Panasonic chuyển dây chuyền sản xuất đồ gia dụng từ Thái Lan sang Việt Nam?
Nikkei đưa tin Panasonic sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất thiết bị gia dụng lớn tại Thái Lan vào mùa thu này và chuyển sang Việt Nam để đạt hiệu quả cao hơn.
Nhà máy Thái Lan sẽ dừng sản xuất máy giặt vào tháng 9 và tủ lạnh vào tháng 10. Bản thân nhà máy đóng cửa vào tháng 3/2021. Trung tâm nghiên cứu và phát triển gần đó cũng bị đóng. Khoảng 800 nhân viên đang làm việc tại đây sẽ nghỉ việc nhưng được hỗ trợ tìm vị trí khác trong tập đoàn.
Chuyển sang Việt Nam, Panasonic muốn cắt giảm chi phí thông qua củng cố việc thu mua linh kiện. Nhà máy nằm ở ngoại ô Hà Nội và là trung tâm sản xuất tủ lạnh, máy giặt lớn nhất Đông Nam Á của Panasonic.
Nikkei nhận định động thái phản ánh giai đoạn mới trong sản xuất tại Đông Nam Á. Từ những năm 1970, các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản chuyển việc sản xuất trong nước sang Singapore và Malaysia vì đồng yên tăng giá nhanh chóng do chuyển sang tỉ giá hối đoái thả nổi, làm ảnh hưởng tới cạnh tranh về giá.
Sau đó, việc sản xuất lại chuyển sang các nước như Thái Lan do lương của người lao động Singapore quá đắt. Hiện tại, họ tìm đến những địa điểm rẻ hơn, đồng thời muốn khai thác nhu cầu tiềm năng đối với máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng tại các quốc gia đông dân của khu vực như Indonesia, Philippines, Việt Nam.
Panasonic sản xuất thiết bị gia dụng cỡ lớn tại Thái Lan từ năm 1979. Tổng sản lượng không giảm do thay đổi này. Theo Nikkei, công ty hiện tuyển khoảng 8.000 lao động tại Việt Nam. Ngoài thiết bị lớn, các nhà máy địa phương còn sản xuất tivi, điện thoại không dây, thiết bị thanh toán thẻ, thiết bị công nghiệp.
Panasonic đang trong quá trình tái cấu trúc với mục tiêu giảm khoảng 100 tỷ yên chi phí trước tháng 3/2020. Hãng cũng cân nhắc thay đổi trong sản xuất đồ gia dụng.
Bộ sưu tập cassette cũ trị giá gần 300 triệu đồng của tay chơi Hà Nam
Đa số máy cassette mà tay chơi này sở hữu đều có nguồn gốc từ Nhật Bản, gồm các thương hiệu "có số má" như National, Panasonic, JVC, Sony, Toshiba, Sharp...
Đài cassette (boombox) món đồ thể hiện "chất chơi" của chủ nhân trong những thập niên 80, 90 thế kỷ trước, giờ đây thú chơi này lại trỗi dậy mạnh mẽ.
Trên mạng xã hội, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp người ta đăng tải hình ảnh những chiếc TV, điện thoại, quạt, radio, cassette cổ có giá trị lên tới cả chục triệu đồng. Tuy nhiên, từ một người sở hữu đồ cổ tới tay chơi đồ cổ là cả một chặng đường gian nan.
Hồi sinh món đồ công nghệ tưởng như đã bị lãng quên
Video đang HOT
Khoảng từ 3-4 năm trở lại đây, một số hội chơi radio, cassette được thành lập trên mạng xã hội đã làm sống lại món đồ từ những năm của thập niên 70 tưởng như bị quên lãng.
Chia sẻ với phóng viên , Linh - một "dân chơi" sưu tập cassette cổ tại Hà Nam cho biết đã đến với thú vui này được 6-7 năm, và từng trên tay cả trăm mẫu đài radio, cassette khác nhau. Hầu hết đều là các thương hiệu Nhật Bản: National, Panasonic, JVC, Sony, Toshiba, Sharp...
Bộ sưu tập của Linh đã ít hơn đáng kể so với trước đây, do những lần chuyển nhà, nhưng hiện vẫn còn khoảng 100 chiếc đài cassette, với tổng trị giá khoảng 300 triệu đồng. Con số này chưa phải nhiều nhất tại Việt Nam, nhưng không còn nhiều người chơi như anh Linh, có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Trong bộ sưu tập của Linh có một số chiếc được giới thiệu là "độc" nhất Việt Nam, như National Panasonic RF-1300 Rhythm Machine sản xuất từ năm 1975. Giá trị của chiếc cassette này ước tính lên tới cả chục triệu đồng nếu được bảo quản trong điều kiện tốt.
Chiếc National Panasonic RF-1300 Rhythm Machine được cho là "độc nhất" tại Việt Nam.
Chiếc cassette Victor M-77 có giá trị xấp xỉ từ 5-6 triệu đồng.
