Pakistan muốn trở thành thành viên chính thức của SCO
Trong một cuộc họp báo diễn ra vào ngày hôm nay (17/7), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết Pakistan mong muốn trở thành một thành viên chính thức của SCO – Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.
SCO hiện tại có 6 nước thành viên là Trung Quốc, Kazakhstan, Kirgizia, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Còn lại Afghanistan, Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan là các nước quan sát viên trong khi Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Sri Lanka là các đối tác đối thoại.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pakistan, Sartaj Aziz cho biết “Pakistan tham gia vào các hoạt động của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải với tư cách quan sát viên. SCO là một diễn đàn để thảo luận về các vấn đề thời sự của chương trình nghị sự khu vực và Pakistan thực sự mong muốn được chính thức kết nạp vào tổ chức trong hội nghị thượng đỉnh SCO sắp tới, dự kiến vào tháng 9 này tại Dushanbe”.
Phương Tây đã từng gọi SCO là NATO của phương Đông. Điều này cho thấy thế giới vẫn đang ở trạng thái đa cực.
Các mục tiêu trọng tâm của nhóm các nước này là chống lại chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan. Giờ đây SCO trở thành liên minh bán chính trị và quân sự. Bắt đầu từ năm 2003, các nước thành viên đã tổ chức các cuộc tập trận chung được đặt tên là “Sứ mạng hòa bình”. Nga, Trung Quốc, Kyrgykistan, Tajikistan và Kazakhstan tham gia diễn tập trên lãnh thổ Kazakhstan.
Video đang HOT
Sau hơn một thập niên hình thành và phát triển theo sáng kiến của Nga và Trung Quốc năm 2001, SCO đang thể hiện vai trò quan trọng cho một kế hoạch lớn hơn tại khu vực dựa trên bốn trụ cột hợp tác chính gồm chính trị, an ninh, kinh tế và nhân văn. Sự lớn mạnh của SCO thời gian qua khiến tổ chức này thành mục tiêu được nhiều nước trong khu vực hướng tới.
Theo ANTD
Chuyên gia an ninh Thái Lan: Quân đội Trung Quốc vẫn còn ở "cấp nhà trẻ" so với Mỹ
Việc Mỹ chỉ trích mạnh chế độ quân sự Thái Lan có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa hai nước, sẽ là cơ hội để Bắc Kinh kết thân với Bangkok, theo chuyên gia an ninh Panitan Wattanayagorn của đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nói với báo Nation ngày 26.6.
Ảnh: Lính Thái dự "Rắn hổ Vàng" trổ tài bắt rắn hổ sống cho lính Mỹ xem
Dù Bắc Kinh và Bangkok ký thỏa thuận hợp tác quân sự hồi hơn 1 năm trước, Trung Quốc (TQ) chỉ thể hiện các động thái tượng trưng, vì chưa tăng đủ thế lực quân sự, ông Panitan nói và nhận định thêm:
Bắc Kinh đã đưa khu trục hạm mang tên lửa đến biển Đông và tổ chức các hoạt động bài Nhật Bản, nhưng TQ sẽ mất ít nhất 20 năm để đuổi kịp Mỹ trong việc trang bị khí tài quân sự: "Khoảng thời gian 20 năm ấy là theo nhận định Mỹ tạm ngưng phát triển vũ khí và quân đội. Hàng năm, TQ chi khoảng 100 tỉ USD để chạy đua vũ trang, trong khi Mỹ chi 700 tỉ USD/năm".
Ông Panitan còn nói lực lượng quân sự hiện đại của TQ vẫn còn ở cấp "nhà trẻ", chưa có kinh nghiệm dày dạn để có thể triển khai hoạt động khỏi biên giới. Họ cũng hiếm khi tham gia tập trận chung với bất kỳ nước nào khác:
"TQ sẽ còn mất nhiều thời gian để có được một lực lượng quân sự đáng kể, nhưng vấn đề là họ sẵn sàng chi tiền và hậu thuẫn chính trị. TQ đã phát tín hiệu rằng họ sẵn sàng tổ chức một thế cân bằng an ninh để chống lại Mỹ".
