Petrolimex báo lãi “cực khủng” 5.500 tỷ đồng
Trong năm 2019, Petrolimex báo lãi đậm, ước đạt 5.486 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 9% so với năm 2018. Tuy nhiên, điều bất ngờ lại giá cổ phiếu PLX trong tuần giao dịch vừa qua lại không mấy thuận lợi.
Phiên giao dịch hôm qua (14/1), cổ phiếu PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) giảm 0,72% xuống còn 55.500 đồng. Với diễn biến này, PLX đã giảm khoảng 1,77% giá trị trong vòng 1 tuần giao dịch vừa qua.
Mức đáy của PLX trong 52 tuần giao dịch thiết lập ngày 23/1/2019 tại 51.129 đồng. theo đó, trong gần 1 năm qua, mã này tăng trưởng không đáng kể trong khi đã rời mốc đỉnh ngày 24/7/2019 khá xa (đỉnh giá đạt 66.000 đồng).
Thị trường xăng dầu nhiều biến động song năm vừa rồi Petrolimex vẫn báo lãi lớn
Giá cổ phiếu PLX không mấy khởi sắc dù kết quả kinh doanh của Petrolimex vẫn lãi đậm, ước đạt 5.486 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất trước thuế, tăng 9% so với năm 2018.
Tuy vậy, tập đoàn đánh giá năm 2020 trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục màu sắc ảm đạm, thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây biến động giá mạnh, đáng chú ý nhất là tình hình bất ổn chính trị tại Trung Đông.
Bên cạnh đó, thị trường xăng dầu trong nước sẽ tiếp tục được vận hành theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP, mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng khốc liệt. Đây là những yếu tố có thể sẽ tác động đáng kể đến triển vọng kinh doanh của “ông lớn” xăng dầu năm 2020.
Kết phiên giao dịch hôm qua, VN-Index dừng chân tại 967 điểm, thu hẹp biên độ tăng còn 1,16 điểm tương ứng 0,12%. HNX-Index tăng 1,06 điểm tương ứng 1,03% lên 103,36 điểm và UPCoM-Index nhích nhẹ 0,05 điểm tương ứng 0,09% lên 55,7 điểm.
Thanh khoản đạt 190,34 triệu cổ phiếu trên HSX tương ứng 4.277,67 tỷ đồng và 20,41 triệu cổ phiếu trên HNX tương ứng 237,17 tỷ đồng. Thị trường UPCoM có 6,14 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 97,18 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bức tranh thị trường cho thấy rõ sự giằng có với 167 mã đứng giá, 291 mã tăng, 41 mã tăng trần so với 277 mã giảm và 38 mã giảm sàn.
Vẫn tiếp tục là sự phân hoá trong nhóm cổ phiếu lớn. Nếu như HPG, VPB, CTG, VNM tăng giá và có ảnh hưởng tích cực đến VN-Index thì ở chiều ngược lại, GAS, SAB, HVN, BVH, PLX, MSN lại giảm.
Lực cầu tại ROS hôm qua rất mạnh đã giúp mã này tăng trần lên 12.050 đồng, khớp lệnh 13,82 triệu cổ phiếu song vẫn còn dư mua giá trần 24,2 triệu đơn vị, không có dư bán cuối phiên. Khối ngoại cũng đã mua ròng 118,6 nghìn cổ phiếu ở mã này.
Cổ phiếu KBC của Kinh Bắc cũng tăng trần 1.050 đồng lên 16.350 đồng/cổ phiếu, khớp lệnh 7,76 triệu đơn vị. Hầu hết các lệnh bán đã được quét sạch, chỉ còn dư bán giá trần hơn 186 nghìn đơn vị. Nhà đầu tư nước ngoài cũng thực hiện mua ròng 130,59 nghìn cổ phiếu KBC.
Theo ghi nhận của Công ty chứng khoán SHS, thanh khoản trong phiên hôm qua có phần được cải thiện so với phiên trước đó nhưng vẫn ở mức thấp với chỉ khoảng 2.400 tỷ đồng khớp lệnh trên hai sàn. Tâm lý nghỉ Tết sớm của nhà đầu tư cùng với việc bán ra chốt lãi khiến cho thị trường giao dịch theo hướng ảm đạm.
Điểm tích cực là việc khối ngoại tiếp tục mua ròng khoảng 275 tỷ đồng trên hai sàn, trong đó có mua ròng 13,4 triệu cổ phiếu CTG.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch 15/1, VN-Index có thể sẽ tiếp tục trạng thái giằng co và tích lũy với biên độ trong khoảng 950-970 điểm như diễn biến của sáu tuần trước đó.
Nhà đầu tư trung và dài hạn có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại và giải ngân thêm nếu như thị trường có nhịp kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ quanh 940 điểm (đáy tháng 6/2019). Nhà đầu tư ngắn hạn sau khi đã mua vào khi thị trường kiểm định ngưỡng 950 điểm trong phiên 8/1 có thể tiếp tục áp dụng chiến lược mua thấp bán cao trong giai đoạn này với ngưỡng hỗ trợ và kháng cự gần nhất lần lượt tại 950 điểm và 970 điểm.
