫn sau Nghị định.

Việc xây dựng Đề án tự chủ của các trường đại học, viên thành viên của đại học vùng thì cấp nào phê duyệt, theo Nghị định thì cấp có thẩm quyền phê duyệt có được hiểu là cấp Đại học vùng không?

Một vấn đề nữa là về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước được xác định theo quy định của pháp luật về giá, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước quy định tại khoản 3, Điều 5 của Nghị định 60 cho thấy giá dịch vụ đào tạo vẫn chưa được làm rõ trong dự thảo Thông tư hướng dẫn, nên chăng cần bổ sung khung giá chi tiết về đào tạo như lĩnh vực y tế và một số lĩnh vực khác để thuận lợi cho các cơ sở đào tạo đại học triển khai thực hiện và đúng quy định pháp luật vì điều này còn liên quan đên quỹ t.iền lương khi tự chủ ở mỗi mức độ khác nhau.

Trân trọng cảm ơn Phó giáo sư.

Đại học quốc gia, đại học vùng tồn tại Hội đồng 2 cấp gây lúng túng triển khai

Đó là ý kiến của Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế khi trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Đối với các cơ sở giáo dục đại học nói chung và cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng, Hội đồng trường chỉ thực sự trở thành thiết chế quan trọng thay đổi căn bản và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị đại học khi các vấn đề pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường và chủ tịch Hội đồng trường được quy định rõ ràng.

Làm sao thực hiện đúng vai trò của Hội đồng trường là cơ quan đại diện cho quyền lợi của cơ quan quản lý và các bên liên quan gắn với trách nhiệm giải trình. Tuy nhiên, hiện mối quan hệ công tác giữa Đảng ủy - Hội đồng trường - Ban Giám hiệu còn nhiều vướng mắc nhất là ở các trường đại học khi Chủ tịch Hội đồng trường chưa kiêm bí thư Đảng ủy.

Đến nay, Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 và Nghị định 99 đã có hiệu lực được gần 2 năm, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ghi nhận ý kiến của một số Chủ tịch Hội đồng trường sau thời gian triển khai.

Đại học quốc gia, đại học vùng tồn tại Hội đồng 2 cấp gây lúng túng triển khai - Hình 1

Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế (ảnh: NVCC)

Chia sẻ với phóng viên, Phó giáo sư Huỳnh Văn Chương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế cho rằng:

"Hiện nay Luật Giáo dục đại học 2018 (gọi tắt là Luật 34) và Nghị định 99 đã có hiệu lực được gần 2 năm, tôi cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần thống kê số lượng đại học, trường đại học đã thực hiện công nhận Hội đồng đại học, Hội đồng trường theo đúng Nghị quyết 19, Luật 34 và Nghị định 99 và còn bao nhiêu cơ sở giáo dục đại học công nhận Chủ tịch Hội đồng trường và Hội đồng đại học, Hội đồng trường chưa đúng luật. Với những con số đó thì cho thấy theo lộ trình chúng ta đã thực hiện được đến đâu".

Ngoài ra, cũng theo thầy Chương, các văn bản chỉ đạo, điều động họp của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan chủ quản cần mời đúng đối tượng dự họp, ví dụ về vấn đề tự chủ đại học, tài chính, tài sản, chiến lược....thì cần mời cả Chủ tịch Hội đồng đại học/ Chủ tịch Hội đồng trường và Giám đốc/ Hiệu trưởng tham dự chứ không chỉ mời riêng Giám đốc/Hiệu trưởng như hiện nay.

Chưa kể hiện nay chưa hề có hướng dẫn triển khai về bộ máy, quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng trường dẫn đến cách hiểu và tham khảo giữa các cơ sở giáo dục rất không đồng bộ. Thậm chí còn chưa có tiêu chuẩn cứng đối với Chủ tịch Hội đồng đại học/ Chủ tịch Hội đồng trường.

