PCA: Trung Quốc ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò”
Mới đây trên trang Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực ( PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”. Tuyên bố đòi quyền lịch sử dựa trên “đường lưỡi bò” của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc.
Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài thuộc PCA cũng kết luận không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc.
Cũng theo Tòa Trọng Tài cho rằng, Trung Quốc ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò” hay còn gọi là “đường 9 đoạn”, đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Tòa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines, StraitsTimes dẫn phán quyết của tòa.
Tòa Trọng tài Thường trực
Trước đây, Trung Quốc đã đứng ngoài vụ kiện của Philippines.
Trung Quốc từng khẳng định Tòa Trọng tài không có quyền phán xử vụ này hoặc nếu cứ lập đàn tố tụng thì mọi kết quả đều vô giá trị. Như một sự nhất quán, ông Bộ trưởng Ngoại giao nước này mới đây gọi vụ kiện là một “trò hề” và yêu cầu “cần chấm dứt ngay”.
Một người tiền nhiệm của ông, trong vai trò dẫn dắt một hội thảo còn tuyên bố, “các phán quyết cũng chỉ là một tờ giấy bỏ” mà thôi. Logic của lập trường này tất phải cho ra một thái độ dửng dưng, hoặc khoanh tay đứng nhìn hoặc bỏ đi chỗ khác chơi.
Phán quyết này sẽ nghiêng về bên thưa kiện. Tận dụng mọi diễn đàn, mọi cơ hội, người ta đề cập đến vụ kiện với tất cả sự phủ định có thể. Thậm chí, một cuộc dàn binh diễn trận thị uy ngay trước giờ G trên một khu vực trọng yếu ở Biển Đông.
Tất cả những điều đó chứng minh điều ngược lại. Trung Quốc rất quan tâm đến tiến trình cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài Liên hiệp quốc.
Theo như Bill Hayton nhà nghiên cứu nhận định, dư luận quốc tế nên bỏ qua những lời nói (sáo rỗng, thuộc lòng) từ phía Trung Quốc. Bộ máy cầm quyền tại nước này sẽ cảm thấy mất mặt và cần có một lối thoát trong danh dự.
Muốn gây sức ép
Tại sao? Khó có thể nhận định, bằng tất cả sự phản ứng quyết liệt của mình, Trung Quốc muốn gây sức ép lên năm vị thẩm phán Tòa Trọng tài.
Nhưng dù là nước lớn, Trung Quốc cũng không thể một mình chống đỡ cả thế gian. Và một điều rất quan trọng khác là họ cần trấn an, cần giải thích, cần hướng dẫn dư luận cho cả tỉ thần dân trong nước.
Từ cách thức phản ứng của Trung Quốc, nhiều nhà quan sát đã đưa ra dự báo về những kịch bản có thể, một khi có phán quyết chính thức của Tòa Trọng tài.
Tuy nhiên trong vấn đề này, có lẽ nên tìm đến một sự nhìn nhận bình tĩnh. Phản ứng như những ngày qua của Trung Quốc mang tính nhất thời, vì những mục đích cụ thể.
Còn phản ứng trước phán quyết của Tòa Trọng tài sẽ mang tính chiến lược, có tác động lâu dài đến vị trí của Trung Quốc và quan hệ quốc tế mà quốc gia này theo đuổi.
Video đang HOT
Một quốc gia tuyên bố trỗi dậy trong hòa bình, một quốc gia đang nổi lên với tất cả sức mạnh của mình, một quốc gia không dấu giếm tham vọng được nhìn nhận như một siêu cường chia sẻ vai trò lãnh đạo thế giới sẽ biết cần phải phản ứng như thế nào để không những không bị chê cười mà vẫn dành đủ đất trống cho cuộc chơi.
Trung Quốc sẽ rút ra khỏi Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Chưa phê chuẩn (như Mỹ) là một việc, còn rút khỏi Công ước lại là một việc hoàn toàn khác.
