Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí đường bộ
Ngày 2/1, ôtô xếp hàng dài tại nhiều trạm đăng kiểm ở Hà Nội khiến giao thông lộn xộn, ùn ứ… Trong ngày đầu đã có 3.700 xe đăng kiểm, nộp hơn 7 tỷ đồng và Quỹ bảo trì đường bộ.
Ôtô xếp hàng chờ đăng kiểm, đóng phí bảo trì đường bộ tại trạm đăng kiểm Ngọc Khánh: Ảnh: Bá Đô.
Ngày 2/1, 105 trạm đăng kiểm trên cả nước bắt đầu thực hiện kiểm định và thu phí bảo trì đường bộ đối với ôtô. Ngay từ đầu giờ sáng, hàng chục ôtô đã xếp hàng dài tại trạm đăng kiểm Ngọc Khánh, Kim Mã (Hà Nội) để chờ đến lượt.
Ông Hoàng Xuân Thảo, Phó trạm đăng kiểm 29.03S (Ngọc Khánh) cho biết, đã có 70 xe tới kiểm định và nộp phí sử dụng phương tiện, nhưng chủ yếu tập là xe của các cơ quan và doanh nghiệp, rất ít xe cá nhân. Hầu hết chủ phương tiện đều không thắc mắc về mức thu phí bảo trì đường bộ.
“Đã có những doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đóng phí bảo trì đường bộ 30 tháng, còn với xe cá nhân đa phần đóng theo quý và từng năm”, ông Thảo nói.
Tương tự, lượng xe đến các trung tâm ở TP HCM cũng khá cao. Trung tâm đăng kiểm cơ giới 50-03S (quận Thủ Đức) có vài chục xe đến đăng kiểm và chờ nộp phí. Nhưng không ít người khi đưa xe đến kiểm định mới được thông báo thu phí bảo trì đường bộ nên đành hẹn “để lần sau” vì không mang đủ tiền.
Tại Trung tâm đăng kiểm ở quận 7, 9 cũng ít người đến nộp phí bảo trì đường bộ. Riêng trung tâm đăng kiểm ở quận 11, số lượng xe đến đăng kiểm và đóng phí đông hơn. Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 50-02S (quận 11) Nguyễn Quốc Hùng cho biết, trong buổi sáng đã thu phí 92 xe du lịch và xe tải nhẹ.
Video đang HOT
Người dân đến đăng kiểm và nộp phí bảo trì đường bộ sáng 2/1 tại TP HCM. Ảnh: H.C.
Theo quy định, sau khi kiểm định xe xong, chủ phương tiện mới chuyển sang làm thủ tục nộp phí bảo trì đường bộ. Làm thủ tục nộp phí xong, nhân viên trạm đăng kiểm sẽ dán hai tem hình tròn màu vàng (tem kiểm định) và màu xanh (tem nộp phí bảo trì đường bộ) lên kính trước xe.
“Ngày đầu tiên trung tâm tổ chức thu phí bảo trì đường bộ nên có phần lúng túng, nhân viên phải giải thích, hướng dẫn từng người khi họ đến kiểm định xe. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều thì việc thu phí đã ổn định và nhanh hơn”, một cán bộ trung tâm đăng kiểm ở quận Thủ Đức cho biết.
Trong khi việc thu phí đối với ôtô diễn ra khá thuận lợi thì đến thời điểm này việc thu phí môtô, xe gắn máy vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Quan trọng nhất vẫn là mức thu cụ thể đối với từng loại xe chưa được HĐND các tỉnh, thành phố quyết định. Nhiều địa phương vẫn chưa được hướng dẫn thu phí phương tiện này.
Xe đủ tiêu chuẩn đăng kiểm được cấp hai tem, tem màu xanh ghi thời hạn đóng phí bảo trì đường bộ. Ảnh: Bá Đô.
Theo Ông Nguyễn Hữu Trí, Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã ban hành 2 hướng dẫn thu phí bảo trì đường bộ, làm phần mềm thu phí, tập huấn cho cán bộ, triển khai theo đúng Nghị định và Thông tư về phí bảo trì đường bộ. Các xe vào kiểm định được tính phí, thu phí và phát biên lai, dán tem trên kính xe. Thời gian đăng kiểm và nộp phí của mỗi xe từ 20 đến 40 phút.