Cùng với đó là việc hầu hết các cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện nghiêm Nghị quyết 19 về việc Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường nên vai trò của chủ tịch Hội đồng trường vẫn chưa thiết lập thực quyền mặc dù đã được xác lập vị thế trong Luật 34 và Nghị định 99.

Cuối cùng, từ thực tế tại cơ sở mình, thầy Chương nhận thấy: "Đối với 2 đại học quốc gia, đại học vùng với đặc thù là nhiều trường thành viên trong khi bản thân đại học quốc gia, đại học vùng đã có Hội đồng đại học mà đại học thành viên vẫn tồn tại Hội đồng trường dẫn đến các cơ sở còn lúng túng trong triển khai vì đây không khác gì là hội đồng 2 cấp".

Phải chăng, khi quy định chưa cụ thể dẫn đến khó phân định quyền hạn và trách nhiệm giữa Hội đồng trường/Chủ tịch Hội đồng trường với Giám đốc (Hiệu trưởng) thì Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có các thông tư hoặc hướng dẫn cụ thể hơn với để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện?.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bắt giam người đàn ông đ.ánh bé trai 12 t.uổi giữa sân chung cư ở Hà Nội
13:18:54 16/09/2024
Biển Đông sắp đón bão số 4 với đường đi phức tạp hơn siêu bão Yagi
20:32:45 16/09/2024
Vụ TNV ở Yên Bái qua đời do lật thuyền cứu hộ: Xé lòng câu nói của con gái về bố
16:13:02 16/09/2024
Hình ảnh Làng Nủ trước khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất kinh hoàng
10:20:25 15/09/2024
Hướng đi và thời điểm áp thấp nhiệt đới trở thành bão số 4 trên Biển Đông
15:44:39 16/09/2024
B.é g.ái lớp 2 mang xấp t.iền lẻ ủng hộ vùng bão lũ cùng lời nhắn cảm động
10:42:36 15/09/2024
Đà Nẵng: CSGT chở du khách lần theo định vị, bắt nghi phạm trộm cắp điện thoại
15:02:20 16/09/2024
Miền Bắc đang mưa rất lớn, 6 tỉnh cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
10:22:34 16/09/2024

Tin đang nóng

1 "Anh trai say Hi" gây tranh cãi vì trắng tay sau chương trình
21:02:18 16/09/2024
Vợ chồng chị gái Hòa Minzy b.ị t.ố "phông bạt" t.iền từ thiện từ 10 nghìn đồng thành... 300 triệu
20:52:04 16/09/2024
Bà Vanga lại đúng, ông Trump bị tấn công lần 2 và số cơn bão thực sự tăng nhanh?
22:23:01 16/09/2024
Ca sĩ Khánh Linh xúc động nhớ cố nhạc sĩ Ngọc Châu ngày Tết Trung thu
22:08:12 16/09/2024
Sao nam đình đám b.ạo h.ành vợ kinh hoàng, lộ chuyện l.y h.ôn sau 5 năm
22:55:49 16/09/2024
Song Hye Kyo hẹn hò tận 3 người kể từ sau khi ly dị Song Joong Ki?
21:34:24 16/09/2024
Mới đính hôn với Vũ Luân hơn 1 tháng, Phương Lê đã khẳng định chắc nịch điều này
22:17:22 16/09/2024
Một hoa hậu bật khóc: "Y tá bảo tôi phải bình tĩnh, chồng tôi đã c.hết rồi"
22:22:02 16/09/2024

Tin mới nhất

Một trường phổ thông ở TPHCM ủng hộ vùng lũ hơn 1,2 tỷ đồng

21:13:29 16/09/2024
Cán bộ, giáo viên, học sinh Trường TH-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm (TPHCM) quyên góp hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào miền Bắc bị lũ lụt.

Hà Nội lại có mưa lớn, cảnh báo lốc, sét

20:58:18 16/09/2024
Lúc 16 giờ 20 hôm nay, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ảnh vệ tinh và ảnh ra đa thời tiết cho thấy vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa rào và giông cho khu vực tỉnh Bắc Ninh.

