Pakistan giao cảng chiến lược cho Trung Quốc
Pakistan và Trung Quốc hôm 18/2 ký thỏa thuận chuyển giao quyền quản lý hoạt động cảng chiến lược Gwadar cho Công ty điều hành cảng hải ngoại Trung Quốc (OPHL).
Vị trí cảng chiến lược Gwadar. Đồ họa: Opinion-maker
Theo PTI, việc tiếp nhận cảng Gwadar thể tạo điều kiện cho Bắc Kinh thiết lập một căn cứ hải quân tiềm tàng trên Biển Arab và gây ra mối quan ngại an ninh nghiêm trọng cho Ấn Độ.
Trong bài phát biểu được truyền hình trực tiếp, Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari thông báo: “Hợp đồng điều hành cảng Gwadar đã chính thức được trao cho Trung Quốc”. Ông Zardari cho rằng việc này mở ra những cơ hội mới và tạo ra những động lực mới cho quan hệ Pakistan – Trung Quốc, đồng thời gắn hợp tác chính trị song phương với hợp tác kinh tế.
Theo thoả thuận, cảng chiến lược nước sâu Gwadar vẫn là tài sản của Pakistan song công ty OPHL được chia sẻ lợi nhuận từ việc điều hành hoạt động của cảng.
Việc chuyển giao công việc điều hành cảng Gwadar cho Trung Quốc cho thấy mối quan hệ ngày càng bền chặt giữa hai nước và sự tin trưởng của Pakistan vào năng lực của Trung Quốc trong các dự án cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Phát triển hành lang thương mại nối Khu tự trị Tân Cương (Trung Quốc) tới Trung Đông đi qua cảng Gwadar sẽ đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước và trong khu vực.
Gwadar có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc vì khoảng 60% lượng dầu thô Bắc Kinh nhập khẩu từ các nước Vùng Vịnh đi qua khu vực gần cảng Gwadar.
Ngoài ra, theo giới chuyên gia, thỏa thuận trên sẽ giúp Trung Quốc rút ngắn hàng nghìn km quãng đường vận chuyển dầu khí mà nước này nhập từ Châu Phi và Trung Đông.
Theo VNE
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới "về hưu"
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới đã được làm lễ "về hưu" vào ngày thứ bảy vừa qua, khiến số tàu sân bay của Mỹ tạm thời giảm xuống 10 chiếc cho đến năm 2015.
Enterprise trong lễ "về hưu" hôm thứ bảy vừa qua.
Tàu USS Enterprise đã chấm dứt 51 năm "sự nghiệp" lẫy lừng của mình trong buổi lễ tại cảng "quê nhà" ở Căn cứ hải quân Norfolk. Hàng ngàn cựu quân nhân, nhà đóng tàu và gia đình họ đã xếp hàng dài trên cầu tàu để tạm biệt một trong những chiếc tàu được trang hoàng đẹp nhất trong Hải quân Mỹ.
"Đây sẽ là một kỷ niệm đặc biệt. Chuyến đi ngày hôm qua đã đánh dấu 20 năm qua trong cuộc đời tôi. Tôi nhớ Enterprise mãi khi bước chân xuống khỏi nó", Kirk McDonnell, một kỹ sư điện trên tàu từ năm 1983-1987 cho biết.
Enterprise là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của thế giới.
Tại thời điểm được xây dựng, Enterprise là tàu lớn nhất thế giới, được "thừa hưởng" biệt danh "Big E" từ một tàu sân bay nổi tiếng trong Thế chiến II. Tàu không mang những thùng nhiên liệu thông thường để vận hành, khiến nó có thể chở được số nhiên liệu cũng như đạn dược cho máy bay gấp đôi các tàu sân bay thông thường vào thời điểm đó. Sử dụng các lò phản ứng hạt nhân cũng cho phép tàu đạt được kỷ lục về tốc độ cũng như thời gian ở trên biển mà không phải tái tiếp nhiên liệu.
"Năng lượng hạt nhân đã thay đổi mọi thứ", đô đốc John Richardson, giám đốc phụ trách các lò phản ứng của hải quân Mỹ cho hay.
Hiện nay các tàu sân bay khác trong hạm đội tàu sân bay của Mỹ đều chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng với 2 lò phản ứng chứ không phải là 8 lò như Enterprise. Enterprise là tàu sân bay duy nhất thuộc lớp tàu này được xây dựng.
Tàu Enterprise đã có 51 năm phục vụ.
Enterprise mới đầu được thiết kế với tuổi thọ 25 năm, nhưng đã trải qua nhiều cuộc nâng cấp để kéo dài tuổi thọ, khiến nó trở thành tàu chiến hoạt động lâu nhất trong hạm đội tàu của Mỹ.
Enterprise đã phục vụ trong mọi cuộc chiến lớn kể từ khi tham gia trong Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Enterprise đã trở về Virginia sau một cuộc triển khai định kỳ khi xảy ra vụ tấn công 11/9/2001. Ngay sau khi thuyền trưởng tàu thấy vụ tấn công, ông đã cho tàu quay đầu mà công cần chờ mệnh lệnh, hướng về tây nam Á và tại đây sau đó tàu đã phóng một số loạt đạn trong những đợt tấn công đầu tiên vào Afghanistan. Và Enterprise đã ở lại khu vực này kể từ đó.
Thay thế Enterprise sẽ là tàu Gerald R. Ford, tàu đầu tiên trong lớp tàu sân bay mới được phát triển, nhưng sẽ phải mất hơn 7 năm nữa mới có thể gia nhập hạm đội tàu sân bay Mỹ. Như vậy hải quân Mỹ tạm thời bị cắt giảm "nhân sự" tàu sân bay xuống còn 10 chiếc.
Trong khi đó, mặc dù Enterprise đã được về hưu, nhưng phải mất nhiều năm nữa tàu được "vô hiệu hóa hoàn toàn". Đầu tiên nhiên liệu hạt nhân trên tàu phải được dỡ bỏ, cuối cùng tàu sẽ được đưa về Washington để tháo rời thành phế liệu.
Theo Dantri
Iran lập căn cứ mới tại 'eo biển nóng' Lực lượng Vệ binh Cộng hòa Hồi giáo (IRGC) của Iran vừa thiết lập một căn cứ hải quân mới tại eo biển Hormuz, cửa ngõ của tuyến đường vận chuyển khoảng 25% tổng lượng dầu thô trên thế giới. Binh sĩ và tàu ngầm Iran trong một hoạt động diễn tập. Ảnh minh họa: AFP Hãng tin Fars của Iran cho biết...