PC1 có thể lãi quý IV/2018 khoảng 37 tỷ đồng
Theo ước tính từ ban lãnh đạo CTCP Xây lắp điện 1 (PC1), doanh thu năm 2018 đạt khoảng 5.192 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 466 tỷ đồng.
Được biết, kết quả đã thực hiện được trong 3 quý đầu năm 2018 của PC1 là doanh thu 3.578 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 429 tỷ đồng. Như vậy theo tính toán, quý IV/2018, Công ty có thể ghi nhận doanh thu khoảng 1.614 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế sẽ khoảng 37 tỷ đồng.
Năm 2019, Công ty dự kiến sẽ trình lên ĐHĐCĐ kế hoạch doanh thu hơn 6.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 430 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng doanh thu xây lắp sẽ đóng góp 55%, tương ứng doanh thu 3.500 tỷ đồng và sẽ có gần 2.800 tỷ đồng từ hợp đồng đã ký năm 2018. Mảng sản xuất công nghiệp cũng sẽ có các hợp đồng được chuyển tiếp và dự kiến đóng góp 17%. Mảng thủy điện dự kiến đóng góp 10%.
Video đang HOT
Về biên lợi nhuận ròng, trong giai đoạn 2019-2020, mục tiêu mảng xây lắp điện sẽ đạt 4,5-5%, mảng sản xuất công nghiệp là 4%, bất động sản là 15% và thủy điện là 30%.
Công ty hiện chưa có kế hoạch tăng vốn trong năm 2019 do dòng tiền theo tính toán vẫn đủ khả năng đáp ứng các dự nhỏ như dự án Sông Nhiệm quy mô 60 MW mới thực hiện gần đây, hay các dự án thủy điện, điện gió quy mô khoảng 30 MW. Trong trường hợp tìm được các dự án quy mô lớn, hiệu quả cao, Công ty sẽ xem xét xin ý kiến cổ đông tăng vốn.
Bộ phận tài chính của Công ty cho biết PC1 có đủ khả năng chi trả cổ tức 5% tiền mặt và 20% cổ phiếu. Đây là phương án đang được ban lãnh đạo xem xét và có thể trình lên ĐHĐCĐ thường niên 2019 tới đây.
MAI HƯƠNG
Theo Trí Thức Trẻ
TP.HCM: Bứt phá từ 7 nhóm sản phẩm
Sau một thời gian dài loay hoay với câu hỏi "đâu là sản phẩm chủ lực", việc TP.HCM công bố 7 nhóm sản phẩm chính được xem là động lực mới để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp thành phố phát triển bền vững.
Trước đó, lãnh đạo TP.HCM đã liên tục có nhiều buổi làm việc với các sở, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn; đồng thời cũng yêu cầu các đơn vị sớm chỉ ra đâu là những sản phẩm chủ lực của địa phương mình.
Động lực cho doanh nghiệp
Bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM kể, thành phố đã từng thực hiện chương trình chủ lực nhưng bị gián đoạn trong thời gian qua khiến doanh nghiệp không mặn mà.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM tham quan các nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố. Ảnh: N.V
Trước năm 2015, thành phố chọn ra 15 sản phẩm chủ lực, đến nay có những sản phẩm không còn tồn tại do áp lực cạnh tranh trên thị trường. Theo Sở Công Thương TP.HCM, thời gian qua công nghiệp thành phố đã có những bước phát triển đáng kể. Giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp ước tăng 7,52%; đóng góp 1,49 điểm phần trăm trong mức tăng chung 8,25% GRDP của thành phố. Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP năm 2017 ước tăng 7,9% so với năm 2016. IIP 9 tháng năm 2018 ước tăng 7,89% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất trong những năm gần đây, đóng góp quan trọng vào kinh tế chung.
Tuy nhiên, công nghiệp thành phố vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và dư địa. Ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, với mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế của khu vực, đòi hỏi việc phát triển kinh tế ở mức cao nên việc xác định sản phẩm chủ lực của thành phố là rất quan trọng.
Vẫn cần nhiều chính sách hỗ trợ
Để hỗ trợ nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố phát triển, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và làm động lực cho toàn ngành, Sở Công Thương đã tham mưu UBND thành phố tập trung vào 5 nhóm chính sách lớn với nhiều điểm mới. Về vốn, Nghị quyết 16 ban hành đầu tháng 10 quy định vốn kích cầu cho doanh nghiệp hỗ trợ lãi vay đầu tư nhà xưởng, công nghệ mới với thời gian hỗ trợ 7 năm; mức vốn hỗ trợ tối đa cho một dự án lên đến 200 tỷ đồng.
Về mặt bằng, thời gian tới thành phố sẽ tạo quỹ đất công nghiệp để thu hút kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư như hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành. Ưu tiên bố trí mặt bằng để đầu tư mở rộng các nhóm sản phẩm CNCL với giá thuê đất phù hơp.
Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khi đào tạo xong thường bị "chảy máu chất xám" sang các doanh nghiệp FDI. Nhu cầu đào tạo nhân lực ở các doanh nghiệp rất lớn.
Theo ông Kiên, trước đây phải chờ sở ngành, trường nghề mở lớp rồi doanh nghiệp mới đăng ký học. Chính sách mới sẽ thay đổi lại. Doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo thì các sở ngành sẽ tổ chức lớp theo yêu cầu của doanh nghiệp, chứ không đợi tập trung số lượng mới dạy.
Cuối cùng, thành phố sẽ đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu các doanh nghiệp.
Theo Danviet
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 3 năm nay Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 19/10 công bố số liệu chính thức cho thấy trong quý 3/2018, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng thấp hơn dự đoán và chỉ tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2017, mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Vận chuyển hàng hóa tại...