Petrolimex “bốc hơi” hơn 2.300 tỷ đồng vốn hóa sau thông tin bị cắt margin
Cổ phiếu PLX của Petrolimex ngay lập tức giảm sâu hơn 3% với thanh khoản đột biến trong phiên 4/10 sau thông tin không được giao dịch ký quỹ trong quý IV.
Ảnh minh họa.
Cổ phiếu giảm sâu với thanh khoản đột biến, hiệu ứng của việc “cắt margin”?
Cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa trải qua một phiên giao dịch (4/10) chìm trong sắc đỏ sau thông tin không được giao dịch ký quỹ (margin) trong quý IV.
Ngay sau phiên ATO, áp lực bán mạnh khiến cổ phiếu này giảm gần 2,7% và duy trì giao dịch quanh vùng giá này trong gần như cả phiên sáng trước khi tiếp tục giảm sâu trong phiên chiều. Kết thúc ngày 4/10, thị giá PLX giảm tới 3,3%, xuống 58.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường cũng theo đó “bốc hơi” hơn 2.300 tỷ đồng.
Đáng chú ý, thanh khoản của cổ phiếu này trong phiên hôm nay cũng tăng đột biến với khối lượng khớp lệnh gần 1,6 triệu đơn vị, gấp 5 lần trung bình 10 phiên gần nhất.
Video đang HOT
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố danh sách 59 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ trong quý IV trong đó bao gồm một số cổ phiếu Bluechips như PLX, BHN do báo cáo tài chính (BCTC) 6 tháng đầu năm không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Trước khi giảm sâu trong phiên hôm nay, cổ phiếu PLX cũng đang trong nhịp điều chỉnh mạnh sau giai đoạn leo dốc hồi đầu năm. Đảo chiều đi lên từ vùng đáy hồi cuối tháng 1/2019 với thanh khoản được cải thiện đáng kể, cổ phiếu này tăng gần 30% lên mức 66.000 đồng/cổ phiếu (ngày 24/7), cao nhất ghi nhận được kể từ đầu năm 2019. So với mức đỉnh trên, cổ phiếu này đã giảm hơn 12%, chỉ còn 58.000 đồng/cổ phiếu.
Lợi nhuận trước thuế có thể tăng 135 tỷ đồng theo ý kiến ngoại trừ của kiểm toán
Nhìn lại BCTC hợp nhất bán niên soát xét của Petrolimex, công ty kiểm toán có đưa ý kiến ngoại trừ đối với khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Tại ngày 30/6, một công ty con của Petrolimex đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho số tiền 135 tỷ đồng dựa trên ước tính về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đến cuối năm 2019.
Đơn vị kiểm toán cho rằng, việc ghi nhận này chưa phù hợp với các quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần được lập dựa trên ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc kỳ kế toán, ngày 30/6.
Theo kiểm toán, nếu Petrolimex ghi nhận dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng quy định, tại ngày 30/6 dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ giảm, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trước thuế sẽ tăng tương ứng 135 tỷ đồng, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước và chi phí thuế TNDN hiện hành sẽ tăng 27 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và lợi ích cổ đông không kiểm soát sẽ tăng tương ứng 63,72 tỷ đồng và 44,28 tỷ đồng.
Theo giải trình, Petrolimex cho biết do nhu cầu sản lượng của các hãng hàng không thường tăng cao vào những tháng cuối quý II – III. Công ty con là Nhiên liệu bay Petrolimex đã nhập hàng dự trữ để đảm bảo cho nhu cầu này.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc giảm sản lượng mua của một khách hàng lớn dẫn tới tồn kho tăng cao. Trong khi đó, giá dầu tăng vào hai tháng đầu quý II/2019 nhưng lại giảm vào cuối quý, công ty dự báo xu hướng giảm sẽ tiếp tục cho đến cuối năm.
Do đó, thay vì trích lập dự phòng theo giá trị thuần có thể thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán, công ty đã trích lập dựa trên những ước tính về sự suy giảm giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đến cuối năm 2019 theo nguyên tắc thận trọng.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Petrolimex chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 26% bằng tiền
Ngày 31/5 tới, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã: PLX) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2018. Thời gian thanh toán dự kiến ngày 23/7.
Trước đó tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019, Petrolimex đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận 2018 với việc dự chi 3.044 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt 26% (mỗi cổ phiếu nhận 2.600 đồng). Trong đó, cổ đông Nhà nước sẽ nhận hơn 2.552 tỷ đồng, JX Việt Nam sẽ thu về hơn 269 tỷ đồng và các cổ đông khác gần 223 tỷ đồng.
Cũng tại Đại hội, Petrolimex thống nhất kế hoạch kinh doanh năm 2019 là sản lượng xăng dầu xuất bán hợp nhất giảm 5% xuống mức 12,3 triệu m3 tấn. Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế 195.000 tỷ đồng và 5.250 tỷ đồng, tăng 2% và 3% so với năm trước.
Kết thúc quý kinh doanh đầu tiên của năm 2019, Petrolimex lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Tập đoàn đạt gần 1.295 tỷ đồng, tăng 29% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 29% kế hoạch năm.
Diễn giải của Petrolimex cho rằng trong quý I/2019, do tác động của giá xăng dầu thế giới đã tăng trở lại sau chu kỳ giảm mạnh vào quý IV/2018 (giá dầu thô thế giới WTI tăng liên tục từ 45,41 USD/thùng tại thời điểm đầu quý lên 68,38 USD/thùng vào thời điểm cuối quý), đồng thời hoàn nhập khoản trích lập dự phòng về giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2018 theo quy định (gần 520 tỷ) vào kết quả kinh doanh trong kỳ.
Tại thời điểm cuối tháng 3/2019, hàng tồn kho của PLX hơn 11.500 tỷ, trong khi đầu năm 2019 hàng tồn kho gần 10.300 tỷ đồng. Công ty được hạch toán khoản ghi giảm giá vốn hàng bán hơn 2.565 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước giảm 827 tỷ đồng), do đó biên lợi nhuận trong kỳ đã tăng nhẹ từ 7% lên 9%.
Sản lượng bán ra trên toàn hệ thống của Petrolimex tăng 4,7% so với cùng kỳ và chi phí tài chính thấp hơn so với cùng kỳ do không phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá (quý I/2019 tỷ giá giao dịch liên ngân hàng tăng khoảng 0,02% trong quý I/2018 tỷ giá tăng khoảng 0,37%) và chi phí lãi vay giảm so với cùng kỳ vì dòng tiền gia tăng sau khi bán thành công cổ phiếu quỹ.
Theo thuonggiaonline.vn
Tags: petrolimex,cổ tức, tiền mặt,cổ phiếu PLX,chốt danh sách, cổ đông,chi trả cổ tức
Petrolimex dưới thời ông Bùi Ngọc Bảo làm ăn ra sao? Cựu Chủ tịch Petrolimex Bùi Ngọc Bảo đã có 10 năm trên cương vị cao nhất tại Petrolimex (2007-2018). Vậy dưới thời vị Chủ tịch này, Petrolimex làm ăn ra sao? Tại kỳ họp 39, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có kết luận về dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam...