Ôtô tông chết nhân viên phà rồi lao xuống sông Vàm Nao
Khi phà Thuận Giang (An Giang) chuẩn bị cập bến, ôtô 7 chỗ bất ngờ lao lên tông chết nhân viên phà và một người khác bị thương rồi lao xuống sông.
Vợ chồng tài xế thoát khỏi ôtô. Ảnh: Nguyễn Hào.
Ông Châu Hồng Ân (56 tuổi) lái ôtô chở vợ xuống phà Thuận Giang, từ huyện Phú Tân qua huyện Chợ Mới (An Giang), sáng 1/6.
Khi phà còn cách bến vài chục mét, nhân viên Trần Minh Phương (32 tuổi) mở khóa dây để xe chuẩn bị lên xuống phà, bất ngờ bị ôtô của ông Ân lao lên tông trực diện, tử vong ngay sau đó.
Ôtô tiếp tục phóng tới tông thêm một người đàn ông đi bộ làm nạn nhân bị thương, rồi lao thẳng xuống sông.
“Hai vợ chồng người đi ôtô kịp tung cửa thoát ra ngoài, bám trên đầu ôtô lúc còn nổi trên mặt nước”, cảnh sát nói và cho biết họ được những người trên phà quăng phao cứu hộ nên may mắn thoát nạn.
Hơn 6 giờ sau vụ tai nạn, ôtô vẫn chưa được trục vớt lên bờ, do nước dưới sông Vàm Nao đang chảy xiết.
Công an huyện Chợ Mới đang làm việc với vợ chồng tài xế, để điều tra nguyên nhân.
Kim Thoa
Video đang HOT
Theo VNE
Mệnh lệnh "miệng" khẩn cấp của Phó Chủ tịch cứu hàng trăm người dân Vàm Nao
Do tình thế nguy cấp đến tính mạng người dân bất cứ lúc nào, lãnh đạo huyện Chợ Mới lệnh miệng yêu cầu công an, quân đội hỗ trợ di dời 14 hộ dân khẩn cấp trong đêm trước khi có văn bản truyền đạt chính thức.
14 hộ dân có nhà bị sụt xuống sông Vàm Nao
Giây phút quyết định di dời dân khẩn cấp
Trưa 26/4, chia sẻ với Báo Infonet, ông Vũ Minh Thao, phó chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (An Giang) - người trực tiếp đôn đốc các lực lượng chức năng giúp dân suốt những ngày qua cho biết: "14 hộ dân có nhà sụt xuống sông, mất hết rồi. May mắn, tính mạng người dân được an toàn, nhiều tài sản trong nhà kịp thời di dời đi".
Ông Thao thông tin thêm, hiện tại 107 hộ dân trong diện di dời cùng 1 nhà máy đã được bố trí, sắp xếp nơi ở tạm thời và bước đầu ổn định cuộc sống. Cụ thể, về 14 hộ dân bị nhà sụt xuống sông, huyện Chợ Mới đã bố trí, bàn giao 14 nền đất cho người dân, ưu tiên cho các hộ khó khăn xây cất nhà trước.
Về hơn 90 hộ dân trong diện sạt lở đã giải tỏa, phía tỉnh đã chỉ đạo huyện xây dựng cụm dân cư, tránh sạt lở với diện tích gần 5ha. "Giờ khu tái định cư mới đã xong mặt bằng với trên 200 nền nhà. Việc khởi công xây dựng và sẽ sớm hoàn thành để bàn giao cho người dân, sớm ổn định việc nhà cửa", vị Phó chủ tịch huyện khẳng định.
Nhắc về câu chuyện 14 hộ dân được di dời kịp thời trước khi xảy ra sự cố, ông Vũ Minh Thao cho biết: "17h chiều 20/4, tôi tiếp nhận thông tin từ UBND xã Mỹ Hội Đông về vết nứt tại sông Vàm Nao. Tin này được nhiều người dân báo lên ủy ban xã, trong đó có ông Nguyễn Văn Bé (67 tuổi), được cho là người phát hiện vứt nứt đầu tiên tại sông Vàm Nao".
Theo đó, chiều cùng ngày, ông Bé xuống sông tắm như thường lệ thì phát hiện nước mép sông và lòng sông thay đổi. Bình thường, mép sâu chỉ sâu chừng gần 1m nhưng giờ người đàn ông 67 tuổi ngụp lặn xuống cũng không thấy đáy.
Nghi ngờ có sự chẳng lành, ông Bé vội chạy lên bờ thì phát hiện vết nứt chạy dài. Vụ việc được ông Bé báo lên chính quyền xã. Xã báo cho huyện.
Trực tiếp nhận tin xong, ông Vũ Minh Thao điện thoại cho lực lượng công an, quân sự và nông nghiệp... Tối cùng ngày (20/4), vị Phó chủ tịch huyện cùng với lãnh đạo lực lượng công an, quân đội và các ban ngành trong huyện trực tiếp khảo sát tại hiện trường.
