Pfizer xin cấp phép sử dụng khẩn cấp liều vắc xin COVID thứ 4 cho người từ 65 tuổi
Ngày 15-3, Công ty Pfizer-BioNTech cho biết đã chính thức đề nghị cơ quan chức năng ở Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp với liều vắc xin COVID-19 bổ sung thứ hai (liều thứ 4) cho người từ 65 tuổi trở lên.
Canada cho phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi – Ảnh: REUTERS
Hãng dược Mỹ Pfizer và liên doanh là Hãng dược Đức BioNTech cho biết yêu cầu của họ dựa trên hai nghiên cứu của Israel cho thấy “tiêm một liều tăng cường nữa (liều thứ 4) làm tăng khả năng sinh miễn dịch và giảm tỉ lệ ca nhiễm được xác nhận và ca bệnh nặng”.
Theo Hãng tin AFP, mức độ ca nhiễm của hầu hết các quốc gia đã giảm đáng kể so với mức kỷ lục trong làn sóng Omicron. Ở nhiều quốc gia, dịch đang ổn định hoặc bắt đầu tăng lên khi chính quyền dỡ bỏ các hạn chế và tác dụng bảo vệ của các liều vắc xin trước bắt đầu giảm dần.
Nghiên cứu đầu tiên của Israel được trích dẫn bởi Pfizer-BioNTech cho thấy “tỉ lệ ca nhiễm được xác nhận thấp hơn 2 lần và tỉ lệ bệnh nặng thấp hơn 4 lần ở những người tiêm thêm một liều vắc xin bổ sung (liều thứ 4) so với những người chỉ tiêm một liều bổ sung (liều thứ 3)”.
Nghiên cứu này chỉ giới hạn ở những người từ 60 tuổi trở lên, được tiêm nhắc lại lần thứ hai bốn tháng sau mũi tiêm nhắc lại đầu tiên.
Nghiên cứu thứ hai – thực hiện với các nhân viên y tế từ 18 tuổi trở lên ở Israel – cho thấy mức độ kháng thể ở những người được tiêm mũi vắc xin thứ 4 cao đáng kể so với những người tiêm 3 mũi.
“Nghiên cứu không cho thấy lo ngại mới về an toàn ở những cá nhân được tiêm liều bổ sung thứ hai” – Pfizer-BioNTech nói.
Do phác đồ ban đầu của vắc xin Pfizer-BioNTech là hai liều, nên lần tiêm bổ sung thứ hai còn được gọi là mũi tiêm thứ 4.
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trong khi liều vắc xin mRNA thứ 3 làm tăng mức kháng thể cao hơn mức của phác đồ ban đầu, liều vắc xin thứ 4 mặc dù có nâng cao mức độ kháng thể trung hòa của người được tiêm nhưng không đáng kể và không vượt qua mức quan sát được ngay sau liều thứ 3.
Israel và một số nước châu Âu đã phê duyệt mũi vắc xin bổ sung thứ 2 để tiêm cho người già, người bị suy giảm miễn dịch, người có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất.
Hiệu quả phòng vệ cao hơn nếu tiêm trộn vắc xin Pfizer, AstraZeneca với Moderna
Cuộc thử nghiệm lâm sàng do Đại học Oxford triển khai tại Anh phát hiện việc tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech cho mũi đầu tiên, và 9 tuần sau tiêm Moderna giúp mang lại hiệu quả phòng vệ cao hơn.
Các loại vắc xin phòng Covid-19 khác nhau. Ảnh AFP
"Chúng tôi ghi nhận phản ứng miễn dịch rất tốt ở những trường hợp tiêm trộn vắc xin, cao hơn hẳn so với việc tiêm 2 mũi cùng một loại, chẳng hạn như vắc xin AstraZeneca", Hãng Reuters hôm 7.12 dẫn lời giáo sư Matthew Snape của Đại học Oxford.
Phát hiện mới được dự kiến sẽ mang đến hy vọng cho những nước nghèo hoặc thu nhập trung bình. Đây là nhóm nước có lẽ cần phải tiêm trộn nhiều loại vắc xin, tùy theo nguồn viện trợ, hoặc có thể đối mặt nguồn cung vắc xin không ổn định.
"Tôi cho rằng dữ liệu nghiên cứu đặc biệt cần thiết cho những nước thu nhập thấp và trung bình, hiện vẫn trong quá trình tiêm hai mũi đầu tiên", theo giáo sư Snape.
Các nhà nghiên cứu Đại học Oxford cho hay nếu mũi đầu vắc xin AstraZeneca, kế tiếp là mũi Moderna hoặc Novavax, phản ứng của tế bào T và kháng thể cao hơn hẳn so với những trường hợp tiêm 2 mũi AstraZeneca.
Tương tự, mũi đầu Pfizer/BioNTech và sau đó là mũi Moderna chứng tỏ hiệu quả hơn hẳn so với 2 mũi Pfizer/BioNTech.
Nói "người đã tiêm vắc xin chết vì Covid-19 nhiều hơn người chưa tiêm" vì sao lại sai?
Trong khi đó, mũi đầu Pfizer/BioNTech và kế tiếp là mũi Novavax cũng bảo vệ tốt hơn so với 2 mũi AstraZeneca, theo báo cáo trên chuyên san Lancet.
Tổng cộng 1.070 người tham gia khảo sát, với các mẫu máu được thử nghiệm và so sánh hiệu quả trước các biến thể như Beta, Delta. Kết quả cho thấy hiệu quả vắc xin dao động tùy theo biến thể, nhưng tác dụng phòng vệ vẫn nhất quán ở các liệu trình tiêm trộn.
Thủ tướng Nhật Bản cam kết chuẩn bị cho kịch bản tồi tệ nhất của dịch COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 6/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết "chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất" khi đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2, trong khi vẫn đẩy nhanh nỗ lực nhằm đưa nền kinh tế nước này trở lại quỹ đạo tăng trưởng. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu trong cuộc...