“Sáng 2/1, một số trạm đăng kiểm ở trung tâm Hà Nội bị ùn tắc 2 tiếng do lượng xe đến đông sau 4 ngày nghỉ và cán bộ có thể lúng túng khi bắt đầu tính phí bảo trì trong ngày đầu. Ngoài ra, một số chủ xe chưa đến ngày đăng kiểm mà vẫn mang xe đi đăng kiểm và nộp phí vì sợ bị phạt”, ông Trí nói và cho hay, đến chiều cùng ngày các trạm thu phí trên cả nước đã thu được hơn 7 tỷ đồng.
Năm nay, kế hoạch thu phí bảo trì đường bộ đối với ôtô là 4.000 tỷ đồng.
Quy trình thu phí: Chủ phương tiện khai vào tờ phiếu cung cấp thông tin, với những xe đã qua kiểm định đạt yêu cầu sẽ được nhân viên thu phí tính phí kiểm định, in tờ khai chi phí phương tiện, xác nhận lại tờ khai nếu đã đạt yêu cầu, chủ phương tiện nộp phí và chờ dán tem đóng phí đường bộ.
Chủ xe đóng phí theo chu kỳ đăng kiểm tại cơ quan đăng kiểm. Ôtô có chu kỳ đăng kiểm trên 1 năm (18, 24 và 30 tháng) phải nộp phí sử dụng đường bộ theo từng năm (12 tháng) hoặc nộp cho cả chu kỳ đăng kiểm 18, 24 và 30 tháng, cơ quan đăng kiểm cấp Tem nộp phí sử dụng đường bộ tương ứng với thời gian đăng kiểm.
Đối với xe máy, mức đóng phí đường bộ 50.000 đồng/năm được áp với xe dưới 100 cm3 xe có dung tích trên 100 cm3 phải đóng phí 100.000 – 150.000 đồng. Chủ xe máy nộp phí thông qua UBND xã, phường, thị trấn.
Theo VNE
Ùn ứ trong ngày đầu thu phí bảo trì đường bộ
Nhiều người phải chờ hơn nửa tiếng để nộp phí, có người phải quay về lấy tiền vì không biết quy định thu phí.
Do ngày 1/1 trùng ngày nghỉ Tết Dương lịch nên đến hôm nay (2/1), các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) xe cơ giới mới chính thức thu phí.
Hơn 8h sáng, tại TTĐK xe cơ giới 50-03S ở quận Thủ Đức (TP HCM), TTĐK 50-04V (quận 9) và TTĐK 50-02S (quận 11), hàng chục ôtô đậu kín đường dẫn vào trạm đăng kiểm.
Cảnh ùn tắc nặng nề nhất là ở TTĐK cơ giới 50-07V (quận 12), nhiều người phải chờ 30 - 40 phút mới tới lượt nộp phí do chỉ có 1 máy tính để làm thủ tục.
Tại TTĐK 50-03S sáng 2/1
Trong ngày đầu thu phí bảo trì đường bộ, nhiều người không biết việc thu phí nên phải quay xe về vì không mang đủ tiền.
Giám đốc các TTĐK xe cơ giới cho biết, do ngày đầu thu phí, người dân còn bỡ ngỡ khiến nhân viên thu phí phải hướng dẫn, giải thích nên mất nhiều thời gian.
Tại Hà Nội, trong hôm nay, nhiều người đã chủ động đưa xe đến nộp phí bảo trì đường bộ trước kỳ kiểm định.
Do không lường được tình huống này nên một số TTĐK bị ùn ứ trong buổi sáng.
Tuy nhiên, đến buổi chiều, tình trạng ùn ứ được giải quyết khi các trung tâm tách riêng những xe chưa đến kỳ kiểm định để làm thủ tục đóng phí, dán tem riêng.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, cho biết, đến đầu giờ chiều 2/1, hơn 100 TTĐK trên cả nước đã thu được 7,032 tỷ đồng tiền phí bảo trì đường bộ.
Theo Tinngan
Thu phí xe máy 1/1/2013: Nhiều địa phương không biết? Không đầy 20 ngày nữa việc thu phí bảo trì đường bộ có hiệu lực (từ 1/1/2013). Theo các chuyên gia: Hà Nội hiện có hơn 4,4 triệu xe máy, từ 1/1 Thủ đô chưa thể thu phí bảo trì đường bộ. Ảnh: Trọng Đảng. Tuy nhiên đến lúc này, nhiều phường xã ở Hà Nội (được giao thu phí xe máy) vẫn...