PGBank được cấp mã PGB, chuẩn bị lên sàn chứng khoán dù thương vụ với HDBank còn bỏ ngỏ
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu cho 300 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ( PGBank) với mã chứng khoán PGB vào ngày 30/11/2020.
PGBank đăng ký giao dịch cổ phiếu PGB trên thị trường UPCoM tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Việc giao dịch cổ phiếu PGB được thực hiện theo Quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Trước đó, ngày 26/10/2020, PGBank đã chốt danh sách cổ đông để chuẩn bị cho việc đăng ký giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng trên hệ thống UPCoM.
Vào hồi đầu năm Tập đoàn Petrolimex (công ty mẹ của PGBank) cho biết năm 2020 này sẽ thực hiện sáp nhập thành công PGBank vào HDBank.
Tuy nhiên, hồi tháng 10, lãnh đạo HDBank cho biết thương vụ sáp nhập PGBank đang được cân nhắc và lo ngại khó có khả năng xảy ra trong tương lai.
Về tình hình kinh doanh, trong quý 3/2020, thu nhập lãi thuần của PGBank tăng 23% so với cùng kỳ, ghi nhận hơn 248 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác gấp 2.9 lần cùng kỳ, đạt gần 50 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 3.3 lần cùng kỳ lên mức gần 140 tỷ đồng, nên lợi nhuận trước và sau thuế quý 3 của PG Bank giảm mạnh 70%, chỉ còn hơn 21 tỷ đồng và gần 17 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 9 tháng đầu năm, PGBank báo lãi trước và sau thuế gần 132 tỷ đồng và hơn 105 tỷ đồng.
Như vậy, so với kế hoạch lãi trước thuế 190 tỷ đồng cả năm 2020 (gấp 2.1 lần thực hiện năm 2019), PGBank đã thực hiện được 69% chỉ tiêu.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của PGBank tăng 9% so với đầu năm, lên mức hơn 34,396 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 54% (540 tỷ đồng), tiền vàng gửi tại các TCTD và cho vay TCTD khác gấp 2.6 lần (4,866 tỷ đồng). Cho vay khách hàng tăng nhẹ 5% so với đầu năm, ghi nhận gần 24,886 tỷ đồng.
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi của khách hàng tăng 10% so với đầu năm, đạt hơn 27,913 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi của cá nhân (chiếm 67%), còn lại là tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/09/2020, tổng nợ xấu của Ngân hàng giảm nhẹ 5% so với đầu năm, chủ yếu nhờ giảm 33% nợ nghi ngờ, tuy nhiên nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng 81%. Do đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của PG Bank chỉ giảm nhẹ từ mức 3.16% đầu năm xuống còn 2.87%.
Chờ sóng bán vốn ngoại ngân hàng 2021
Làn sóng mua bán - sáp nhập (M&A) ngân hàng đang trở lại, nhưng không phải giữa các ngân hàng nội, mà với đối tác chiến lược nước ngoài.
Cơ hội M&A ngân hàng nội là rộng mở với các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Shutter Stocks
Dấu ấn từ những thương vụ thành công
Trong 5 năm qua, hoạt động M&A giữa các ngân hàng nội đã "lặng sóng". Kể cả thương vụ sáp nhập PGBank vào HDBank dù đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.
Ngược lại, các thương vụ M&A giữa nhà đầu tư nước ngoài và ngân hàng trong nước trở nên sôi động hơn. Sau các thương vụ bán cổ phần của Techcombank, HDBank, TPBank cho các nhà đầu tư ngoại trước khi niêm yết trên HOSE từ đầu năm 2018, hoạt động M&A ngân hàng tới nay mới thiết lập kỷ lục mới bằng thương vụ BIDV bán cổ phần cho cổ đông chiến lược KEB Hana Bank (Hàn Quốc) giá trị gần 20.300 tỷ đồng (tương đương 875 triệu USD).
Nguồn tiền từ nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không chỉ giúp các ngân hàng trong nước giải cơn khát vốn và BIDV là một ví dụ khi hệ số an toàn vốn CAR đạt mức 8,77% tính đến cuối năm 2019 sau khi bán vốn - đáp ứng tiêu chuẩn Basell II (tối thiểu 8%), mà còn mang đến kỳ vọng về sự sôi động trở lại của làn sóng ngân hàng ngoại đầu tư vào Việt Nam thông qua hoạt động M&A.
Tuy nhiên, để có được một cổ đông chiến lược nước ngoài phù hợp là không đơn giản với mỗi ngân hàng, bởi có nhiều thương vụ kéo dài hàng năm trời mới đi đến kết quả, ví dụ như thương vụ bán 15% vốn điều lệ của OCB cho Aozora Bank (AOZ - Nhật Bản) vào giữa tháng 6/2020. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, cho biết, trước khi bán cổ phần cho AOZ, Ngân hàng đã làm việc với nhiều đối tác từ hơn 2 năm trước đó.
