Pakistan bắt giữ nhiều đối tượng liên quan vụ chìm tàu ngoài khơi Hy Lạp
Ngày 18/6, nhà chức trách Pakistan đã bắt giữ 10 người với cáo buộc buôn người liên quan tới vụ chìm tàu chở người di cư ở ngoài khơi Hy Lạp mới đây, khiến ít nhất 78 người thiệt mạng.
Tàu chở người di cư trên vùng biển ngoài khơi Hy Lạp, ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, truyền thông địa phương cho biết có tới 300 người Pakistan thiệt mạng sau khi một tàu đánh cá gỉ sét bị chìm gần bán đảo Peloponnese của Hy Lạp ngày 14/6 vừa qua.
Lực lượng an ninh cho biết 9 người đã bị giam giữ ở vùng Kashmir do Pakistan quản lý – nơi có phần lớn các nạn nhân – và một người ở Gujrat – một thành phố từ lâu đã trở thành “bàn đạp” cho người di cư. Những đối tượng này hiện đang bị điều tra vì có liên quan đến việc đưa người di cư lên tàu tới Hy Lạp.
Tổ chức Di cư Quốc tế và Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc cho biết có khoảng 400 đến 750 người được cho là ở trên thuyền vào thời điểm gặp nạn. Ngày 17/6, Bộ Ngoại giao Pakistan thông báo 12 công dân đã sống sót, nhưng không có thông tin về số người trên thuyền.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã tuyên bố quốc tang vào ngày 19/2 và ra lệnh trấn áp ngay lập tức các đối tượng tham gia đường dây buôn người với cam kết về “các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc”.
Mỗi năm có hàng nghìn thanh niên Pakistan dấn thân vào những chuyến hành trình đầy nguy hiểm, tìm đường vào châu Âu một cách bất hợp pháp với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Họ chủ yếu đến từ tỉnh miền Đông Punjab và miền Tây Bắc Khyber Pakhtunkhwa, thường sử dụng tuyến đường đi qua Iran, Libya, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để vào châu Âu.
Số người vượt biên qua Trung Địa Trung Hải đến EU tăng kỷ lục
Ngày 16/6, Frontex - cơ quan bảo vệ biên giới và bờ biển của Liên minh châu Âu (EU) - cho biết trong 5 tháng đầu năm nay, số người di cư vượt biên qua Trung Địa Trung Hải đến châu Âu đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tàu chở người di cư trên vùng biển ngoài khơi Hy Lạp, ngày 14/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Frontex, trong thời gian nói trên, hơn 50.300 người di cư đã vượt biên qua tuyến đường Trung Địa Trung Hải để vào EU - là con số cao nhất kể từ năm 2017. Cơ quan này cho biết Đông Địa Trung Hải vẫn là tuyến đường di cư chính vào EU, chiếm gần 50% số người nhập cảnh bất hợp pháp vào khu vực kể từ đầu năm đến nay.
Trong khi đó, tổng số người di cư tìm cách vào các quốc gia EU qua các tuyến đường là 102.000 lượt, tăng 12% so với một năm trước.
Cũng theo Frontex, ngoại trừ tuyến đường qua Trung Địa Trung Hải, các tuyến di cư khác vào EU như Tây Balkan, Tây Địa Trung Hải và Tây Phi đều ghi nhận số lượt người di cư giảm so với cùng kỳ năm ngoái, với lần lượt 25%, 6% và 47%. Sự sụt giảm chủ yếu do thời tiết xấu kéo dài, không thuận lợi để vượt biển.
Ấn Độ, Pakistan sẵn sàng đối phó với bão Biparjoy Cơ quan Khí tượng Ấn Độ (IMD) cho biết, đến rạng sáng 15/6, tâm bão Biparjoy được xác định cách cảng Jakhau của Gujarat 180km và ngoài khơi Karachi của Pakistan 270km và dự kiến đổ bộ vào tối cùng ngày. Tàu thuyền neo vào bờ tránh bão Biparjoy tại tỉnh Sindh, Pakistan ngày 13/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN IMD cho biết cường độ cơn...