PAN liên tiếp 5 lần đứng trong Top công ty niêm yết tốt nhất
Với nỗ lực đẩy mạnh tăng trưởng hữu cơ và mở rộng chuỗi giá trị, PAN Group vừa tiếp tục được Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam lần thứ 5 liên tiếp.
Sản xuất điều tại Lafooco. Ảnh: PAN
Không chỉ được đánh giá là có nền tảng vững vàng, duy trì kết quả kinh doanh tốt trong năm 2019, PAN Group còn được kỳ vọng có sức bật trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đối diện với nhiều thử thách nhất trong 10 năm qua.
Năm 2020 là năm thứ tám liên tiếp Forbes Việt Nam công bố danh sách “50 công ty niêm yết tốt nhất” trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới chịu tác động mạnh của đại dịch COVID-19. Danh sách đánh dấu sự lên ngôi của nhóm các cổ phiếu phòng thủ hoặc ít chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh như: dược phẩm, xây lắp, hàng tiêu dùng, vật liệu, tài chính… Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Tập đoàn PAN (PAN Group) tiếp tục là đại diện hiếm hoi của ngành nông nghiệp góp mặt trong bảng xếp hạng nhờ chiến lược phát triển bền vững nhất quán.
Để có mặt trong “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất”, Công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như: có lợi nhuận trong năm tài chính 2019, doanh thu và vốn hóa tổi thiểu 500 tỷ đồng. Các công ty con hoạt động phụ thuộc vào công ty mẹ hoặc có vị thế kinh doanh quá thấp sẽ không được xem xét; tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỉ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2015 – 2019; đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp gồm: vị thế của công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng phát triển ngành…
Với chiến lược phát triển bền vững nhất quán, năm 2020 cũng là năm thứ 6 liên tiếp Tập đoàn PAN tiếp tục góp mặt trong top Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam – FAST500. Song song với đó, Tập đoàn còn được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất giai đoạn 2015 – 2019.
Bảng xếp hạng FAST500 được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report. Bên cạnh đó, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế và uy tín doanh nghiệp… cũng là những yếu tố bổ trợ để xác định quy mô cũng như vị thế của doanh nghiệp trong ngành hoạt động.
Video đang HOT
Năm 2019, Tập đoàn PAN đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế hợp nhất lần lượt là 7.813 tỷ đồng và 452 tỷ đồng. Xét riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi, lợi nhuận sau thuế hợp nhất vẫn tăng trưởng 15% trong bối cảnh khó khăn đến với toàn ngành cho thấy, hiệu quả của mô hình phát triển kinh doanh bền vững mà PAN đang theo đuổi. Đây cũng là năm Tập đoàn đẩy mạnh đầu tư các dự án lớn, tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng hữu cơ dựa trên nền tảng mạnh đã có.
Việc Công ty Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN CG) với hơn 145.000 cửa hàng bán lẻ tại 63 tỉnh thành là mảnh ghép quan trọng nhằm dần hoàn thiện chuỗi giá trị theo chiến lược tổng thể “từ nông trại đến bàn ăn”. Điều này góp phần đưa sản phẩm của PAN và các sản phẩm thực phẩm chất lượng cao đến với người tiêu dùng nội địa. Các dự án trên hứa hẹn sẽ mang lại tiềm năng tăng trưởng lớn cho Tập đoàn trong giai đoạn tới.
Vùng nuôi tôm của Tập đoàn. Ảnh: PAN
Năm 2019 là năm đánh dấu hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành như: trung tâm giống rau, hoa tại Lâm Đồng, nhà máy bánh kẹo tại Long An, nhà máy chế biến nông sản Đồng Tháp và vùng nuôi tôm công nghệ cao mở rộng tại Sóc Trăng. Đặc biệt, năm 2019 cũng là năm đánh dấu việc Tập đoàn hoàn thành chuỗi giá trị “Farm – Food – Family” thông qua việc thành lập CTCP Phân phối hàng tiêu dùng PAN (PAN CG) – mảnh ghép quan trọng giúp đưa các sản phẩm đến tay người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Bên cạnh đó, đây cũng là năm PAN chính thức tham gia mảng kinh doanh cà phê bằng việc mua lại 80% cổ phần Công ty cổ phần Cà phê Golden Beans (sở hữu thương hiệu SHIN Cà Phê)…
Đại dịch COVID-19 bùng lên từ cuối tháng 1/2020 đã ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế – xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Lợi thế của PAN là cung cấp sản phẩm đa dạng cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu, thị trường nước ngoài phân bố tương đối đồng đều giữa các châu lục (Nhật Bản – EU – Hoa Kỳ…).
Ngoài ra, việc chủ động được nguồn cung nhờ chuỗi giá trị khép kín giúp sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tuy bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhưng không đình trệ.
Việc liên tục được vinh danh trong các bảng xếp hạng uy tín như VNR500, FAST500… ghi nhận cho những nỗ lực cũng như động lực để Tập đoàn tiếp tục hiện thực sứ mệnh nâng tầm nền nông nghiệp – thực phẩm Việt Nam./.
PAN Group chỉ mua hơn 7 triệu cổ phiếu quỹ, cổ phiếu bật tăng 14% so với đầu năm
Trước đó PAN Group đăng ký mua 21 triệu cổ phiếu quỹ. Số cổ phiếu mua được chỉ đạt hơn 1/3 chỉ tiêu.
CTCP Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) báo cáo đã thực hiện mua 7.215.830 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trong tổng số 21 triệu cổ phiếu đăng ký mua trước đó. Giao dịch thực hiện từ 3/4 đến 29/4/2020. Trước giao dịch này PAN Group chỉ sở hữu 69.000 cổ phiếu quỹ.
Nguyên nhân không mua hết lượng cổ phiếu quỹ đăng ký do biến động giá thị trường không phù hợp.
Giá giao dịch bình quân 22.880 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị hơn 165 tỷ đồng.
PAN Group công bố thông tin mua cổ phiếu quỹ từ giữa tháng 3/2020 - lúc đó cổ phiếu PAN rơi mạnh về vùng đáy của nhiều năm ở mức 17.100 đồng/cổ phiếu - tương ứng mức giảm khoảng 24% so với thời điểm đầu năm.
Ngay sau khi thông tin mua cổ phiếu quỹ được công bố, PAN tăng trở lại và hiện giao dịch quanh mức 25.600 đồng/cổ phiếu, thậm chí còn tăng 14,3% so với thời điểm đầu năm 2020.
Diễn biến giá cổ phiếu PAN trong 1 năm gần đây.
Điểm danh những doanh nghiệp "vớ bẫm" nhờ cổ phiếu quỹ: Hàng nghìn tỷ đồng "tiền tươi thóc thật" sắp đổ vào TTCK sẽ mang lại lợi ích kép? Rất nhiều doanh nghiệp đang sử dụng "lá bùa" cổ phiếu quỹ để bình ổn giá cổ phiếu giai đoạn này. Danh sách mua cổ phiếu quỹ ngày càng dài, tổng tiền mua dự kiến đã lên đến gần 4.000 tỷ Trong những ngày qua, danh sách các doanh nghiệp dự kiến mua cổ phiếu quỹ đang ngày một nối dài ra với...