Theo dự báo của Công ty chứng khoán BVSC, VN-Index sẽ tiếp tục chịu áp lực từ vùng kháng cự 969-972 điểm trong ngắn hạn. Thị trường có thể chịu áp lực giảm điểm về vùng hỗ trợ 960-963 điểm và hồi phục tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp.
Về xu hướng trong thời gian tới, VN-Index vẫn cần phải bứt phá qua vùng kháng cự quanh 970-972 với khối lượng tăng mạnh để có thể tạo ra nhịp tăng điểm mới.
Theo BVSC, trong thời gian tới, thị trường có thể kỳ vọng vào việc Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 về chiến tranh thương mại diễn ra giữa 2 quốc gia này vào ngày 15/1/2020 (theo giờ địa phương). Mặc dù vậy, việc hợp đổng tương lai tháng 1 đáo hạn vào thứ 5 tuần này nhiều khả năng vẫn sẽ tạo ra những biến động tương đối mạnh đối với diễn biến thị trường.
Theo Dân trí
Nhóm tư nhân chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của 20 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường
Tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, tương đương 52 tỷ USD.
Ảnh minh họa.
Tính đến hết tháng 8/2019, toàn thị trường có 29 doanh nghiệp có vốn hóa trên 1 tỷ USD (~23.000 tỷ đồng) trong đó, tạm tính theo thị giá cổ phiếu thời điểm kết thúc ngày 30/8, vốn hóa của 20 doanh nghiệp dẫn đầu đều vượt trên 50.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Tổng giá trị vốn hóa thị trường của nhóm 20 doanh nghiệp này thời điểm cuối tháng 8 lên đến 2.737.085 tỷ đồng, tương đương 119 tỷ USD.
Trong đó, tổng giá trị vốn hóa của các doanh nghiệp tư nhân (không có cổ đông có yếu tố Nhà nước) bao gồm VIC, VHM, MSN, VRE, TCB, VJC, HPG, NVL, MWG đạt 1.193.016 tỷ đồng, chiếm 44% tổng giá trị vốn hóa của nhóm này.
20 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường tính đến thời điểm cuối tháng 8/2019
Vingroup (mã VIC) tiếp tục là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường với 413.223 tỷ đồng, tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm nhờ diễn biến tích cực của cổ phiếu VIC trên thị trường. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 8, cổ phiếu VIC dừng ở mức 123.500 đồng/cổ phiếu, tăng 30% so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của năm 2018.
Nhìn xa hơn, những doanh nghiệp tư nhân niêm yết từ khá sớm như Vingroup, Masan Group (mã MSN) hay Hòa Phát (mã HPG) đều có những bước tiến dài về vốn hóa trong vài năm trở lại đây.
Điển hình như Vingroup, cách đây khoảng 2 năm, vốn hóa của doanh nghiệp này mới chỉ quanh mức xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, chỉ tương đương 27% hiện nay. Cùng tời điểm đó, vốn hóa của Masan Group chỉ tương đương một nửa so với hiện tại trong khi vốn hóa của Hòa Phát còn chưa đến 43.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân"mới nổi" như Vinhomes (mã VHM), Vincom Retail (mã VRE), Techcombank (mã TCB), Vietjet Air (mã VJC) hay Masan Consumer (mã MCH) cũng nhanh chóng chen chân vào danh sách những doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường dù mới lên sàn trong giai đoạn 2017 - 2018.
Đối với nhóm doanh nghiệp có yếu tố Nhà nước, dẫn đầu về vốn hóa vẫn là những cái tên quen thuộc như Vietcombank (mã VCB), PVGas (mã GAS), Vinamilk (mã VNM), Cảng Hàng không (mã ACV), Sabeco (mã SAB), đều có vốn hóa trên 150.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng vốn hóa nhanh nhất kể từ đầu năm 2019 là Viettel Global (mã VGI) với mức tăng 168% lên 80.553 tỷ đồng.
Thực tế, giá trị vốn hoá thị trường phản ánh giá cổ phiếu của một công ty, trong khi giá này có thể thay đổi theo kì vọng của các nhà đầu tư. Giá trị này có thể biến động do một số nguyên nhân khác ngoài kết quả hoạt động kinh doanh như việc mua lại một doanh nghiệp khác, bán bớt một số bộ phận của tập đoàn, hay mua lại chính cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán...
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Chứng khoán ngày 15/1: Thanh khoản dần cạn kiệt Thanh khoản yếu mang tính chu kỳ đang là yếu tố chính kìm hãm thị trường vượt qua 970 điểm. Sau phiên giảm đầu tuần, chứng khoán trong nước trở lại sắc xanh trong phần lớn thời gian giao dịch. Khối ngoại có phiên mua ròng khá mạnh khi dòng tiền tập trung vào CTG, qua đó trở thành lực cầu cùng những...