Ngoài hoạt động trao đổi, mua bán trên mạng, Linh vẫn thường tổ chức gặp mặt để cùng học hỏi kinh nghiệm bảo quản, sửa chữa radio với những người bạn chung sở thích. Tay chơi này cũng là chủ của một fanpage với hơn 7.000 thành viên trên Facebook, đều là những người yêu thích radio, cassette.
Người không chuyên dễ mua phải cassette "nhái"
Cassette vốn được sản xuất tại Nhật, tuy nhiên do xuất đi nhiều nơi trên thế giới nên nguồn hàng rất phong phú và đa dạng. Chất lượng vì thế cũng có sự khác biệt rất lớn, và ảnh hưởng tới giá trị của sản phẩm.
Ví dụ, những tay chơi chuyên nghiệp sẽ tìm nguồn nhập tại Mỹ, Nhật với chất lượng đảm bảo, còn những người "chơi cho vui" hoặc bán chuyên thường sẽ mua phải hàng Trung Quốc được làm nhái nhưng độ bền kém xa.
Chơi cassette là phải kiêm luôn... thợ sửa vì thiết bị rất dễ trục trặc, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu ẩm thấp tại Việt Nam.
"Mình đã gặp nhiều người thích chơi cassette nhưng người đam mê sâu về món đồ này thì không nhiều. Thậm chí, có những bác đã lớn tuổi, thấy người khác chơi thì mình cũng chơi, nhưng cũng không thể đi sâu vào như dân chuyên", Linh cho biết.
Cũng có rất nhiều người sưu tầm theo kiểu "thấy thích thì bê về nhà" đặt trang trí. Đa số những người thuộc nhóm này sẽ lựa các dòng mới tinh, thiết kế đẹp, mà không quan tâm nhiều tới chất lượng bên trong, vì chủ yếu chỉ để trưng bày.
Trong khi đó, một dân chuyên về đài cassette có rất nhiều yếu tố để đánh giá, lựa chọn, ví dụ như nguồn gốc của máy, nội thất, nguồn phát (chính là các băng cassette), cho tới các linh kiện như mô-tơ, đầu từ, bánh tỳ trung gian, puly ép dây, dây curoa, dây nguồn...
Người không chuyên dễ mua phải cassette hay các linh kiện cassette "nhái", có xuất xứ từ Trung Quốc.
Riêng băng cassette cũng có rất nhiều loại; từ những loại phổ biến được bày bán tại các cửa hàng âm thanh có giá từ 60 - 100 ngàn đồng, cho tới những loại lên đến cả triệu đồng.
Sự khác biệt giữa các dòng này chủ yếu ở chất lượng âm thanh, khi mà đa số các loại băng cassette hiện nay đều có chất lượng thấp, nguồn thu kém, còn những dòng băng cổ từ thập niên 80-90 thì khó kiếm hơn, nhưng có chất lượng tốt hơn rõ rệt.
Việc sửa chữa đài radio, cassette được cho là vô cùng khó khăn nếu như người chơi không có tay nghề. Do đó, gần như bất cứ ai ham mê thú chơi cassette cũng phải nắm được "kha khá" kiến thức cơ bản về sửa chữa, thay thế linh kiện. Nếu không, tay chơi sẽ gặp rất nhiều khó khăn do bản tính của đài cassette rất dễ hỏng, đặc biệt là tại vùng khí hậu có độ ẩm cao.
Để có bộ sưu tập "khủng" như hiện nay, Linh không những phải cất công săn lùng cả nước, lặn lội sang cả các chợ đồ cũ, mà còn phải thường xuyên dọn dẹp và lau chùi bên trong những chiếc đài Cassette, vì nếu để lâu mà không bảo quản tốt, chúng sẽ rất dễ hỏng.
Có đợt cao điểm, Linh "dọn" sẵn cả trăm chiếc để bán cho khách, nhưng đến mùa nồm ẩm, băng từ vẫn bị dính vào nhau, khiến chất lượng âm thanh bị giảm sút. Để hạn chế điều này, người chơi đài cần chăm chút, lau sạch các bộ phận. Trong đó, đầu từ là chi tiết quan trọng nhất.
Ngoài ra, cũng cần thường xuyên lau chùi bề mặt của máy, chống bám bụi gây hỏng các mạch điện. Phòng phải thoáng khí để đài không bị ẩm mốc, hỏng hóc.
Ngoài nhóm của Linh, hiện nay trên Facebook cũng có nhiều nhóm đang thu hút sự chú ý của giới sưu tầm radio cassette ở nhiều tỉnh thành như Hội Cassette Việt Nam, Tiệm Cassette Lỗi Thời, Hội những người đam mê radio cassette, Hội cassette tapes Việt Nam... Những hội nhóm này đều đang hoạt động rất sôi nổi.
Một số chiếc cassette cổ nằm trong bộ sưu tập gần 300 triệu đồng của tay chơi đến từ Hà Nam:
Panasonic ra mắt công nghệ giải 'bài toán' về chất lượng không khí Đây là công nghệ độc đáo của Panasonic, là các phân tử tích điện có kích thước siêu nhỏ. NanoeTM được chứng minh hiệu quả trong việc khử mùi, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí và sự xuất hiện của các loại vi-rút mới trên toàn cầu gây ra mối đe...