Tại đây, ông Thao đã kiểm tra các vết nứt. "Ngoài đường, chỉ phát hiện vết nứt bằng ngón tay thôi nhưng khi vào trong 1 số nhà dân thì chúng tôi thấy các vết nứt ngang nhà. Sau khi hội ý với lãnh đạo phía công an, quân sự, tài nguyên và môi trường.. chúng tôi thống nhất, vết nứt có khả năng sụp liền và quyết định di dời dân ngay. Do tình huống gấp quá, chúng tôi di dời trước rồi báo lên lãnh đạo tỉnh sau vào cuối ngày 20/4", ông Thao cho hay.
Đánh giá các vết gãy, nứt nghiêm trọng, ông Thao báo cáo lên ủy ban nhân dân tỉnh và tỉnh ủy An Giang đồng thời, ông chỉ đạo các anh em huyện đội, công an và UBND các xã lân cận huy động lực lượng, hỗ trợ người dân.
"Ngay trong tối 20/4, tôi chỉ đạo, lệnh miệng yêu cầu hỗ trợ, di dời dân khẩn cấp ngay trong đêm tối, vì vụ việc cấp bách, ưu tiên di dời dân và tài sản trước hết. 150 người của lực lượng công an, quân đội huyện được huy động tới hiện trường tham gia phong tỏa, hỗ trợ người dân di dời", ông Thao nói.
Đêm 20 và rạng sáng 21/4, việc vận động, thuyết phục người dân di dời và di chuyển tài sản được triển khai trắng đêm. Nhiều hộ dân và tài sản được di chuyển tới nơi an toàn.
Trong suốt quá trình di dời, lực lượng chức năng đã được trực tiếp nhiều người dân và 1 doanh nghiệp hỗ trợ 7 chiếc xe chở hàng. "Người đem nước, cháo tới nấu tới hiện trường, nhiều người có công lắm, một số doanh nghiệp đem xe chở hàng cho dân khoảng 7-8 xe", ông Thao xúc động chia sẻ.
Tuy nhiên, việc di dời gặp không ít khó khăn là 2 hộ dân không chịu dời khỏi nơi ở.
Theo ông Thao, lúc đó người dân còn chủ quan, họ nói nhà kiên cố, không thể sụp được, buộc các lực lượng phải vừa yêu cầu sơ tán vừa khuân vác tài sản của họ ra khỏi nhà.
20 phút sau thì nhà sụp xuống sông
23h tối 20/4, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lâm Quang Thi nhận được tin báo của huyện về vết nứt và di dời dân trong đêm.
Tức tốc, sáng 21/4, vị Phó chủ tịch tỉnh đã cùng lãnh đạo các ban ngành xuống khảo sát hiện trường và chỉ đạo xử lý sự cố trên. Một mặt, ông Lâm Quang Thi trực tiếp kiểm tra các vết nứt tại hiện trường, mặt khác ông chỉ đạo Sở tài nguyên và môi trường thực hiện gấp việc quan trắc lòng sông.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi trao tiền hỗ trợ cho người dân (Ảnh báo An Giang)
"Từ kết quả của việc quan trắc, có 1 hố sâu 42m, dài 380m, rộng 120m tạo ra nơi dòng xoáy tại điểm giao nhau giữa sông Hậu và sông Vàm Nao, có biểu hiện tiến về khu vực dân cư trung tâm xã Mỹ Hội Đông. Tình thế cấp quá, tôi chỉ đạo vậy chứ chưa có văn bản", ông Lâm Quang Thi nói về tình hình lúc đó.
Vị phó chủ tịch tỉnh cho biết, khu vực xảy ra vết nứt là khu chợ có mật độ dân cư đông, mật độ giao thông lớn, là con đường liên xã từ Kiến An với Mỹ Hội Đông đi qua Nhơn Mỹ để ra Long Xuyên. Vì vậy, tình thế lúc đó rất nguy cấp và nghiêm trọng.
Các lực lượng Công an, chức năng tỉnh An Giang được huy động xuống hỗ trợ người dân tại hiện trường. Chiều 21/4, việc di dời các hộ dân tới nơi an toàn đã gần xong. Tuy nhiên, còn 2 hộ dân vẫn chủ quan, mắc võng ngủ trong nhà buộc lực lượng chức năng phải vận động và yêu cầu di dời.
"Đến sáng 22/4, UBND tỉnh ban bố tình trạng khẩn cấp và lên sẵn các phương án, xử lý các tình huống khẩn cấp, khi mà có biến xảy ra. Các lực lượng Công an sẽ làm gì, quân sự cũng vậy, các lực lượng khác cũng được phân công cụ thể trong từng tình huống xảy ra", vị Phó chủ tịch tỉnh thông tin.
Khoảng 9h20' sáng cùng ngày, khi người dân cuối cùng rời khỏi nhà trong diện buộc phải di dời được 20 phút thì toàn bộ nhà của 14 hộ dân đã lần lượt bị sụt, trôi xuống sông nhưng tính mạng người dân an toàn và nhiều tài sản đã được di chuyển đi nơi khác.
(Theo Infonet)
An Giang xuất hiện điểm sạt lở báo động cách Vàm Nao 10 km Vết nứt dọc bờ sông kéo dài hơn 200 m, cách điểm sạt lở sông Vàm Nao 10 km, đe doạ cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch của hơn 18.000 dân. Tuyến đường liên xã Kiến Thành - Kiến An cặp sông Ông Chưởng ở huyện Chợ Mới xuất hiện vết nứt kéo dài hơn 200 m, có nguy cơ sạt lở...