Chưa nói Trung Quốc đã tham gia rất cẩn thận và chi tiết (dường như tiên lượng trước tương lai?) trong quá trình hoàn chỉnh Công ước này.
Việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) cũng vậy, chưa đề cập phản ứng quốc tế, mà ngay việc xác định tính pháp lý của phạm vi khu vực nhận diện và quản lý nó cũng không hề là một công việc dễ dàng. Trung Quốc sẽ phải cân nhắc giữa được và mất.
Thái độ Philippines
Thái độ và ứng xử của Philippines trước ngày phán quyết là có thể hiểu và chấp nhận được. Tổng thống mới của nước này, ông Duterte chọn cách im lặng trước lời kêu gọi của Trung Quốc gạt bỏ vụ kiện để bắt đầu đàm phán giữa hai nước về các tranh chấp ở Biển Đông.
Những tuyên bố của Tổng thống cho thấy, ông tỏ ra khá mềm dẻo, chấp nhận đàm phán, nhưng là trên cơ sở những gì mà Philippines nhận được qua phán quyết của Tòa Trọng tài. Cũng là trên cơ sở những gì là di sản của Aquino để lại.
Vấn đề Biển Đông không phải là tranh chấp giữa Asean và Trung Quốc, nhưng rõ ràng là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực, một trong ba trụ cột mà ASEAN tuyên bố trong ngày ra mắt Cộng đồng kinh tế của mình (AEC), 22/11/2015.
Đề cập đến khả năng Trung Quốc có thể lập ADIZ trên Biển Đông, một giáo sư từ Học viện Hành chính công Đại học Quốc gia Singapone cho rằng, khả năng ấy sẽ đến rõ nhất với quần đảo Hoàng Sa vì nơi này không có tranh chấp và nằm dưới quyền kiểm soát thực tế của Trung Quốc nên cả Asean và các nước lớn sẽ không thể có phản ứng gì?
T.H
Theo NTD
Chuyên gia Việt Nam phân tích nội dung Philippines kiện Trung Quốc
Hồ sơ do Philippines đệ trình Tòa Trọng tài Thường trực gồm 15 nội dung, nhưng chỉ có 7 nội dung thuộc thẩm quyền của PCA
Tại cuộc tọa đàm do báo điện tử VOV thực hiện chiều 11/7, 2 vị khách mời là Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, và Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao, Học viện Ngoại giao, đã phân tích các nội dung trong hồ sơ Philippines kiện Trung Quốc lên Tòa Thường trực Trọng tài Quốc tế.
Là một người nghiên cứu luật lâu năm, bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao, lưu ý, phán quyết của Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 sẽ không giải quyết 2 vấn đề là chủ quyền và phân định biển. Điều này có nghĩa là Tòa sẽ không đưa ra quyết định rằng các thực thể ở Biển Đông là thuộc quốc gia nào cũng như không phận định các vùng biển chồng lấn.
bà Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Ngoại giao, Học viện Ngoại giao
Trong thông báo của Tòa về thời điểm đưa ra phán quyết Tòa cũng nhấn mạnh hai điểm nói trên nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc muốn xuyên tạc và phủ nhận phán quyết của Tòa.
Quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông
Bà Phạm Lan Dung dự đoán, phán quyết của Tòa sẽ liên quan đến qui chế pháp lý của các thực thể ở Biển Đông. Theo đó, Tòa sẽ đưa ra quyết định xác định là các thực thể mà Philippines nêu trong đơn kiện là đảo hay là đá hay bãi lúc nổi lúc chìm.
Việc Philippines nêu ra trong đơn kiện về vấn đề này là nhằm làm rõ các vùng biển được xác định từ các thực thể này trên cơ sở đó hạn chế các vùng biển chồng lấn và giảm thiểu khả năng leo thang tranh chấp giữa các nước có liên quan trong khu vực.
Theo bà Phạm Lan Dung, việc Tòa xác định quy chế pháp lý của các thực thể được coi là một thành công lớn của Luật quốc tế và Luật Biển quốc tế bởi từ trước đến nay đã có rất nhiều vụ kiện mà các bên nêu ra yêu cầu xác định quy chế pháp lý của các thực thể nhưng chưa có một tòa án nào trả lời trực tiếp câu hỏi đó.
Bà Phạm Lan Dung dự đoán, Tòa PCA sẽ trả lời trực diện câu hỏi nêu trên. Trong đơn kiện của Philippines cũng đề cập đến 2 thực thể là bãi Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây mà theo bà Phạm Lan Dung dự đoán PCA nhiều khả năng sẽ ra phán quyết là bãi lúc nổi lúc chìm. Ngoài ra, Philippines cũng yêu cầu PCA phải xác định 2 thực thể này nằm trong thềm lục địa của Philippines.
Một phiên tranh trụng tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế ở La Hay, Hà Lan (Ảnh: PCA)
Đường 9 đoạn- yêu sách quá mức và vấn đề cực kỳ phức tạp
Liên quan đến "đường lưỡi bò", bà Phạm Lan Dung cho rằng, đây là vấn đề cực kỳ phức tạp. Theo dự đoán ban đầu của bà Phạm Lan Dung, nhiều khả năng Tòa sẽ đưa ra phán quyết rằng, yêu sách "đường lưỡi bò"- với nghĩa là yêu sách về các vùng biển- không phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Tuy nhiên, việc Tòa có thể mở rộng hơn nữa phán quyết của mình và phủ nhận "đường lưỡi bò" ở các khía cạnh khác hay không vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ.
Theo bà Phạm Lan Dung, yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc được các học giả trên thế giới nghiên cứu rất kỹ lưỡng và coi như là một trong những yêu sách quá mức.
Nghiên cứu của Bộ Ngoại giao Mỹ được công bố vào cuối năm 2015 cho thấy, đến thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa thể làm rõ Trung Quốc muốn yêu sách gì thông qua "đường lưỡi bò". Tất cả những gì Trung Quốc đề cập đến "đường lưỡi bò" là hết sức mập mờ.
Tuy nhiên, các học giả đã nghiên cứu từ nhiều góc độ và đi đến kết luận, bất kể yêu sách "đường 9 đoạn" là yêu sách về vùng biển, về chủ quyền hay về đường qui thuộc biển... đều không phù hợp với các quy định của UNCLOS.
Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định, kể cả khi mở rộng ra và áp dụng luật quốc tế nói chung, cũng sẽ không có cơ sở pháp lý và thực tiễn nào để Trung Quốc đưa ra yêu sách phi lý như "đường 9 đoạn".
Bà Phạm Lan Dung cho rằng, phán quyết của PCA ngày 12/7 sẽ có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình tranh chấp ở Biển Đông nói riêng và luật quốc tế nói chung. Tuy nhiên, bà Phạm Lan Dung cũng đề cập đến khả năng PCA từ chối không đưa ra phán quyết về vấn đề này bởi cho đến nay, PCA vẫn chưa quyết định Tòa có thẩm quyền ra phán quyết về "đường 9 đoạn" hay chưa.
Dù khả năng này là rất thấp nhưng nếu PCA đi theo hướng này dù vì bất kỳ lý do gì thì đây cũng là một thất bại rất lớn của luật quốc tế, Luật Biển và cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ tại cuộc Tọa đàm.
Cùng chung quan điểm này, Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng, vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông là vấn đề rất phức tạp nhất là trong bối cảnh Trung Quốc cố tình đưa ra rất nhiều thông tin gây nhiễu và đánh lạc hướng dư luận.
Ba nhóm nội dung trong Hồ sơ vụ kiện
Tiến sĩ Trần Công Trục nói rõ, trong đơn kiện của mình, Philippines nêu ra 15 vấn đề đề nghị Hội đồng Trọng tài của PCA phán xử. Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, PCA nhận thấy có một số điểm thuộc thẩm quyền xét xử của mình đối với đơn kiện đơn phương của Philippines.
PCA cũng ra thông cáo báo chí khẳng định, Tòa Trọng tài theo phụ lục 7 của UNCLOS có thẩm quyền xem xét 7 trong số 15 vấn đề mà Philippines nêu ra. 8 nội dung khác liên quan đến vấn đề chủ quyền, quyền thụ đắc lãnh thổ hay vùng chồng lấn và phân định biển sẽ không được PCA thụ lý.
Từ đó, theo ông Trần Công Trục, có thể quy ra 3 nhóm vấn đề chính liên quan đến phán quyết sắp tới của PCA:
1. Philippines yêu cầu PCA bác cơ sở pháp lý của yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Khi đưa ra yêu sách này, Trung Quốc thường xuyên nói rằng, họ có chủ quyền lịch sử trong khu vực nằm trong phạm vi "đường lưỡi bò".
Tuy nhiên, Philippines nêu rõ, điều này không nằm trong điều 9 của UNCLOS nên cách lý giải của Trung Quốc là cách áp dụng và giải thích sai UNCLOS. Chính vì thế, Philippines yêu cầu Tòa phán xét và bác bỏ cơ sở pháp lý của "đường 9 đoạn".
2. Philippines đề nghị Tòa xem xét một số thực thể hiện đang bị Trung Quốc cải tạo thành đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự phi pháp trên đó cũng như bãi cạn Scarborough và một số bãi cạn khác nằm trong quần đảo Trường Sa là đảo theo đúng điều 111 của UNCLOS hay không hay chỉ là đá và bãi cạn lúc nổi lúc chìm hoặc hoàn toàn chìm dưới mặt nước.
Điều này liên quan trực tiếp đến hiệu lực xác định vùng biển của các thực thể đó. Nếu đó là đảo nhưng quá nhỏ bé và không thích hợp cho người ở và không có đời sống kinh tế riêng thì các thực thể này sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý. Ngược lại thì các thực thể này có thể được phép thiết lập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý.
Trong trường hợp các thực thể đó không phải là đảo mà chỉ là các bãi cạn nửa nổi nửa chìm hay là đá, các thực thể này sẽ không có giá trị trong việc xác định vùng biển của các thực thể đó.
Nếu các thực thể này nằm trong khu vực 12 hải lý cách các đảo theo đúng định nghĩa của UNCLOS thì các thực thể này có thể trở thành một điểm để tính lãnh hải 12 hải lý hoặc thậm chí là các vùng khác nữa.
Tuy nhiên, nếu các thực thể này nằm ngoài phạm vi đó thì sẽ không có giá trị để tính lãnh hải 12 hải lý nữa. Dù có bên nào xây dựng các công trình nhân tạo trên các thực thể đó thì cũng chỉ được tính khu vực 500m bao quanh các thực thể đó. Chính vì thế, Philippines muốn Tòa phân biệt rõ các thực thể nói trên.
3. Philippines yêu cầu Tòa bác bỏ hành vi ngăn cản người Philippines- kể cả các lực lượng thực thi pháp luật- thực thi quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mà theo UNCLOS Philippines có chủ quyền.
Ngoài ra, Philippines cũng muốn Tòa lên án hành vi cải tạo, phá hoại môi trường biển, khai thác một cách quá mức ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của các sinh vật biển.
Đây là 3 nhóm vấn đề chính được trông đợi nhất trong phán quyết của PCA ngày 12/7.
Theo VOV
Indonesia tăng cường bảo vệ Natuna trước thềm phán quyết của PCA Indonesia tăng cường khai thác khí đốt, dầu mỏ, triển khai ngư dân, xây cảng, đường băng ở quần đảo Natuna, đề phòng Trung Quốc thôn tính quần đảo này trước thềm Tòa trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) sẽ công bố phán quyết vào...