Petrolimex báo lãi ròng năm 2019 đạt 4.253 tỷ, cổ phiếu vẫn đổ đèo
Năm 2019, Petrolimex đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.250 tỷ đồng, trong khi kết quả đạt được là 5.772 tỷ đồng, tương ứng vượt 10% chỉ tiêu đề ra.
Kết thúc năm 2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) thực hiện được 189.642 tỷ đồng doanh thu thuần, xấp xỉ cùng kỳ. Tuy nhiên do giá vốn chỉ chiếm 175.386 tỷ nên lãi gộp ghi nhận tăng 2.5% so với năm 2018. Tương ứng tỷ suất lãi gộp biên tăng từ 7,2% của năm trước lên 7,5%.
Mặc dù trong năm vay nợ tài chính của Petrolimex tăng nhưng chi phí lãi vay lại giảm từ 864,6 tỷ xuống 796 tỷ đồng.
Sau khi trừ các chi phí khác, lợi nhuận sau thuế của Petrolimex đạt gần 4.253 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2018. Tương ứng lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 3.051 đồng.
Riêng trong quý 4/2019, Petrolimex lãi ròng 975 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ.
Theo Petrolimex, nhờ sự đóng góp của CTCP Nhiên liệu bay Petrolimex lợi nhuận tăng 53% và Tổng công ty Gas Petrolimex tăng 26% nên lãi từ hoạt động kinh doanh của toàn tập đoàn tăng. Ngoài ra, lợi nhuận từ hoạt động tài chính của Petrolimex tăng tới 132 tỷ đồng do nhận lãi chuyển nhượng khoản đầu tư công ty liên kết.
Video đang HOT
Năm 2019, Petrolimex đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 5.250 tỷ đồng, trong khi kết quả đạt được là 5.772 tỷ đồng, tương ứng vượt 10% chỉ tiêu đề ra.
Tiền mặt rủng rình, quỹ bình ổn cũng hơn ngàn tỷ đổng
Tại thời điểm cuối năm 2019, tiền và các khoản tương đương của Petrolimex tăng thêm 1.058 tỷ đồng, lên 11.279 tỷ đồng. Ngoài ra, Petrolimex còn tới 5.394 tỷ đồng gửi ngân hàng.
Tổng tài sản của Petrolimex tăng thêm 5.596 tỷ, lên mức 61.884 tỷ đồng. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của Petrolimex vẫn duy trì ở mức cao tới 13.909 tỷ đồng và dài hạn là 1.488 tỷ đồng, đều tăng nhẹ so với đầu kỳ.
Trong cơ cấu vốn chủ sở hữu của Petrolimex, ngoài vốn góp 12.938,7 tỷ thì doanh nghiệp này còn ghi nhận 3.925 tỷ thặng dư vốn, quỹ đầu tư phát triển 1.190 tỷ, quỹ khác 1.339 tỷ, lãi chưa phân phối 4.945 tỷ. Ngoài ra, Petrolimex còn ghi âm 1.030 tỷ giá trị đã mua vào cổ phiếu quỹ.
Theo cập nhật của Petrolimex, tại ngày 30/01/2020, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là 1.500 tỷ đồng.
Mặc dù vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan năm 2019 song cổ phiếu PLX đang nhuốm trong sắc đỏ 3 phiên liên tiếp. Đóng cửa phiên 3/2 tại mức giá 51.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm gần 11% trong vòng 1 tuần qua.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Cổ phiếu bị cắt margin, Petrolimex 'bay hơi' 2.300 tỷ, HAG 'nhẹ nhàng' hơn
Phản ứng trước thông tin không được giao dịch ký quỹ, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.
Ngày 4/10, Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSE) công bố danh sách 59 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 4/2019 với hàng loạt tên tuổi lớn PLX của Petrolimex, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, BHN của Habeco do báo cáo tài chính 6 tháng 2019 không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Phản ứng trước thông tin này, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.
Cụ thể, kết phiên, thị giá cổ phiếu PLX giảm tới 3,33%, tức 2.000 đồng/cổ phiếu, xuống mức 58.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường cũng theo đó "bốc hơi" hơn 2.300 tỷ đồng.
Thanh khoản của PLX cũng tăng đột biến trong phiên này với khối lượng khớp lệnh gần 1,6 triệu đơn vị, gấp 5 lần trung bình 10 phiên gần nhất.
Đây là cũng mức giá mà PLX ghi nhận giảm 15,6% tính trong vòng 1 năm qua.
Biến động cổ phiếu PLX trong thời gian qua
Còn đối với cổ phiếu HAG, có lẽ nhà đầu tư cũng đã quá quen thuộc với việc được margin rồi lại bị cắt liên tục trong suốt thời gian qua của cổ phiếu này. Vì thế, phản ứng trước thông tin này của HAG là chỉ giảm 70 điểm, tức 1,51%, xuống mức 4.570 đồng/cổ phiếu kết phiên 4/10. Theo đó, vốn hóa của HAG cũng chỉ bốc hơi gần 65 tỷ đồng.
Đáng nói, khối lượng giao dịch phiên này của HAG bỗng nhiên chùng xuống chỉ gần 1 triệu đơn vị, thấp hơn nhiều so với các phiên trước với hàng triệu đơn vị mỗi phiên.
Cổ phiếu HAG vẫn trên đà xuống dốc khi giảm gần 24% trong vòng 1 năm qua.
Trái ngược với "người anh em" này, cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai lại ghi nhận mức tăng 100 đồng, lên 15,200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, tính xa hơn, HNG đã giảm 15% trong vòng 1 tháng qua.
Tương tự, BHN cũng tăng 900 đồng, lên mức 75.400 đồng/cổ phiếu trong phiên 4/10 với khối lượng giao dịch khá lèo tèo chỉ hơn 17.000 cổ phiếu được sang tay.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Quỹ VFMVN30 ETF với quy mô hơn 300 triệu USD sẽ mua bán ra sao trong phiên giao dịch cuối tháng 1? Dựa vào dữ liệu ngày 29/1, theo ước tính của chúng tôi, VFMVN30 ETF sẽ mua vào lượng cổ phiếu PLX trị giá 65,8 tỷ đồng và mua 55,7 tỷ đồng cổ phiếu POW. Theo công bố từ Sở GDCK TP.HCM (HoSE), trong kỳ cơ cấu tháng 1/2020, rổ chỉ số VN30 sẽ thêm 2 cổ phiếu mới là PLX, POW, trong khi...