Hàng loạt học sinh bị ngộ độc nghi uống trà sữa

18:50:31 16/09/2024
Đến khoảng 9h30 cùng ngày, một số em có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, chóng mặt. Ban giám hiệu nhà trường đã thông báo cho Trạm Y tế phường Thống Nhất đến kiểm tra, ghi nhận thông tin ban đầu.

Siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc như thế nào?

17:16:14 16/09/2024
Ngày 3.9, bão Yagi, cơn bão số 3, đi vào Biển Đông, nhưng chỉ trong 48 giờ sau đó, bão tăng từ cấp 8 lên cấp 16 - cấp siêu bão. Khi đi vào Vịnh Bắc bộ, bão giảm xuống cấp 14, giật cấp 17.

Làng đào lớn nhất Hà Nội lụi tàn sau bão

17:12:05 16/09/2024
Vườn đào của bà con tổ 16 phường Phú Thượng và toàn bộ cánh đồng cây cảnh xung quanh chân cầu Nhật Tân bị bao phủ bởi một màu vàng đen của bùn đất sau khi nước lũ sông Hồng rút.

Vượt 2.000 km đến Nậm Tông chi viện cho lực lượng cứu hộ

16:54:53 16/09/2024
Cùng với các gùi nhu yếu phẩm, những người tiếp tế cho lực lượng tìm kiếm tại thôn Nậm Tông còn mang theo cờ Tổ quốc, thể hiện tinh thần quyết tâm, vượt qua khó khăn, gian khổ.

Ô tô 16 chỗ vượt đèn đỏ gây t.ai n.ạn ở TP.Thủ Đức

15:26:17 16/09/2024
Chiếc ô tô 16 chỗ vượt đèn đỏ rồi tông xe máy, làm 1 người bị thương trên xa lộ Hà Nội, đoạn qua địa bàn TP.Thủ Đức (TP.HCM).

3 hình thái thời tiết xấu đang kết hợp gây nguy hiểm trên Biển Đông

14:59:20 16/09/2024
Biển Đông đang có gió mạnh, sóng lớn do sự kết hợp của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới và gió mùa tây nam.

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông

12:45:08 16/09/2024
Hiện, vùng áp thấp phía Bắc đảo Luzon của Philippines đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và hướng về Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão số 4.

Hà Nội còn 30 nghìn người chưa được về nhà vì ngập lụt

12:37:19 16/09/2024
Dù mực nước trên các sông ở Hà Nội đã rút dần nhưng trên địa bàn thành phố vẫn còn 30 nghìn người đang phải sơ tán, chưa thể về nhà vì ngập lụt sau bão Yagi.

Hà Nội lại ngập sâu sau cơn mưa lớn rạng sáng 16/9

10:46:22 16/09/2024
Sáng 16/9, Phòng CSGT, Công an Hà Nội thông tin, trận mưa vào rạng sáng cùng ngày khiến nhiều tuyến phố úng ngập, gây khó khăn cho việc đưa trẻ đến trường và người dân di chuyển.

Vụ tài xế khiếu nại giữ xe trái luật: Cục QLTT Kon Tum yêu cầu giải trình

10:19:03 16/09/2024
Ngày 15.9, CụcQLTTtỉnh Kon Tum cho biết đã có văn bản yêu cầu Đội QLTT số 1 báo cáo giải trình vụ việc kiểm tra xe tải BS 47H - 004.50.

Có thể bạn quan tâm

5 loại cây được mệnh danh không bao giờ c.hết, cắm cành vào đất là mọc rễ, nở hoa

Sáng tạo

06:44:48 17/09/2024
Những loại cây này nở hoa đẹp mỹ miều, và thay vì bỏ t.iền ra mua cây mới, bạn có thể giâm cành và chỉ trong thời gian ngắn là cây mới lại ra hoa.

Dự báo cuối tuần này Tam Đảo mưa lớn, show diễn "Anh em kết đoàn" của Tuấn Hưng - Duy Mạnh có ổn không?

Nhạc việt

06:41:51 17/09/2024
Show diễn thiện nguyện với sự tham gia của hai nam nghệ sĩ Tuấn Hưng - Duy Mạnh đang được rất nhiều khán giả mong chờ.

Chị gái Hoà Minzy lên tiếng vụ từ thiện sai sự thật: "Tôi không liên quan..."

Sao việt

06:31:12 17/09/2024
Trên trang cá nhân, chị gái Hòa Minzy khẳng định không liên quan đến ồn ào từ thiện mà cư dân mạng chia sẻ những ngày qua.

Chiếc điện thoại hỏng huỷ hoại cuộc tình của siêu mẫu hàng đầu và nam diễn viên đàn em kém 3 t.uổi

Sao châu á

06:28:05 17/09/2024
Tại showbiz Hoa ngữ, nếu phải chọn ra 1 cuộc tình có cái kết day dứt và bi kịch nhất, công chúng sẽ nhớ ngay đến Ngôn Thừa Húc và Lâm Chí Linh.

Lộ danh tính 5 Chị Đẹp 2024: Hậu Hoàng gây bão, xuất hiện 1 "Hoa khôi" và 1 mỹ nhân về từ nước ngoài!

Tv show

06:24:37 17/09/2024
Mới đây, nhà sản xuất tiếp tục xác nhận thêm 5 cái tên sẽ góp mặt trong dàn chị đẹp gồm ca sĩ Dương Hoàng Yến, ca sĩ Thu Ngọc, Hậu Hoàng, cựu vận động viên Wushu Thuý Hiền và ca sĩ Tuimi.

Cách làm món ức gà rang vừng đơn giản

Ẩm thực

06:07:17 17/09/2024
Bà nội trợ có thể sử dụng bất cứ phần thịt nào của gà để chế biến món gà rang vừng. Tuy nhiên, ức gà vẫn là bộ phận phù hợp nhất.

20.000 người tẩy chay phim ngôn tình biến nữ thần màn ảnh thành "bà thím"

Hậu trường phim

06:05:41 17/09/2024
Ngày 16/7, Sina đưa tin đoàn phim cổ trang Mộ Tư Từ do Địch Lệ Nhiệt Ba và Trần Phi Vũ đóng chính gặp sóng gió ngay từ những ngày đầu khởi quay.

(Review) 'Tìm kiếm tài năng âm phủ': Vì sao trở thành hiện tượng phim hài?

Phim châu á

06:04:28 17/09/2024
Tìm kiếm tài năng âm phủ (Dead talents society) là phim hài kinh dị của Đài Loan (Trung Quốc) với sự góp mặt của dàn diễn viên đình đám: Gingle Yang, Trần Bách Lâm, Trương Dung Dung...

Cộng đồng người Việt Nam hỗ trợ Lào khắc phục hậu quả thiên tai

Thế giới

06:01:56 17/09/2024
Tại buổi tiếp nhận, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đã thông báo tình hình thiệt hại về người và tài sản, cũng như một số biện pháp ứng phó của các cấp chính quyền trong đợt bão lũ ở Lào vừa qua.

Dự bị gần 2 năm, Công Phượng vẫn ra giá gần 1 triệu USD

Sao thể thao

00:38:48 17/09/2024
Nguyễn Công Phượng đang đàm phán với một câu lạc bộ để trở lại Việt Nam thi đấu và anh đưa ra mức phí ký hợp đồng lên đến 24 tỷ đồng trong 3 mùa giải.

Venom 3 tung trailer mới, hé lộ danh tính siêu phản diện chính - cha đẻ của tất cả các loài ký sinh vũ trụ trong thế giới Marvel

Phim âu mỹ

22:42:22 16/09/2024
Dòng phim siêu anh hùng những tháng cuối năm 2024 sẽ là sân chơi riêng của Sony Pictures, khi họ cho ra mắt đến 2 dự án điện ảnh, bao gồm Kraven the Hunter và Venom: The Last Dance (Venom 3).