Ông Panitan tin rằng TQ sẽ tổ chức vài dạng phản đối Thái Lan, nếu Thái Lan phát động một cuộc hợp tác quân sự mới với Mỹ, ngoài "Rắn hổ vàng", cuộc tập trận chung lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương.
Cuộc tập trận chung này do Mỹ - Thái Lan tổ chức hàng năm từ năm 1980, đã tổ chức từ ngày 13.1 đến 21.2 tại căn cứ quân sự Akatosarot ở tỉnh Phitsanulok, với sự tham gia của 8.239 quân nhân của 7 nước gồm: Thái Lan, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc, và Malaysia. TQ lần đầu tiên tham gia khi cử 17 quân y sĩ và thợ máy đến làm quan sát viên.
Úc, Canada, Pháp, Ý, Brunei, Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Mông Cổ và Philippines đã cử các nhóm quân tham gia. Theo báo Nation (Thái Lan) thì Việt Nam, Myanmar, Lào, TQ, Nam Phi, New Zealand, Hà Lan, Ukraine, Nga, Pakistan và Anh cử 11 nhóm quan sát viên.
Trong khi Mỹ đang xem xét khả năng hoãn cuộc tập trận chung hằng năm "Rắn hổ Vàng" tại Thái Lan vào năm 2015, để phản đối cuộc đảo chính quân sự của quân đội Thái Lan, TQ đã phát tín hiệu họ muốn tăng cường quan hệ với Thái Lan.
Ngày 24.6, Mỹ đã "treo" 4,7 triệu USD viện trợ quốc phòng cho Thái Lan do quân đội Thái Lan làm cuộc đảo chính ngày 22.5. Mỹ cũng hủy các cuôc tiếp xúc cấp cao, một số chiến dịch tập trận chung và chương trình đào tạo quân đội - cảnh sát Thái Lan.
Ngay lập tức, Đại sứ TQ Ning Fukui lên tiếng khen ngợi chế độ quân sự Thái Lan, khi gặp tướng không quân Prajin Juntong ngày 25.6, rằng "Hội đồng quốc gia vì hòa bình và trật tự (NCPO) củng cố niềm tin của TQ vào Thái Lan, nhất là mảng hợp tác kinh tế".
Đại sứ Ning còn nói: "Dưới sự lãnh đạo của chủ tịch NCPP Prayuth Chan-ocha và phó chủ tịch Prajin phụ trách mảng kinh tế, thương mại Trung - Thái sẽ được phục hồi nhanh chóng. TQ sẽ đặt tầm quan trọng vào hoạt động thương mại và đầu tư với Thái Lan".
Tướng Prajin nói các lãnh đạo quân sự Thái Lan" sẽ "nỗ lực hết sức" để phản ứng trước các động thái trừng phạt của Mỹ, Úc và EU. Ông còn nói việc không cho Thái Lan dự cuộc tập trận chung là "chẳng có vấn đề gì, vì không quân Thái Lan vẫn thường tập luyện với Singapore, Malaysia và Indonesia".
Mỹ và Úc cùng EU đều đã tăng cường các biện pháp kỷ luật cuộc đảo chính quân sự ở Thái Lan. EU tạm ngưng ký thỏa thuận Đối tác và hợp tác với Thái Lan, ngưng các chuyến thăm nước này. Họ yêu cầu các nước thành viên xem xét các quan hệ hợp tác quân sự song phương với Thái Lan. Úc cũng hạ mức hợp tác quân sự, hạn chế khả năng nhập cảnh Úc của một số lãnh đạo cuộc đảo chính.
Theo Một Thế Giới
Quan sát viên Mỹ công nhận chiến thắng của ông Assad là hợp pháp Các quan sát viên Mỹ mô tả cuộc bầu cử tại Syria thành công, tự do và minh bạch. Các thành viên thuộc phái bộ quan sát độc lập của Mỹ, vốn tham gia giám sát cuộc bầu cử Tổng thống Syria hôm 3/6 vừa qua đánh giá rằng, chiến thắng của đương kim Tổng thống nước này Bashar al-Assad là hợp pháp...