Peru: cháy trung tâm cai nghiện, 14 người chết
Một đám cháy xảy ra chiều 5-5 (giờ VN) tại một trung tâm cai nghiện ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru khiến 14 người thiệt mạng. Chỉ có một người sống sót nhờ nhảy từ tầng hai xuống.
Nhà chức trách đứng bên ngoài trung tâm Sacred Heart of Jesus đã bị cháy đen – Ảnh: AP
Theo AP, lửa bùng phát tại trung tâm cai nghiện Sacred Heart of Jesus lúc 4g sáng 5-5 giờ địa phương (4g chiều giờ VN). Các nhân viên cứu hộ đã rất khó khăn mới vào được bên trong do các cửa trung tâm đều bị khóa, còn các cửa sổ bị chặn.
Giám đốc Sở cứu hỏa Fernando Campos nói các nhân viên cứu hỏa đã phải dùng dụng cụ chuyên dụng để phá cửa. Hiện chưa rõ nguyên nhân gây cháy.
Người duy nhất sống sót, Luis Zevallos, 39 tuổi, cho biết một số cửa sổ tầng hai trung tâm không bị chặn nên anh nhảy được xuống đất. Những người khác không dám nhảy nên thiệt mạng.
Trước đó hôm 28-1, một đám cháy tương tự xảy ra ở trung tâm cai nghiện Christ is Love ở Lima cũng khiến 29 người thiệt mạng.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 5-5, tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, một vụ sập nhà đã làm 4 người chết và 6 người bị thương. Công an hiện đang điều tra nguyên nhân tai nạn, nhưng theo thông tin ban đầu, nhà sập có thể do chất lượng kém.
Tân Hoa xã cho biết ngôi nhà này xây không phép, và nó bị sập lúc xây chưa xong.
Theo Tuổi Trẻ
Tới ngôi làng đông người nghiện nhất Ấn Độ
Việc tìm mua ma tuý ở Punjab không bao giờ khó khăn mà ngược lại, nó rất dễ dàng bởi có 20-25 gia đình bán ma tuý trong một ngôi làng nhỏ.
Bang Punjab của Ấn Độ là quê hương của loại nhạc Bhangra nổi tiếng, của những ngôi chùa vàng và những chiếc khăn đầy màu sắc.
Đây là bang nằm ở tây bắc Ấn Độ và đời sống người dân đã thịnh vượng hơn trong nhiều năm qua. Punjab là một trong những nơi có tỷ lệ đói nghèo thấp nhất cả nước, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào và cơ sở hạ tầng khá.
Thế nhưng Punjab đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng của chính mình, đó là quá đông người dân nghiện ma túy.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy, Ấn Độ là nơi tiêu thụ heroin lớn nhất ở Nam Á.
Một người nghiện ma tuý có tên Inderjeet Singh thẳng thắn thừa nhận, ít nhất một nửa số học sinh trong trường học dùng đến ma tuý.
Năm 16 tuổi, cậu bé đã dùng đến 10 liều trong một ngày. "Lúc đó, tôi cảm thấy như đang bay ở trên trời, cảm thấy mình như một vị vua của cả thế giới" - Singh cho biết.
Đến khi 20 tuổi, Singh phải vào trại cai nghiện ma túy. Ở đó, anh đã cầu nguyện, tập yoga và học làm nến để cố gắng từ bỏ thói quen xấu.
Tại trung tâm cai nghiện cũng có một người đàn ông khác cùng tên Inderjeet Singh. Anh từng nghiện đến nỗi nếu không dùng ít nhất một lần trong một ngày thì rất dễ "động chân tay".
Việc tìm mua ma tuý ở Punjab không bao giờ khó khăn mà ngược lại, nó rất dễ dàng.
"Chúng tôi có thể được mua bất cứ lúc nào từ bất cứ nơi nào" - Inderjeet Singh cho biết - "Ở đây có 20 đến 25 gia đình bán thuốc trong một ngôi làng. Cứ 5 gram heroin có giá khoảng 20 USD".
Những người ở trung tâm cai nghiện đang luyện tập yoga.
Năm 2011, trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho thấy, Ấn Độ là nơi tiêu thụ heroin lớn nhất ở Nam Á. Một trong những nguyên nhân là do nước này có dân số lớn nhất trong khu vực tính đến hiện nay.
Tuy nhiên, một điều mà báo cáo này chưa đề cập đến, đó là Ấn Độ chỉ là một điểm trung gian của việc vận chuyển thuốc giữa Afghanistan và Pakistan.
Một số quan chức nhà nước ước tính hơn 50% dân số trong độ tuổi 18 đến 35 đang sử dụng ma túy bất hợp pháp.
Tình trạng này là một nỗi lo ngại lớn với chính quyền. Theo thống kê, cứ 8 phút lại có một người tử vong vì ma tuý.
Chỉ riêng bang Punjab đã có tới 63 trung tâm cai nghiện mà vẫn không xoay chuyển được tình hình. Người ta lo ngại, cả một thế hệ sẽ bị cuốn vào mê cung khủng khiếp của ma tuý, của những con số tử vong nếu các biện pháp không được thực hiện triệt để.
Theo Giáo Dục VN
Kêu gọi điều tra trại cai nghiện ở Peru Các nhóm hoạt động xã hội Peru vừa yêu cầu chính phủ điều tra về độ an toàn và giấy phép của hơn 200 trại cai nghiện sau vụ hỏa hoạn ở thủ đô Lima ngày 28.1, khiến 27 người chết. "Ở Peru, có hơn 260 trại cai nghiện, nhưng chỉ có 20% được cấp phép và có nhân viên được đào tạo...