Pfizer, Moderna kiếm hàng tỷ USD từ mũi tiêm tăng cường
Các hãng dược sản xuất hai loại vaccine Covid-19 Pfizer và Moderna dự kiến thu về hàng tỷ USD từ các mũi tiêm thứ ba.
Theo các nhà phân tích và đầu tư lĩnh vực sức khỏe, hãng dược Pfizer cùng đối tác Đức BioNTech và Moderna đã cùng nhau chốt hơn 60 tỷ USD doanh thu từ các mũi tiêm vaccine chỉ trong hai năm 2021 và 2022. Các thỏa thuận với những hãng dược này bao gồm cung cấp đủ lượng vaccine cho hai liều ban đầu và hàng tỷ USD từ lượng vaccine dùng cho các mũi tăng cường tại các nước giàu.
Các nhà phân tích dự báo Pfizer/BioNTech và Moderna sẽ đạt doanh thu lần lượt hơn 6,6 tỷ USD và 7,6 tỷ USD năm 2023, chủ yếu đến từ doanh số bán các liều vaccine để tiêm mũi tăng cường.
Video đang HOT
Lọ vaccine Covid-19 của Pfizer tại một trung tâm tiêm chủng ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 3/2. Ảnh: Reuters.
Moderna đầu tháng này cho biết vaccine Covid-19 của họ đạt hiệu quả 93% từ 4 đến 6 tháng sau mũi thứ hai. Đối thủ của Moderna là Pfizer/BioNTech cho biết hiệu quả vaccine Covid-19 của họ giảm khoảng 6% sau mỗi hai tháng, xuống còn khoảng 84% trong 4-6 tháng sau khi tiêm mũi thứ hai.
Tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu về vấn đề này nhằm xác định liệu hiệu quả của vaccine Covid-19 có bị ảnh hưởng do độ tuổi hay tình trạng sức khỏe của người được tiêm chủng. Cả vaccine Moderna và Pfizer/BioNTech đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (mRNA).
Tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường vẫn là vấn đề gây tranh cãi vì chưa rõ bao nhiêu người cần tiêm và tần suất ra sao. Một số nhà khoa học cũng đặt câu hỏi liệu có đủ bằng chứng cho thấy các mũi tiêm tăng cường là cần thiết, đặc biệt đối với người trẻ và khỏe mạnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi đó khuyến cáo các nước chưa nên vội tiêm liều tăng cường để đảm bảo nguồn cung vaccine cho những quốc gia nghèo hơn.
Nghiên cứu các tác dụng phụ của vaccine công nghệ mRNA
Ngày 11/8, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bắt đầu nghiên cứu 3 điều kiện mới để đánh giá liệu có thể có các tác dụng phụ liên quan đến vaccine ngừa COVID-19 theo công nghệ mRNA của hai hãng dược phẩm Mỹ là Pfizer và Moderna hay không.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Hãng công nghệ sinh học Mỹ Moderna tại Los Angeles, bang California (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Ủy ban an toàn của EMA đang nghiên cứu một dạng phản ứng phát ban đỏ trên da, các triệu chứng viêm cầu thận và suy thận cũng như các rối loạn liên quan đến thận sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Công nghệ mRNA được sử dụng sản xuất hai vaccine nói trên đã tạo ra bước ngoặt trong ứng phó với đại dịch COVID-19 và là bước đột phá đối với cộng đồng khoa học vì mức độ hiệu quả ngừa COVID-19 rất cao. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ đang được nghiên cứu sau khi xuất hiện một vài trường hợp có các phản ứng trên sau tiêm.
Tháng trước, EMA đã phát hiện một mối liên hệ có thể có giữa bệnh viêm cơ tim hiếm gặp với vaccine công nghệ mRNA. Mặc dù vậy, EMA và Tổ chức Y tế thế giới vẫn nhấn mạnh rằng lợi ích mà các vaccine này đem lại vẫn hơn nhiều các nguy cơ mà chúng gây ra.
Công nghệ mRNA được sử dụng để "hướng dẫn" tế bào tạo bản sao khỏe mạnh của một protein. Như vậy, vaccine công nghệ mRNA có cơ chế hoạt động là khiến tế bào tạo ra thứ được coi như một mảnh của virus để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Đến ngày 14/12/2020, Mỹ đã thông qua loại vaccine đầu tiên sử dụng công nghệ mRNA.
Pfizer cho biết đang lên kế hoạch dùng công nghệ mRNA để chống lại cúm mùa, vốn khiến hàng nghìn người trên thế giới tử vong mỗi năm. Các nhà nghiên cứu cũng đang thử nghiệm sản xuất vaccine mRNA để phòng chống Ebola, Zika, bệnh dại.
Bồ Đào Nha khuyến nghị nên tiêm phòng cho trẻ từ 12-15 tuổi Ngày 10/8, Bồ Đào Nha khuyến nghị nên tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-15 tuổi, lý tưởng nhất là trước khi năm học mới bắt đầu. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cascais, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN Khuyến nghị được đưa ra trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca mắc mới tại quốc gia này tăng mạnh. Theo...