Đợi sóng bán vốn 2021
Theo đánh giá của chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh, việc huy động vốn ngoại để tăng tiềm lực tài chính luôn được ngân hàng trong nước quan tâm, nhất là các nhà băng quy mô nhỏ. Tuy nhiên, kể từ khi Covid-19 bùng phát, không những doanh nghiệp trong nước, mà ngay cả tập đoàn tài chính lớn trên thế giới cũng bị tác động. Các nhà băng còn nguyên room ngoại hay đã gần cạn room cũng muốn có khoảng trống để tìm cơ hội sau khi Covid-19 được kiểm soát hoàn toàn. Vì vậy, không ít ngân hàng đã "khóa" room ngoại chờ cơ hội tốt gọi vốn.
Techcombank chỉ thay đổi một chút room ngoại về mức 22,5% để giúp Tổng giám đốc người nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán.
HDBank cũng công bố Nghị quyết HĐQT điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư ngoại từ 30% về mức 21,5% để thuận lợi cho kế hoạch hợp tác với các đối tác chiến lược trong thời gian tới.
Tương tự, VPBank quyết định "để dành" room cho khối ngoại khi giảm tỷ lệ sở hữu từ 22,77% về mức 15%. Kể từ khi chia tay Ngân hàng Singapore Oversea - Chinese (OCBC) vào cuối năm 2013, đến nay VPBank vẫn chưa có cổ đông chiến lược nước ngoài mới.
Ngày 12/10/2020, Viet Capital Bank (BVB) đã chốt danh sách cổ đông để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc ủy quyền cho HĐQT Ngân hàng quyết định tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài theo quy định hiện hành (tỷ lệ tối đa là 30%).
Trong kế hoạch tăng vốn từ 5.000 tỷ đồng lên 7.000 tỷ đồng năm nay, Nam A Bank cho biết, sẽ hút thêm vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Hiện room ngoại tại Nam A Bank còn nguyên 30%. Tổng giám đốc Nam A Bank, ông Trần Ngọc Tâm cho hay, Ngân hàng đã có nhiều cuộc đàm phán với các đối tác để sớm chốt room ngoại trước khi đưa cổ phiếu đang giao dịch tại UPCoM lên niêm yết trên HOSE trong thời gian tới.
Theo kế hoạch năm 2020, SCB sẽ phát hành 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu, qua đó nâng vốn điều lệ từ 15.232 tỷ đồng lên 20.232 tỷ đồng. Thời gian hoàn tất phát hành trong giai đoạn 2020-2021. Lãnh đạo SCB cho biết, Ngân hàng đang trong quá trình đàm phán với các đối tác chiến lược, bao gồm cả đối tác nước ngước ngoài để huy động vốn.
Với NCB, ngân hàng này lên kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và được cổ đông thông qua từ năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Vũ Mạnh Tiến, Phó chủ tịch thường trực HĐQT NCB, Ngân hàng sẽ không chọn bằng mọi giá, mà dựa trên các tiêu chí đã được đặt ra để tìm đối tác phù hợp.
Theo quy định tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam và tổng tỷ lệ sở hữu cổ phần của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài tại một tổ chức tín dụng trong nước không được vượt quá 30% vốn.
Hiện tại, nhiều ngân hàng Việt Nam đã bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài, song cũng còn không ít ngân hàng vẫn còn nguyên room ngoại. Đó là chưa kể với các ngân hàng đang tái cơ cấu hay 3 ngân hàng "0 đồng", đối tác nước ngoài có thể mua 100% vốn nếu được sự đồng ý của Chính phủ, nên cơ hội là rộng mở với các nhà đầu tư này.
Mặt khác, theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), các ngân hàng châu Âu sẽ được nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng Việt Nam lên tối đa 49% mà không phải chờ quyết định nới room. Cam kết này không áp dụng với 4 ngân hàng có vốn Nhà nước chi phối (BIDV, VietinBank, Vietcombank, Agribank).
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS), các ngân hàng VIB, VPBank, Techcombank và ACB là những ứng viên tiềm năng có thể được xem xét nới room ngoại theo đề xuất của các ngân hàng châu Âu theo EVFTA. Hiện ACB đã cạn room ngoại, Techcombank, VIB và VPBank hạ room ngoại về các mức tương ứng 22,5%, 20,5% và 15%.
Ngân hàng xoay xở ra sao trong vòng xoáy nợ xấu? Trong số 27 ngân hàng thương mại, có tới 8 ngân hàng lựa chọn cùng một phương án mang tính đánh đổi: "lỏng tay" hơn trong xử lý và dự phòng nợ xấu để chạy theo tăng trưởng lợi nhuận. Ngân hàng xoay xở ra sao trong vòng xoáy nợ xấu? Chu kỳ nợ xấu mới đang bắt đầu, gối đầu với hồi...