Pfizer đảm bảo cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho EU như cam kết
Ngày 15/1, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết Tổng Giám đốc của hãng dược Pfizer đã đảm bảo sẽ cung cấp đủ số liều vaccine ngừa COVID-19 theo đơn đặt hàng của khối trong quý đầu tiên của năm 2021.
Vaccine phòng COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer- BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một cuộc họp báo tại Bồ Đào Nha, Chủ tịch von der Leyen nêu rõ bà cũng như nhiều người ở đây hôm nay nhận được thông tin rằng Pfizer đã thông báo về sự chậm trễ chuyển giao vaccine ngừa COVID-19.
Ngay lập tức bà đã gọi cho Giám đốc điều hành của Pfizer và được giải thích rằng có sự chậm trễ trong sản xuất trong những tuần tới, tuy nhiên ông đã trấn an rằng tất cả các liều thuốc đã được đặt cho quý đầu tiên của năm 2021 sẽ được giao đúng hạn.
Hãng dược phẩm thừa nhận vào ngày 15/1 rằng lượng vaccine dự kiến giao trong tháng 1 sẽ ở mức thấp nhưng họ sẽ nỗ lực nâng sản lượng vào cuối mùa Đông này cũng như trong suốt cả năm 2021.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Pfizez cho biết các lô hàng sẽ bị ảnh hưởng cho đến đầu tháng 2 vì họ đợi phê duyệt quy định mới cho các quy trình sản xuất nhằm tăng sản lượng.
Trước đó cùng ngày, 6 bộ trưởng y tế của EU đã ký một lá thư gửi tới EC để bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng” về sự chậm trễ trong việc giao hàng đối với vaccine do BioNTech và Pfizer phát triển.
Chủ tịch Von der Leyen cho biết ông chủ của Pfizer đã đích thân vào cuộc để giảm sự chậm trễ và đảm bảo rằng họ sẽ bắt kịp nhịp độ sản xuất càng sớm càng tốt. Bà cũng nói điều quan trọng là truyền tải đến ông ấy thông điệp rằng EU khẩn cấp cần những liều thuốc đã được cam kết.
Pfizer giảm cung cấp vaccine tới châu Âu
Hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và Viện Y tế công cộng (FHI) của Na Uy ngày 15/1 thông báo Pfizer sẽ tạm thời giảm cung cấp vaccine phòng bệnh COVID-19 cho châu Âu, trong khi tăng năng lực sản xuất.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, FHI cho biết đã nhận được thông tin trên của Pfizer. Theo kế hoạch, Na Uy có thể nhận 43.875 liều vaccine, do hãng Pfizer phối hợp với BioNTech của Đức sản xuất. Tuy nhiên, với thông báo trên, Na Uy sẽ chỉ nhận được 36.075 liều.
FHI cho biết việc giảm lượng vaccine giao hàng là do Pfizer hạn chế sản lượng để có thể tăng năng lực sản xuất từ mức 1,3 tỷ liều hiện nay lên 2 tỷ liều mỗi năm.
Hiện chưa rõ sẽ mất bao lâu Pfizer có thể đưa năng lực sản xuất lên mức tối đa, nhưng việc giảm lượng giao hàng tạm thời này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các nước châu Âu.
Pfizer cho biết đã phải sửa đổi quy trình và cơ sở. Điều này cũng sẽ kéo theo việc phải phê duyệt bổ sung. Hãng nêu rõ mặc dù điều này sẽ ảnh hưởng tạm thời đến việc phân phối vaccine trong khoảng từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, nhưng nó sẽ giúp tăng đáng kể số liều vaccine sản xuất ra vào cuối tháng 2 và tháng 3.
Na Uy không thuộc Liên minh châu Âu (EU) và đang được tiếp cận với vaccine của liên minh nhờ Thụy Điển - một thành viên EU sẽ mua nhiều hơn nhu cầu và bán lại. FHI khẳng định việc Pfizer giao hàng chậm sẽ không ảnh hưởng đến việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân Na Uy bởi nước này đã tiến hành dự trữ vaccine. Nhiều quốc gia thành viên EU cho biết đã nhận được lượng vaccine thấp hơn mong đợi, đồng thời than phiền việc không chắc chắn trong vấn đề giao hàng.
* Trong khi đó, cùng ngày, Paraguay đã trở thành quốc gia thứ 8 ngoài Nga, phê duyệt việc lưu hành vaccine ngừa COVID-19, mang tên Sputnik V, do Viện Gamaleya phát triển. Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga cho biết Paraguay đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik V, dựa trên dữ liệu thử nghiệm do Moskva cung cấp.
* Cũng trong ngày 15/1, ông Cyril Ramaphosa, Tổng thống Nam Phi - hiện giữ cương vị Chủ tịch Liên minh châu Phi (AU), cho biết sẽ phân phối vaccine cho các nước thành viên dựa trên quy mô dân số của các nước.
Tổng thống Nam Phi cho biết AU đã đặt mua vaccine của Pfizer/BioNTech, Johnson & Johnson cùng AstraZeneca/ĐH Oxford và vaccine sẽ được chuyển đến trong năm nay.
Hiện chưa có quốc gia châu Phi nào bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 trên quy mô lớn và 270 triệu liều mà AU đặt mua sẽ chỉ đủ cho khoảng 10% dân số của châu lục gồm khoảng 1,3 tỷ người.
Tổng số ca mắc COVID-19 ở "Lục địa Đen" hiện đã vượt 3,1 triệu người, trong đó 76.000 người không qua khỏi.
Vaccine của Pfizer có thể chống lại biến chủng mới Thông tin được đưa ra sau khi các chuyên gia phân tích, so sánh mẫu máu của người đã tiêm vaccine mà Pfizer/BioNTech sản xuất. Mới đây, các chuyên gia y tế tại Pfizer/BioNTech phối hợp nhóm nhà khoa học Đại học Y, Đại học Texas, Mỹ, nghiên cứu về khả năng bất hoạt virus của vaccine ngừa Covid-19 mà đơn vị này...