PG Bank thay Tổng giám đốc, chuẩn bị lên sàn UPCOM
Ông Nguyễn Phi Hùng vừa được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc ngân hàng từ ngày 2/11/2020.
Ảnh minh họa.
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ( PG Bank) vừa có quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Tiến Dũng và bổ nhiệm ông Dũng làm Phó Chủ tịch ngân hàng từ ngày 2/11.
Ông Nguyễn Tiến Dũng tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại Trung tâm Pháp – Việt về Đào tạo Quản lí và Đại học Kinh tế Quốc dân. Tháng 12/2009, ông Dũng được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc PG Bank kiêm Giám đốc khối Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp.
Từ tháng 10/2019, ông được bầu là Thành viên HĐQT và là Quyền Tổng Giám đốc PG Bank. Ngày 18/12/2019, ông Dũng chính thức làm Tổng Giám đốc ngân hàng.
Sau khi ông Dũng rời đi, ông Nguyễn Phi Hùng được bổ nhiệm làm Quyền Tổng Giám đốc ngân hàng từ ngày 2/11/2020.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phi Hùng sinh năm 1976, tốt nghiệp thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Viện Công nghệ Châu Á – AIT.
Với trên 20 năm kinh nghiệm ngành tài chính ngân hàng, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB); Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Giám đốc Khối Vận hành Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank); Trưởng phòng Thanh toán quốc tế và Tài trợ thương mại, Trưởng phòng phụ trách giao dịch ngân quỹ tại Ngân hàng Citibank NA Hà Nội.
Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm, ngân hàng đạt lợi nhuận hợp nhất trước thuế 132 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2019 và thực hiện được 69,5% kế hoạch năm.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của ngân hàng đạt gần 34,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2019. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 5% lên gần 24,9 nghìn tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng gần 10% đạt 27,9 nghìn tỷ đồng.
Chất lượng cho vay của ngân hàng cũng đã được cải thiện khi nợ xấu nội bảng giảm 4,5% so với đầu năm, xuống 715 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó, giảm từ 3,16% xuống 2,87%.
Liên quan tới kế hoạch lên sàn, ngày 26/10 vừa qua, PGBank đã chốt danh sách để thực hiện đăng ký chứng khoán tại VSD và đăng ký giao dịch trên hệ thống UPCOM.
Khối ngoại tiếp tục rút ròng hơn 1.921 tỷ đồng trong tuần 2-6/11, MSN và HPG vẫn là tâm điểm
Dòng vốn ngoại sàn HoSE có 6 tuần liên tiếp bán ròng với tổng giá trị lên đến 10.386 tỷ đồng.
Cả 3 vị trí dẫn đầu về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HoSE trong tuần 2-6/11 vẫn là MSN, HPG và VRE
VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 115 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán hồi phục trở lại trong tuần từ 2-6/11 sau khi điều chỉnh ở tuần trước đó. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 938,29 điểm, tương ứng tăng 12,82 điểm (1,39%); HNX-Index 3,97 điểm (2,93%) lên 139,31 điểm; UPCoM-Index tăng 0,72 điểm (1,15%) lên 63,57 điểm.
Điểm tiêu cực của thị trường vẫn là việc dòng vốn ngoại bán ròng rất mạnh. Tính chung toàn thị trường, khối ngoại mua vào 66 triệu cổ phiếu, trị giá 2.238 tỷ đồng, trong khi bán ra 123 triệu cổ phiếu, trị giá 4.159,3 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 56,8 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 1.921 tỷ đồng.
Riêng trên sàn HoSE, dù có phiên mua ròng trở lại vào thứ Năm nhưng tính chung của tuần, dòng vốn ngoại sàn này vẫn bán ròng lên đến 1.926 tỷ đồng (giảm nhẹ 2,3% so với tuần trước đó), tương ứng khối lượng bán ròng là gần 55 triệu cổ phiếu. Như vậy, dòng vốn ngoại sàn HoSE có 6 tuần liên tiếp bán ròng với tổng giá trị lên đến 10.386 tỷ đồng.
Cả 3 vị trí dẫn đầu về giá trị bán ròng của khối ngoại sàn HoSE vẫn là MSN, HPG và VRE, trong đó, MSN bị bán ròng mạnh nhất với 718 tỷ đồng. HPG và VRE bị bán ròng lần lượt 522 tỷ đồng và 231 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VHM cũng bị bán ròng 197 tỷ đồng. Các mã bluechip như HDB, GAS, CTG hay BID cũng bị bán ròng mạnh. Chiều ngược lại, VNM được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 115 tỷ đồng, đây cũng là cổ phiếu duy nhất sàn HoSE có giá trị mua ròng lớn hơn 100 tỷ đồng. VIC và HSG được mua ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 51 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 16,5 tỷ đồng, tuy nhiên, nếu tính về khối lượng họ vẫn bán ròng 751.025 cổ phiếu.
SHS đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn HNX với 20 tỷ đồng. PVS và VCS đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 7 tỷ đồng và 6 tỷ đồng. Trong khi đó, TXM bị bán ròng mạnh nhất với 4 tỷ đồng. HCT và SD9 đều bị bán ròng hơn 3 tỷ đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại bán ròng trở lại 11,4 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 11, triệu cổ phiếu. Khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất mã ACV với 12 tỷ đồng. MCH đứng sau với giá trị 10 tỷ đồng. Chiều ngược lại, LTG bị bán ròng mạnh nhất với 18,6 tỷ đồng. VGG cũng bị bán ròng 10,4 tỷ đồng.
Vietravel (VTR): Quý III/2020 ghi nhận lãi trở lại sau khi Việt Nam mở lại đường bay Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel (Mã chứng khoán: VTR - sàn UPCOM) công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020 Vietravel ghi nhận doanh thu đạt 486,5 tỷ đồng, bằng 21,8% thực hiện trong quý III/2019 và lợi nhuận trước thuế đạt 0,6 tỷ đồng, so...